Thực phẩm Bắc dè dặt vào Nam đón Tết
Gần 15 tháng chạp âm lịch nhưng không khí mua bán ở nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm Bắc tại TP HCM vắng vẻ hơn hẳn mọi năm, giá cả dự báo khó biến động do sức mua thấp.
“Tết Nhâm Thìn, hàng hóa vận chuyển theo đường tàu mỗi lần 3 tấn thì hiện tại chỉ dám lấy 500 kg vì sợ ế, để lâu sẽ mốc nên bán đến đâu lấy hàng đến đó”, chị Hương, chủ cửa hàng thực phẩm Hà Nội, quận 1 than.
Ông Trần Văn Nhượng mấy ngày nay rảo quanh các cửa hàng chuyên bán thực phẩm Hà Nội thử bánh chưng, nếu ưng ý mới đặt mua số lượng lớn để dùng và biếu Tết. “Hương vị bánh Hà Nội rất đặc trưng. Phải là nếp cái hoa vàng vừa thơm vừa dẻo; đậu xanh để nguyên cả vỏ, ruột vàng, hạt nhỏ; lá dong phải chọn loại không già không non để có màu xanh tự nhiên đẹp mắt… Tất cả hòa quyện lại tạo nên chiếc bánh chưng xứ Bắc đậm đà và không thể thiếu trong 3 ngày Tết của những người sống xa thủ đô cả nghìn km”, ông tâm sự. Bánh chưng loại 1,2kg hiện có giá 120.000 đồng.
Nhưng năm nay, không phải khách nào cũng có ý định đặt bánh ngoài hàng. Nhiều gia đình không mua bánh làm sẵn mà tự chọn các nguyên liệu có gốc Bắc về nấu bánh. Do đó, nếp cái hoa vàng, nếp nương Điện Biên, Sơn La chất đầy trên kệ của nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm Hà Nội. Mỗi kg gạo nếp giá 40.000-50.000 đồng.
Đại diện một cửa hàng thực phẩm Bắc ở quận 3 cho hay, ngoài bánh truyền thống, một số người thích bánh chưng gấc nên cửa hàng chuẩn bị sẵn gấc nhiều hơn ngày thường. Giá một quả gấc 30.000-70.000 đồng.
Do lo ngại sức mua năm nay sẽ thấp nên hầu như cửa hàng nào cũng nhập hàng cầm chừng. Mấy hôm nay, chủ cửa hàng này chỉ đem về 30-50 hũ hành muối để dò thị trường, nếu bán chạy mới nhập thêm.
Bà Hạnh, quận 10, TP HCM cho hay, bà thường tự muối hành vì quen với khẩu vị miền Bắc. Củ hành Bắc tuy nhỏ nhưng chắc, có hương vị đậm đà, đặc trưng riêng.
Video đang HOT
Giò lụa là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Bắc. Giá giò hiện 170.000-180.000 đồng một kg, tương đương năm ngoái. Theo giới kinh doanh, giá năm nay khó biến động mạnh như các năm trước vì sức mua dự kiến ở mức thấp.
Hiện khối lượng miến từ Bắc vào Nam chưa tăng và thường phải sau 20 âm lịch, các cửa hàng mới nhập về nhiều. “Do đây là thức ăn khô, gần sát Tết người tiêu dùng mới mua đông. Ngoài ra, khác với các loại hàng hóa khác, nhiều người miền Nam cũng chuộng miến Bắc vì bảo quản được lâu, không bị vữa”, chủ cửa hàng trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh nói.
Mỗi bịch măng khô gốc Bắc 500 gram hiện có giá 87.000 đồng, là một trong những sản phẩm chủ lực được các cửa hàng thực phẩm Hà Nội ưu tiên bán trong dịp Tết.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, chủ cửa hàng thực phẩm Hà Nội trên đường Trần Quốc Toản chia sẻ, năm nay phật thủ là mặt hàng được người miền Bắc đặt hàng nhiều hơn so với mọi năm, với kỳ vọng mang lại phồn vinh cho gia chủ. Phật thủ có giá 350.000 đồng một quả.
Hiện các cửa hàng đã lên kế hoạch chuyển trái cây từ miền Bắc chuyển vào Nam. Khoảng 25 âm lịch trở đi, lượng hoa quả đổ về sẽ nhiều hơn.
Nhang cũng là mặt hàng tiêu thụ mạnh trong những ngày Tết. Nhiều người chọn nhang Bắc vì có mùi thơm từ trầm, gợi nhớ quê hương.
