Thực hư về chiều cao khác lạ của Khang Hi: Nhà truyền giáo người Pháp cũng phải ngưỡng mộ
Liệu chiều cao của Khang Hi có đúng như trên phim ảnh và sử sách miêu tả?
Trong các bộ phim cổ trang cũng như trong sử sách, các vị hoàng đế thường được mô tả là “đế vương chi tư, long phượng chi nghi”, có nghĩa là 1 người có tư thế và phong thái long phượng. Vì thế, hậu thế vẫn luôn hình dung là các vị hoàng đế không chỉ có gương mặt đẹp đẽ mà dáng dấp cũng vô cùng cao ráo, sang trọng. Nhưng sự thực có phải đúng như trên phim ảnh hay sách vở mô tả không?
Vào năm 1956, Định lăng của hoàng đế Vạn Lịch được khai quật, các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã khám nghiệm và nhận định rằng vị vua này khi còn sống bị gù lưng. Theo kết quả đo xương từ đỉnh đầu tới bàn chân trái, họ kết luận hoàng đế cao 1m64. Tuy nhiên, theo những ghi chép trong sử sách, Vạn Lịch vốn nổi tiếng với vẻ ngoài “long phượng” thì chiều cao thực tế của ông quả là thấp.
Trong 1 số ghi chép, hoàng đế Khang Hi được miêu tả có vẻ ngoài thấp bé. (Ảnh: Baidu)
Tuy nhiên, một số ghi chép lưu lại rằng chiều cao của một số vị hoàng đế nhà Thanh còn thấp hơn. Điển hình, hoàng đế nghìn năm có một là Khang Hi chỉ cao 1m58, Càn Long thậm chí chỉ cao 1m53. Từ những lời đồn này, nhiều người băn khoăn rằng chiều cao của các vị hoàng đế nhà Thanh, đặc biệt là Khang Hi là bao nhiêu?
Trong cuốn sách “Chân dung của hoàng đế Trung Hoa” do nhà truyền giáo người Pháp – Joachim Bouvet, người đã đến Trung Quốc vào năm Khang Hi thứ 26 đã mô tả hoàng đế như sau: “Hoàng đế Khang Hi năm 44 tuổi và ông đã ngự trên ngai vàng được 36 năm rồi. Khang Hi có tướng mạo oai phong lẫm liệt, vóc người cao lớn, phong thái phi thường, đôi mắt sắc lạnh, chóp mũi hơi tròn. Mặc dù trên mặt có nhiều nốt sẹo do đậu mùa để lại nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới vẻ ngoài đẹp mắt của ông ấy cả.”
Các nhà khảo cổ đã dựa trên quần áo của Khang Hi và xác nhận rằng ông thực tế cao khoảng 1m75. (Ảnh: Baidu)
Theo những gì Joachim Bouvet miêu tả, Khang Hi rất cao. Chiều cao của Joachim Bouvet là hơn 1m70, do đó, một số nhà khảo cổ đã suy đoán rằng Khang Hi tối thiểu phải cao 1m80. Thế nhưng, sự khác biệt giữa 1m8 và 1m58 là rất lớn, vậy đâu mới là chiều cao thực sự của hoàng đế Khang Hi?
Rất may, các nhà khảo cổ đã tìm được những bộ quần áo của hoàng đế Khang Hi vẫn còn đang được lưu giữ tại bảo tàng Cố Cung. Sau khi tiến hành đo những bộ quần áo này, họ có thể tính toán sơ bộ chiều cao của Khang Hi là khoảng 1m75. Qua những thông tin này có thể thấy rằng, những ghi chép lịch sử không phải lúc nào cũng đúng. Để xác minh tính chính xác, chúng ta cần dựa trên tư liệu và bằng chứng đáng tin cậy.
Trộm mộ tàn phá lăng Khang Hi, khi vào kiểm tra, chuyên gia hét lớn: Đóng ngay cửa lại!
Mang cả hậu cung an táng trong cùng một lăng mộ, có lẽ hoàng đế Khang Hi cũng không thể ngờ sau hơn 200 năm có thể gặp phải thảm cảnh này.
Sau khi lên ngôi, hầu hết các hoàng đế đều tiến hành xây dựng lăng mộ, trước tiên là tìm được một vị trí có phong thủy tốt để yên nghỉ khi qua đời. Đây là một việc quan trọng không những để mang lại phúc cho con cháu sau này mà còn là để bản thân sau khi qua đời được 'an toàn'.
