Thực phẩm “bẩn” cướp đi sinh mạng của 2 triệu người mỗi năm
Hôm nay (7/4) là Ngày sức khỏe thế giới. Trước thực trạng các bệnh do thực phẩm không an toàn lấy đi sinh mạng của khoảng 2 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam chọn chủ đề An toàn thực phẩm trong Ngày sức khỏe Thế giới năm nay.
Thực phẩm không an toàn là nguyên nhân của hơn 200 bệnh
Lễ kỷ niệm Ngày sức khỏe thế giới tổ chức sáng nay 7/4 tại Hà Nội là dịp để Tổ chức Y tế Thế giới hoan nghênh Chính phủ Việt Nam về cam kết cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm; đồng thời, thúc giục tất cả người tiêu dùng và các nhà sản xuất hãy tuân thủ an toàn thực phẩm để bảo vệ sinh mạng và nâng cao sức khỏe của người dân.
Thực phẩm dễ nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây bệnh
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tất cả người tiêu dùng và nhà sản xuất trong chuỗi liên tục của thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn. Các nhà sản xuất, các nhà chế biến và người kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam cần phải chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của thực phẩm mà họ sản xuất và kinh doanh trong khi người tiêu dùng cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng và tuân thủ các thực hành tốt về an toàn thực phẩm.
Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh – từ tiêu chảy đến các bệnh mãn tính như ung thư. Thực phẩm không an toàn tạo ra một vòng luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng, đặc biệt là ảnh hưởng đến trẻ em và người già. Những căn bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra đã cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội, đặt gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, và gây tổn hại cho nền kinh tế, lĩnh vực du lịch và thương mại quốc gia.
Nhân Ngày sức khỏe thế giới năm nay với chủ đề An toàn thực phẩm, Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế nước ta đưa ra 5 thông điệp giúp thực phẩm an toàn hơn. Đó là giữ vệ sinh sạch sẽ – rửa sạch tay và giữ sạch sẽ bề mặt nơi chế biến thức ăn; Bảo quản riêng biệt thức ăn chín và thực phẩm sống;Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng; Giữ thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp; Sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi sống an toàn khi chuẩn bị thức ăn./.
Video đang HOT
Theo VOV
Mục sở thị thực phẩm bẩn ngày Tết
Thịt, cá, nội tạng và trái cây đều được bày bán sát đất, dưới chân hàng nghìn qua lại là tình trạng phổ biến tại mặt đường gần Trung tâm Thương mại TP Pleiku (Gia Lai).
Rạng sáng mấy ngày nay, khu vực phố Nguyễn Thiện Thuật cổng vào Trung tâm thương mại TP Pleiku (còn gọi là chợ Lớn), trở thành nơi xẻ thịt gia súc khiến mùi tanh hôi, máu và lông động vật vương vãi khắp nơi.
Khi trời sáng hẳn, khu vực này lại thành địa điểm buôn bán sầm uất với trái cây và thịt thà được bày ngay trên những tấm lót trải trên mặt đường, nơi có hàng nghìn người qua lại.
Ruồi, dây thun đầy bụi đất dính vào nội tạng
Bụi bặm mù mịt của hàng nghìn bước chân qua lại bám vào thịt, xương, nội tạng... Thậm chí, có những lúc, người bán sơ chế thịt, xương ngay dưới mặt đất.
Thực phẩm được bày bán ngay dưới mặt đường nơi đông người qua lại
Rác rưởi đầy đường
Một người dân ngao ngán bày tỏ: "Nhìn bẩn không thể chấp nhận được, vậy mà không hiểu tại sao họ lại được bày bán ngang nhiên ngày qua ngày được chứ. Bẩn như vậy giun sán không bám vào mới lạ. Có thể người dân không trực tiếp mua tại chợ, nhưng họ sẽ mua phải tại các hàng quán khi đã được chế biến".
Dưới đây là những hình ảnh mất vệ sinh an toàn thực phẩm ngày Tết:
Thiên Thư
Theo Dantri
Kết luận thanh tra vệ sinh thực phẩm tại Tân Hiệp Phát chỉ sau... 1 ngày Sau 1 ngày làm việc, Đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Bình Dương đã có kết luận đợt thanh tra đột xuất về vệ sinh thực phẩm tại Công ty Tân Hiệp Phát thay vì phải kéo dài 30 ngày như dự kiến trước đó. Kết luận đợt thanh tra đột xuất về vệ sinh thực phẩm tại Công ty Tân Hiệp Phát...