Thực hư Nhật Bản dọa cắt viện trợ Campuchia
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Nhật Bản dọa cắt viện trợ kinh tế nếu Campuchia phản đối phán quyết của PCA về vụ kiện đường lưỡi bò.
Tân Hoa Xã ngày 2/7 đưa tin: “Trong lúc PCA sắp ra phán quyết vụ kiện của Philippines, quan hệ Trung Quốc – Philippines đang bước vào thời điểm chuyển biến tốt đẹp thì có một quốc gia cảm thấy bất an.
Ngày 20/6, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia Campuchia đã nói: Đại sứ của một nước ngoài ASEAN đang gây sức ép với chính phủ Campuchia và các thành viên khác của ASEAN, hy vọng họ sẽ ủng hộ phán quyết của PCA.
Ngày 29/6, Hun Sen lại một lần nữa nhắc lại điều này khi phát biểu, ông công khai chỉ đích danh Đại sứ Nhật Bản tại Campuchia đã đe dọa rút viện trợ kinh tế và lấy đó làm sức ép can thiệp vào vấn đề nội chính của Campuchia.
Giới phân tích Campuchia cho rằng, việc Nhật Bản và EU không ngừng gây sức ép chính là nguyên nhân chủ yếu khiến Campuchia gần đây nhiều lần lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/7 cũng dẫn thông tin tương tự, sau đó mổ xẻ chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Biển Đông và quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN.
Video đang HOT
Trong khi đó, truyền thông Campuchia có đưa tin, Thủ tướng Hun Sen nói rằng “có nước ngoài khu vực ASEAN” đang gây áp lực lên Campuchia và các thành viên khác ủng hộ phán quyết của PCA. Tuy nhiên ông không nói đích danh nước nào, đồng thời không nói đến chuyện: Nếu Campuchia không ủng hộ/tẩy chay phán quyết của PCA thì sẽ hủy bỏ viện trợ kinh tế.
Đến nay, hoạt động viện trợ, Nhật Bản vẫn hỗ trợ Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân một cách bình thường.
Cụ thể, theo Khmer Times ngày 9/6, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ tiếp tục cấp học bổng cho các quan chức trẻ của Campuchia có nhu cầu sang học tập tại Nhật Bản. Đại sứ Yuji Kumamaru cam kết Nhật Bản sẽ dành cho Campuchia 24 suất học bổng nhà nước trong thời gian 2 năm với quỹ học bổng khoảng 3 triệu USD.
Ngày 15/6, Đại sứ Yuji Kumamaru cùng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công mỹ nghệ Campuchia Cham Prasidh đã chủ trì lễ động thổ khởi công xây dựng một nhà máy xử lý nước ở tỉnh Kampot trị giá 21,13 triệu USD đã được Chính phủ Nhật Bản cấp đầy đủ từ trước.
Liên quan đến phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tại Hà Lan về vụ kiện đường lưỡi bò, trong vòng 9 ngày (từ 20-28/6), Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã 3 lần tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA vì cho rằng vụ kiện mang tính “chính trị”.
Ngay từ đầu, Trung Quốc đã khăng khăng không tham gia vụ kiện với Philippines, đồng thời tố ngược Manila đã “vi phạm luật pháp quốc tế” khi đưa vụ việc ra PCA, thậm chí còn ngang ngược khẳng định sẽ không chấp nhận bất cứ quyết định nào của bên thứ ba liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Gần đây, Trung Quốc phát động một chiến dịch vận động, lôi kéo ngoại giao quy mô toàn cầu, để thuyết phục các nước khác ủng hộ quan điểm của mình. Bắc Kinh tuyên bố đã có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của mình, chủ yếu là các nước châu Phi, Trung Đông và Trung Á, tuy nhiên, thông tin trên chưa được xác thực.
