Thực hư thông tin nhà trường nhốt học sinh, bắt dọn nhà vệ sinh
Mạng xã hội xôn xao thông tin một trường học ở Thanh Hóa khóa cửa cổng, bắt học sinh lao động, dọn nhà vệ sinh đến 19h.
Qua xác minh, thông tin này là bịa đặt.
Trên mạng xã hội xôn xao thông tin phụ huynh không đồng ý đóng tiền lao động nên nhà trường bắt học sinh lao động, dọn nhà vệ sinh đến 19h, khóa cửa trong, không cho về trong thời tiết mưa gió.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, sự việc như thông tin trên mạng xã hội được cho là xảy ra tại Trường Trung học cơ sở Trường Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Sáng 17/10, bà Trương Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trường Sơn, cho biết hình ảnh như trên mạng xã hội chia sẻ đúng là cổng của nhà trường. Tuy nhiên, bà Yên khẳng định nội dung thông tin lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật.
Theo bà Yên, khoảng 17h ngày 15/10, khi kết thúc tiết học cuối, học sinh 2 lớp (7A và 7B) có lịch lao động, dọn vệ sinh. Công việc chính là quét sân trường, dọn dẹp 2 nhà vệ sinh. Đến 18h, học sinh kết thúc buổi lao động.
Video đang HOT
“Bức ảnh học sinh đứng trong cổng trường được một phụ huynh đi đón con chụp lúc 17h43 và gửi lên nhóm lớp. Kèm theo bức ảnh, phụ huynh có viết: “Nếu sắp xếp được thì cho các con lao động sớm hơn”. Nhà trường và phụ huynh không biết ai là người làm rò rỉ bức ảnh này ra ngoài, khiến dư luận hiểu nhầm”, bà Yên nói.
Bà Yên cho biết, theo quy định, học sinh cấp 2 không phải đóng tiền dọn dẹp vệ sinh. Lịch dọn vệ sinh ở trường không cố định, mỗi ngày nhà trường phân công 2 lớp. Các lớp không có lịch học buổi chiều sẽ lao động từ 15h. Các lớp có lịch học buổi chiều, sẽ lao động khi kết thúc tiết học cuối của ngày hôm ấy.
Trường Trung học cơ sở Trường Sơn (Ảnh: Đình Chiến).
Vị hiệu trưởng cho biết, lao động không chỉ giúp học sinh rèn luyện thể lực, kĩ năng, mà còn là cơ hội để các em bồi đắp tình thương, tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, tránh xa bệnh vô cảm, lười biếng.
“Hôm qua (16/10), công an huyện Nông Cống đã về làm việc với nhà trường. Tôi khẳng định nhà trường không “dằn mặt” phụ huynh bằng cách nhốt, bắt học sinh dọn nhà vệ sinh đến tối”, bà Yên nói.
Ông Nguyễn Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết thông tin lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật.
“Phụ huynh muốn đóng tiền để nhà trường thuê người dọn dẹp thay. Song, UBND xã đã yêu cầu nhà trường không được thu, nếu thu rồi thì phải trả lại. Là học sinh cấp 2 rồi, bố mẹ phải để cho các em tham gia các công việc như: vệ sinh lớp học, trang trí lớp học, quét dọn sân trường…”, ông Việt nói.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nông Cống, cho biết hình ảnh, thông tin lan truyền trên các trang mạng xã hội không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục.
“Tôi mong cơ quan chức năng sớm làm rõ ai là người tung tin thất thiệt, gây hiểu nhầm”, ông Sơn nói.
Nam công nhân tự ý sửa máy, bị tai nạn tử vong
Không phải thợ sửa chữa nhưng ông T. tự mày mò sửa máy đập của nhà máy phân lân. Quá trình thao tác, nam công nhân đã bị dây xích va đập vào đầu, mặt và tay, dẫn đến tử vong.
Chiều 6/10, lãnh đạo UBND huyện Hoa Lư (Ninh Bình) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn lao động khiến một công nhân làm việc tại Công ty CP phân lân Ninh Bình tử vong.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 4h15 ngày 6/10. Thời điểm trên, trong lúc vệ sinh gầm máy, các công nhân phát hiện ông Đ.S.T. (SN 1969, trú xã Ninh An, huyện Hoa Lư, công nhân khu vực cấp liệu tổ sản xuất số 3) nằm bất động trên nền nhà.
Khu vực nhà máy nơi ông T. gặp nạn, tử vong (Ảnh:Thanh Bình).
Thời điểm phát hiện, trên người nạn nhân có nhiều vết xước, chảy nhiều máu. Do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong.
"Nguyên nhân ban đầu được xác định, ông T., không phải thợ sửa chữa máy nhưng đã tự ý sửa bộ phận đập xích của máy đập tơi (dây chuyền sản xuất). Nạn nhân bị dây xích va đập vào mặt, đầu và tay dẫn đến tử vong", lãnh đạo huyện Hoa Lư thông tin.
Nhận được tin báo, Công an huyện Hoa Lư phối hợp với cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra vụ việc theo quy định pháp luật.
Tội ác trong một mái ấm: Những trận đòn chí mạng Không chỉ nhóm trẻ sơ sinh, hàng loạt trẻ em khác (độ tuổi từ 1 - 4 tuổi) ở Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, PTrung Mỹ Tây, Q12, TPHCM) cũng bị các bảo mẫu hành hạ không thương tiếc. Cụ thể, 2 nhóm trẻ khác cũng bị bảo mẫu Tuyền (47 tuổi), Cẩm, Loan, Huyền và Ba bạo hành, đó là...