Theo VNE
Củ kiệu Tết ế ẩm
Kiệu bày bán khắp các chợ ở TP HCM cả tuần nay nhưng tiêu thụ chậm, dù giá bán vẫn giữ như năm ngoái, 25.000-30.000 đồng mỗi kg.
Anh Hưng, người bán kiệu tại chợ Văn Thánh (quận Bình Thạnh) chia sẻ: "Năm ngoái vào thời kiểm này mỗi ngày bán 1-2 tạ, còn năm nay chỉ bán 40-50 kg nên lãi 100.000-150.000 đồng một ngày, bằng một phần ba năm trước".
Bán kiệu tại chợ Cầu Muối (quận 1), chị Lan cho hay, mấy hôm nay, cả ngày mới bán khoảng 20 kg kiệu. Giá kiệu năm nay không tăng so với năm ngoái, nhưng sức mua giảm sút đáng kể.
Cô Quý, người bán tại khu vực Cầu Muối (quận 1) kỳ vọng sức mua sẽ khởi sắc hơn từ 13-15 âm lịch. Hiện mỗi kg kiệu khoảng 25.000-30.000 đồng.
Các chợ nhỏ lẻ tại TP HCM đa phần lấy kiệu từ chợ đầu mối Thủ Đức. Để chọn được hàng ngon, họ phải tranh thủ lấy từ sớm. Trong ảnh, 2 cô bé canh hàng giúp mẹ.
Trong lúc vắng khách, người bán tranh thủ ngồi cắt vỏ để phân thành nhóm riêng và bán với giá cao hơn. Giá kiệu đã ngâm tro và cắt sạch sẽ là 50.000 đồng mỗi kg.
2 loại được bán phổ biến nhất là kiệu Huế và kiệu Nha Trang. Theo các tiểu thương, chất lượng kiệu năm nay không có gì thay đổi so với mọi năm.
Kiệu Huế có đặc điểm củ màu tím nhạt, nhỏ, được người tiêu dùng chọn lựa nhiều nhất vì giòn và dễ ngấm gia vị, không hăng. Tuy nhiên, vì củ nhỏ nên công đoạn bóc vỏ hơi tỉ mỉ và lâu. Giá kiệu này 28.000 đồng mỗi kg.
Kiệu Nha Trang có lợi thế là củ to, dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, củ này ăn dai hơn và khó ngấm gia vị hơn, mùi hăng. Giá kiệu Nha Trang từ 28.000-30.000 đồng/kg.
Đây là những củ kiệu đã trải qua công đoạn trộn tro bếp rồi phơi nắng, rửa sạch, cắt bỏ rễ. Đang được bán với giá 50.000 đồng/kg. Theo các thương lái, loại này tiện và ít hao hụt hơn so với kiệu chưa bóc vỏ nên giá cao hơn. Kiệu đã qua sơ chế này được dân văn phòng mua nhiều.
Hành muối cũng là món không thể thiếu trong ngày Tết. Người miền Bắc thường muối chung hành và kiệu với nhau. Thông thường chọn hành để muối người ta thường chọn loại đều, chắc củ, không thối hỏng, bóc bỏ lớp vỏ già bên ngoài sẽ lộ ra thân củ màu trắng hoặc trắng hơi ngả tím. Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ , sử dụng củ hành trắng hay hành hương ăn ngon và thơm hơn hành tía nhưng hành tía lại mang lại màu sắc đẹp hơn cho đĩa dưa muối và độ giòn cao hơn. Giá hành tía hiện nay 25.000/kg. Hành này chủ yếu xuất xứ ở Bạc Liêu.
Tại siêu thị, kiệu, hành muối đã được đóng hộp sẵn chất đầy lên kệ hàng. Giới kinh doanh cho hay, loại này có chung một khẩu vị là chua chua, ngọt ngọt để dễ bán.
Tùy trọng lượng, mỗi hũ kiệu có giá 30.000-90.000 đồng.
Theo VNE
Kem "bẩn" vẫn sống vì... "nhờn" luật? Hàng ngày, người tiêu dùng Việt tiêu tốn nhiều tiền để mua kem với nhu cầu về chất lượng ngày càng đòi hỏi cao. Thế nhưng, tình trạng kem bẩn, kem nhái không phải là chuyện khó tìm. Nguy hại từ mói khoái khẩu "bẩn" Chị Thu Hằng, nhân viên văn phòng tại TPHCM đang có con học ở trường tiểu học Nguyễn...