Thực hư tin đồn kem chống nắng có thể gây ung thư, ảnh hưởng nội tiết
Chuyên gia cho rằng, việc sử dụng kem chống nắng vẫn là biện pháp an toàn chống cháy nắng, đen da và ngăn ngừa lão hóa.
Những ngày gần đây, nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng các sản phẩm kem chống nắng xu hướng tăng. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, kem chống nắng có thể làm tăng nguy cơ ung thư và làm ảnh hưởng nội tiết.
Theo BS Hoàng Văn Tâm – Phó Trưởng Khoa Điều trị Nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, có nhiều loại kem chống nắng trong đó phổ biến nhất là loại chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Trong đó, kem chống nắng vật lý thường không hấp thu vào cơ thể, còn kem chống nắng hóa học thì ngược lại.
Đối với kem chống nắng vật lý, gần đây các nhà sản xuất hạt nano giúp hạn chế hiện tượng tán xạ của nguyên liệu và kẽm oxit. Cách làm này lại đem lại lo ngại về sự hấp thu toàn thân của chúng lên làn da.
Vài nghiên cứu gần đây cho thấy, dạng nano của nguyên liệu (TiO2) và kẽm oxit (ZnO) không xâm nhập hoặc xâm nhập không đáng kể qua làn da lành lặn.
BS Hoàng Văn Tâm – Phó Trưởng Khoa Điều trị Nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám cho bệnh nhân.
Còn kem chống nắng hoá học hầu hết chứa một hoặc nhiều thành phần khác nhau như avobenzone, oxybenzone, octocrylene, hoặc ecamsule (liều lượng 2mg/cm2 cho 75% diện tích cơ thể với 4/lần/ngày). Nồng độ các chất này đều vượt ngưỡng quy định 0,5 ng/ml.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có thực trạng hầu như mọi người không thoa đủ lượng kem chống nắng như khuyến cáo. Ngoài ra, diện tích da sử dụng và số lần sử dụng của mỗi người thường ít hơn so với thử nghiệm… và các chất chống nắng hóa học khác 4 loại trên hầu như không hấp thu toàn thân.
Theo BS Tâm, người ta ước tính rằng nếu 1 người bôi kem chống nắng có chứa avobenzone với hàm lượng 2mg/cm2 trên dện tích da toàn bộ cơ thể cần 35 năm để đạt được nồng độ gây bệnh như trên chuột.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sử dụng kem chống nắng có chứa oxybenzone không làm thay đổi đáng kể chức năng nội tiết, sinh sản hoặc tuyến giáp. Không chỉ có vậy, kể từ khi phát hiện ra oxybenzone từ năm 1978 đến này chưa có tác dụng phụ toàn thân nào được phát hiện ở người.
Do vậy, BS Tâm cho rằng, mặc dù các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trước đây chỉ ra một số nguyên liệu có hại được sử dụng trong kem chống nắng, nhưng hiện các nhà sản xuất đều không còn được sử dụng nữa.
Nói một cách khách, những thành phần chống nắng gây tác dụng phụ toàn thân được nghiên cứu đầy đủ và cấm dùng cho tới hiện tại.
“Vì thế việc sử dụng kem chống nắng vẫn là biện pháp an toàn, hiệu quả để tránh cho da bạn bị bỏng, đen và hơn hết là giảm được nguy cơ lão hoá da, ung thư da sau này”, BS Tâm khuyến cáo.
3 sai lầm thường gặp khi dùng kem chống nắng
Kem chống nắng được coi là "vật bất ly thân" trong mùa hè để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím có thể gây ung thư da. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng kem chống nắng không đúng sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang, Khoa Laser và Săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay kem chống nắng là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè đầy khắc nghiệt. Kem chống nắng nhằm bảo vệ cho làn da khỏi những tác hại cấp tính như cháy da, bỏng da hoặc tránh khỏi nguy cơ sạm da, rám má và ung thư da, tuy nhiên dùng kem chống nắng thể nào cho đúng và đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết.
Thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời (Ảnh minh họa).
Dưới đây là 3 sai lầm hay gặp nhất khi sử dụng kem chống nắng, mọi người hay mắc phải:
1. Bôi kem chống nắng quá ít
Về nguyên tắc, kem chống nắng phải dùng đủ thời gian ban ngày, tức từ khi có ánh sáng ban ngày đến lúc trời tối. Lý do, kể cả ban ngày chưa có nắng vẫn có tia UVA, làn da vẫn bị ảnh hưởng.
Mỗi ngày nên bôi kem chống nắng ít nhất hai lần, nếu được thì 3-4 lần. Số lần thoa nhiều hay ít có thể linh hoạt theo tình huống, tuy nhiên đảm bảo trên mặt luôn có một lớp kem chống nắng.
Nếu mặt giữ được lớp kem chống nắng lâu thì có thể giảm tần suất bôi. Trường hợp ra mồ hôi nhiều, sau mỗi hai giờ phải thoa kem lại. Làm sạch mặt (tẩy trang, rửa) trước khi bôi lại kem.
2. Chọn chỉ số chống nắng chưa phù hợp
Chỉ số chống nắng càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu. Khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao.
Chẳng hạn như đi biển mùa hè dùng kem chống nắng chỉ số SPF 50 , làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp cần SPF thấp hơn.
3. Bôi kem chống nắng kết hợp các sản phẩm khác không đúng quy trình
Bôi kem chống nắng kết hợp các sản phẩm khác như dưỡng da, dưỡng ẩm, kem nền... không đúng quy trình sẽ giảm tác dụng.
Hai tác dụng của kem chống nắng là chống nắng cơ chế vật lý, giống như một lớp vật liệu che phủ da; và cơ chế hóa học, tức tạo ra tương tác hóa học để thay đổi sự hấp thu, chuyển hóa các tia bức xạ đến da. Bôi kem chống nắng ngay sau khi dùng các sản phẩm chăm sóc da khác sẽ làm loãng kem hoặc thay đổi tính chất vật lý, hóa học, do đó giảm tác dụng.
Bác sĩ Trang phân tích mọi người nên bôi trực tiếp kem chống nắng lên da mặt. Nếu trước đó bôi dưỡng ẩm, phải để kem dưỡng ẩm có thời gian hấp thu vào trong da mới bôi kem chống nắng lên. Thông thường thời gian bôi các sản phẩm dưỡng da cách nhau ít nhất 15-20 phút.
Nên lựa chọn loại kem phù hợp vùng da, loại da (da nhờn, da khô, da nhạy cảm...). Bôi trước khi ra nắng ít nhất 20 phút. Mọi vùng da đều cần được bảo vệ, nhất là vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Da mặt thường được ưu tiên chăm sóc nhất. Nếu có điều kiện, bôi kem chống nắng cho cả vùng tay chân, thân.
Bảo vệ da có thể bị lão hóa và ung thư trong mùa hè Nhiều người nghĩ kính ô tô có khả năng bảo vệ được làn da dưới tác động của ánh nắng mặt trời như tia UVA và UVB. Thực tế thì sao, có cần chống nắng khi ngồi trong ô tô không? Thời tiết nóng nực cùng với ánh nắng gay gắt của mùa hè khiến nhiều người nghĩ đến chuyện... nên đi ô...