Theo Đất Việt
Hun Sen "mắng" Đại sứ Nhật vì vụ kiện Biển Đông
Báo Thanh niên Trung Quốc ngày 2/7 đưa tin Đại sứ Nhật Bản bị Thủ tướng Campuchia Hun Sen chỉ trích vì "ép các nước ASEAN ủng hộ phán quyết vụ kiện biển Đông".
Báo TQ đưa tin Hun Sen "mắng" Đại sứ Nhật vì vụ kiện biển Đông
Theo tờ The Phnom Penh Post, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chỉ trích đích danh Đại sứ Nhật Bản tại nước này, ông Yuji Kumamaru vì đã "nêu quan ngại về quá trình đăng ký cử tri đang diễn ra".
Ông Hun Sen nói rằng Kumamaru không nên đe dọa rút các khoản viện trợ từ Nhật để gây áp lực lên tiến trình tư pháp liên quan đến các thành viên phe đối lập và dân sự.
"Tôi đã nói trước đây, Hun Sen không dễ bị gây sức ép. Do đó, ngài Đại sứ Nhật, đừng thể hiện quan ngại rằng việc đăng ký (cử tri) đã thất bại chỉ vì vài người," Thủ tướng Campuchia phát biểu hôm 28/6.
The Phnom Penh Post cho hay, trong những tuần gần đây, các đại sứ nước ngoại tại Campuchia đã ra những thông cáo kêu gọi giải quyết tình trạng bế tắc về tư pháp và chính trị bằng việc đến tiếp xúc với Phó Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), nghị sĩ Kem Sokha tại trụ sở đảng này, nơi ông Sokha đã "lẩn trốn" từ tháng 5.
Tuy nhiên, tờ này cho hay, Đại sứ Kumamaru đã không thăm ông Sokha hay ra bất kỳ thông cáo nào chỉ trích chính phủ Campuchia.
Báo Trung Quốc: Hun Sen chỉ trích Đại sứ Nhật vì bị gây sức ép vấn đề biển Đông
Vụ Thủ tướng Hun Sen "mắng" Đại sứ Nhật đã được tờ Thanh niên Trung Quốc đưa vào bài viết sáng nay (2/7), với tiêu đề "Nhật Bản bị chỉ trích vì cưỡng ép các nước ASEAN ủng hộ vụ kiện biển Đông".
Tờ báo Trung Quốc dẫn lời ông Hun Sen hôm 20/6 nói rằng "quốc gia ngoài nhóm ASEAN" đang cố gắng ép Campuchia và các thành viên ASEAN tuyên bố ủng hộ kết quả phán quyết vụ kiện biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Đồng thời, tờ này dẫn chứng bằng vụ việc nêu trên, dù không hề liên quan đến tình hình biển Đông, nhằm ám chỉ "quốc gia nào đó" là Nhật Bản.
Thông tin đăng tải trên báo chí Campuchia cũng không liên hệ việc ông Hun Sen chỉ trích ông Kumamaru với tình hình căng thẳng ở biển Đông.
Bài viết trên báo Thanh niên Trung Quốc ngày 2/7
Thanh niên Trung Quốc bình luận, việc Nhật cùng các nước phương Tây tạo sức ép chính là nguyên nhân quan trọng khiến Campuchia nhiều lần tỏ thái độ "ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông" thời gian qua.
Khmer Times đưa tin, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen, hôm 28/6 cũng một lần nữa kêu gọi các nước không thuộc ASEAN "ngừng can thiệp vào tranh chấp biển Đông", đồng thời ngừng sử dụng vấn đề này để mặc cả trong các hội nghị khu vực và quốc tế.
Theo Thế Giới Trẻ
Thủ tướng Campuchia: 9 ngày 3 lần lên tiếng về PCA Lần thứ ba trong vòng hơn một tuần qua, Thủ tướng Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) có tuyên bố về PCA. Ngày 28/6, trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập CPP , ông Hun Sen nói: "CPP không những không tán thành mà còn phản đối bất cứ tuyên bố nào của ASEAN nhằm...