Thực hư quan niệm dân gian về tiếng chim lợn kêu
Theo quan niệm dân gian, chim lợn kêu trước nhà người nào thì nhà đó sắp có chuyện buồn, vậy thực hư ra sao?
Chim lợn là một loài chim thuộc họ Cú lợn có danh pháp khoa học là Tytonidae. Loài chim này được phát hiện vào đầu thế kỷ XX bởi nhà động vật học Ridgway. Chim lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về ban đêm.
Món ăn ưa thích nhất của chúng ăn chuột và một số loại côn trùng. Khi không săn được chuột, chúng ăn tạm thằn lằn và một số loài chim khác. Chim lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú. Loài chim này có vẻ chậm chạp, điềm tĩnh và bí ẩn, nhưng chúng thực sự là những sát thủ, với tốc độ của một cơn gió và những móng chân sắc như dao.
Vì có tiếng kêu kỳ lạ cùng khuôn mặt khá đặc biệt mà trong dân gian người ta thường lấy tiếng chim lợn kêu để suy đoán về những điềm sắp xảy ra trong tương lai gần.
Hình minh hoạ.
Từ xa xưa đến nay, chim lợn kêu được mọi người đồn đoán là một điềm báo xấu, xui rủi, thể hiện cho cái chết. Dù đây là loài chim mang đến nhiều lợi ích nhưng vẫn luôn bị xua đuổi khi gặp phải.
Video đang HOT
Dân gian đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra rồi báo hiệu. Ngoài ra, trong tiếng lóng của người Việt, “chim lợn” còn dùng để chỉ những người xấu, thường xuyên rình mò như cú hay những người làm ăn phi pháp. Trên thực tế, đây chỉ là quan niệm dân gian, và hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số vùng sâu vùng xa.
Chim lợn là một loài vật khá thông minh, có ích cho con người. Các chuyên gia chứng minh rằng chim lợn là loài vật có lợi cho mùa màng, nông nghiệp. Theo tài liệu, mỗi năm loài chim lợn lưng xám (Tyto alba) có thể tiêu diệt 300 – 400 con chuột phá hoại mùa màng, hỗ trợ cho người nông dân.
Như vậy, tiếng kêu của chim lợn hoàn toàn không phải là một điều kỳ bí, mang màu sắc tâm linh hay chỉ đem đến điều xui xẻo.
Con sơ sinh thường xuyên gãi đầu, nghe mẹ chồng nói 1 câu tôi liền giằng lấy đứa trẻ không cho bà bế nữa
Chị Trương cũng quyết định sẽ không bao giờ để mẹ chồng 1 mình chăm cháu.
Những người mẹ thuộc thế hệ trước thường đưa ra một số quan niệm dân gian khi chăm sóc trẻ nhỏ cho các thế hệ sau. Tuy nhiên không phải quan niệm nào cũng là đúng đắn. Thậm chí có những quan niệm mang đến sự nguy hiểm về tính mạng cho đứa nhỏ nên các mẹ cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi áp dụng.
Chị Trương (Hồ Bắc, Trung Quốc) mới hạ sinh con gái đầu lòng cách đây 3 tháng. Khoảng thời gian gần đây cô bé thường xuyên đưa tay lên đầu gãi ngứa và bày tỏ sự khó chịu. Thậm chí còn liên tục tự bứt tóc mình và khóc toáng lên. Mẹ chồng chị Trương mỗi lần nhìn thấy như thế đều nói:
- Có lẽ đứa trẻ bị ngứa da đầu vì lớp lông tơ đó. Bố nó ngày xưa cũng thế xong bà phải cạo hết lông tơ đi. Thật may dùng cách đó bố nó tóc ngày càng dài và rậm hơn, cũng hết ngứa.
Nghe mẹ chồng nói vậy, chị Trương liền hỏi nhanh:
- Thế ý mẹ là sao?