Sau khi băng hà, hoàng đế sẽ được an táng trong lăng mộ đã chọn, đồng thời còn là nơi các phi tần được hoàng đế yêu thích được chôn cất.
Vào thời nhà Thanh, gia tộc có người thân được chôn cất trong lăng mộ cùng hoàng đế là một niềm vinh dự lớn. Khang Hi đã được chôn cất cùng 47 vị phi tần. Nhưng trong quá trình khám phá, vì sao các nhà khảo cổ học lại nhanh chóng đóng cửa lăng mộ của hoàng đế Khang Hi lại?
Điểm khác biệt ở lăng mộ của Khang Hi
Khang Hi trị vì nhà Thanh trong 61 năm. Ông lên ngôi từ năm 8 tuổi và nắm quyền năm 14 tuổi. Vị hoàng đế tài ba của nhà Thanh đã có nhiều thành tựu trong suốt cuộc đời lừng lẫy của mình. Sau khi trị vì đất nước trong 15 năm, Khang Hi đã xây lăng mộ cho bản thân, gọi là "Cảnh Lăng".
Cảnh Lăng là nơi yên nghỉ của hoàng đế Khang Hi và 47 vị phi tần.
Điểm khác biệt giữa lăng mộ của Khang Hi và các vị hoàng đế khác là sau khi hoàn thành, "Cảnh Lăng" không đóng cửa, bỏ trống. Thay vào đó, hoàng đế Khang Hi cho chôn cất ba vị hoàng hậu chết trước ông an táng trong Cảnh Lăng. Sau khi Khang Hi qua đời, một vị hoàng hậu nữa của ông cũng được an táng trong lăng mộ này.
Có tất cả 47 vị phi tần của Khang Hi được an táng trong lăng mộ có hình bán nguyệt. Có thể nói, Khang Hi dường như đã mang cả hậu cung đồ sộ của mình vào trong lăng mộ này.
Lăng mộ của Khang Hi bị kẻ trộm tàn phá nặng nề
Tuy nhiên, vào năm 1945, khi những kẻ trộm mộ điên cuồng khai quật các di tích văn hóa, Cảnh Lăng cũng là một trong những lăng mộ 'xấu số' bị phá hủy.
Lăng mộ của hoàng đế Khang Hi bị kẻ trộm tấn công và tàn phá nặng nề.
Những kẻ trộm đã lấy đi những di vật trong Cảnh Lăng đồng thời tàn phá lăng mộ. Thậm chí, hài cốt của Khang Hi và các phi tần cũng bị bọn trộm mộ ném khắp nơi.
Sau khi bị tàn phá, cổng lăng mộ dưới lòng đất này vẫn mở toang cho đến bảy năm sau, khi những tổ chức giữ gìn di tích văn hóa được thành lập. Theo đó, khi các chuyên gia vào cuộc, chứng kiến thảm cảnh bên trong, họ đã lập tức quyết định phải đóng cửa Cảnh Lăng lại.
Mặc dù các vật phẩm, bảo vật đã bị lấy cắp nhưng để tránh bị phá hủy thêm, đóng cửa vĩnh viễn Cảnh Lăng lại là phương án cần thiết lúc bấy giờ.
Từ đó, cánh cổng của Cảnh Lăng không bao giờ được mở lại nữa.
Sau những năm 1990, những phần kiến trúc ở trên mặt đất của Cảnh Lăng mới được trùng tu.
Có lẽ, hoàng đế Khang Hi không thể ngờ rằng, nơi an giấc ngàn thu của ông cùng với những phi tần yêu thích trong cùng một lăng mộ đồ sộ lại trở thành mục tiêu hàng đầu của những kẻ trộm mộ cổ.
2000 năm trước ở Peru, người cổ đại đã có thể mổ hộp sọ mà không cần dùng thuốc mê hay kháng sinh Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân có thể lên tới 90%, cao gần gấp đôi so với thời kỳ Nội chiến Hoa Kỳ. Những năm đầu Công nguyên, trong khi thuật mổ sọ vẫn là một thứ gì đó gây khiếp đảm với nền y học cổ truyền Trung Hoa, phía bên kia địa cầu thuộc Nam Mỹ ngày nay, các "bác...