- Ý tôi là chị nên cắt tóc tơ đi cho con để nó không ngứa mà tóc sau này cũng dày thêm. Tôi nói nhiều lần rồi mà chị không nghe để con bé cứ gãi ngứa suốt. Chị không cắt thì để tôi cắt.
Nghe xong câu nói đó của mẹ chồng, chị Trương liền giật mạnh cô con gái đang nằm trong tay bà nội và nói "Đó chỉ là lời đồn không có căn cứ. Mẹ không được tự ý cạo đầu cho cháu đâu nhé". Nói xong câu đó, chị Trương cũng bế con quay vào trong nhà và quyết định sẽ không bao giờ để bà nội ở cùng cháu một mình nữa vì chị lo rằng người bà sẽ tự quyền làm mà không hỏi ý kiến của chị.
Chị Trương nhớ rằng bản thân đã học được kiến thức liên quan ở đâu đó, đặc biệt tóc dày hay mỏng là do sự di truyền lớn chứ không phải do cạo tóc tơ. Do đó chị nhất quyết không cho mẹ chồng cạo tóc tơ của con gái.
Quan điểm "cạo tóc máu cho trẻ sơ sinh để sau này tóc bé rậm rạp, dày hơn" là không có cơ sở khoa học, mức độ mỏng của tóc được quyết định bởi số lượng nang lông trên da, số lượng nang lông của trẻ được cố định từ lúc mới sinh lông sẽ không mọc nhiều do cạo lông tơ, mà có thể bị giảm bớt do thiếu dinh dưỡng.
Hơn nữa, làn da của trẻ sơ sinh tương đối mỏng manh, việc cạo da đầu của trẻ sẽ làm mất đi lớp bảo vệ ban đầu, dễ làm tổn thương các nang tóc, khiến tóc tạm thời ngừng mọc. Cho dù mẹ muốn cạo lông tơ cho trẻ thì cũng phải chú ý đến việc bảo vệ các bộ phận này.
Ngoài ra trẻ thường xuyên gãi đầu có thể là khó chịu, bứt rứt trong người chứ không chỉ riêng đầu, cha mẹ nên kiểm tra cơ thể bé. Bên cạnh đó kiểm tra phần da đầu của bé có đang bị tổn thương, mọc mụn... hay không. Hoặc rất có thể bé bị lạnh hay bị nóng phần đầu. Nếu đã kiểm tra hết nhưng vẫn không thay đổi thói quen của trẻ thì hãy kiểm tra một lần nữa bởi sự tư vấn của bác sĩ.
Mẹo nuôi tóc cho con dày và mượt
Các mẹ thường sợ con lạnh nên hay cho bé gội đầu với nước nóng. Nước nóng quá già sẽ khiến tóc bé bị khô và mất lớp dầu bảo vệ trên tóc. Nhất là trong tiết trời mùa hè oi bức, mẹ chỉ nên chọn nước ấm hơn nhiệt độ cơ thể bé một chút để gội đầu là được.
Để duy trì mái tóc suôn mượt, mềm mại, mỗi khi gội đầu cho con, trước khi xả tóc các mẹ cho một ít dầu dừa xoa bóp nhẹ lên tóc con rồi mới xả. Dầu dừa có tác dụng làm tóc bóng đẹp, dày dặn và cực kì khỏe mạnh, ít bị rụng. Mẹ cũng có thể dùng 1/3 lon bia để gội đầu và mát xa cho bé, sau đó rửa lại bằng nước sạch, làm 1 lần 1 tuần. Hàm lượng lớn protein cũng như độ pH rất thấp trong bia rất có lợi cho mái tóc, cung cấp và bổ sung dưỡng chất làm tóc bé mềm mượt hơn đáng kể.
Ông chú mua 60 cây vàng, quẹt thẻ luôn 3,5 tỷ đồng không phải nghĩ Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần chuyên quản Tài - Phúc - Phú - Quý mang lại tài lộc, sung túc và may mắn cho mọi người. Chính vì vậy vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm (được gọi là ngày vía Thần Tài), nhiều người sẽ đi mua vàng để lấy may, cầu chúc cả...