Thực hư lời đồn bà bầu uống bia sinh con vừa sạch vừa trắng
Các chị em thường truyền tai nhau việc bà bầu uống bia giúp sinh con trắng trẻo và sạch hơn. Vậy quan niệm này có đúng không?
So với rượu chứa nhiều cồn đã được cảnh báo gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi thì bia chứa ít cồn hơn. Tuy nhiên, việc uống bia khi mang thai có thật sự tốt hay mang lại hiệu quả giúp con sạch và trắng trẻo như lời đồn thổi?
Uống bia vừa phải có lợi cho sức khỏe phụ nữ
Uống bia mỗi ngày với lượng vừa đủ sẽ cho tác dụng làm đẹp – Ảnh minh họa: Internet
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống bia mỗi ngày với lượng vừa đủ sẽ cho tác dụng làm đẹp và rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ. Theo các nghiên cứu, bia chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, dùng thường xuyên sẽ giúp da và tóc đẹp hơn rất nhiều.
Bà bầu uống bia có tốt không?
Theo kết quả từ nghiên cứu trên, bia chỉ cho thấy những lợi ích tích cực của nó đối với chị em phụ nữ nhưng không chứng minh được bia cũng mang lại lợi ích tương tự đối với phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu nên ghi nhớ một điều, khi mang thai cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi đặc biệt để nuôi dưỡng một sự sống mới bên trong. Những gì mẹ ăn hoặc uống vào cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Bia là một trong những thức uống được khuyến cáo không nên uống trong thai kỳ – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ cho thấy: thức uống có cồn mà người mẹ sử dụng trong thai kỳ có thể liên quan đến một số dị tật về hình thái cũng như các khiếm khuyết vận động ở thai nhi. Người mẹ uống càng nhiều thì xác suất mắc dị tật càng cao, ngược lại uống ít thì xác suất thấp hơn.
Tuy nhiên, việc để phòng luôn luôn tối ưu hơn so với việc chữa trị. Do đó, mẹ bầu nên loại bỏ bia hoặc bất kì thức uống có cồn nào ra khỏi thực đơn thai kì của mình. Hãy là một thai phụ sáng suốt để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh, loại bỏ được nỗi lo lắng của các mẹ.
Thực hư lời đồn bà bầu uống bia sinh con vừa sạch vừa trắng
Đối với lời đồn thổi về việc uống bia khi mang thai giúp em bé chào đời có làn da trắng trẻo, sạch sẽ, cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một một nghiên cứu khoa học nào chứng mình điều đó. Do đó, mẹ bầu hãy bỏ ngay quan niệm sai lầm này càng sớm càng tốt.
Thậm chí, quan niệm này không bao giờ xuất phát từ các bác sĩ sản khoa mà chỉ là các bà, các mẹ chia sẻ kinh nghiệm dân gian, truyền miệng từ người này sang người khác. Trong khi đó, tác hại của chất cồn đối với thai nhi thì lại có rất nhiều bằng chứng, nghiên cứu đã chứng minh.
Bà bầu không nên uống bia vì bất cứ lí do gì – Ảnh minh họa: Internet
Theo BS. Nguyễn Ngọc Thông – Giám đốc trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM cho biết dù là rượu hay bia thì thai phụ cũng không được uống trong thai kì. Vì đây đều là những thức uống có cồn, khi đi vào máu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng trong cơ thể người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng. Ngay cả các chất kích thích khác như trà, cà phê… cũng cần hạn chế.
Bà mẹ đang cho con bú không được uống bia
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, với những bà mẹ đang cho con bú, việc uống bia cũng không được phép vì một phần cồn mà mẹ hấp thụ sẽ truyền qua sữa và đi vào cơ thể bé, trong khi cơ thể em bé mới sinh còn rất non nớt và rất dễ bị tác động bởi các chất kích thích.
Bà mẹ đang cho con bú cũng không nên uống bia – Ảnh minh họa: Internet
Nhiều mẹ bỉm sữa uống bia vì cho rằng bia có thể giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn để cho con bú. Điều này có thể hiểu là do một số chất có trong lúa mạch – thành phần chủ yếu để sản xuất bia có tác dụng làm tăng hormone kích thích sản xuất sữa. Nhưng bù lại, các chất này cũng ức chế một loại hormone giúp tiết sữa khác. Điều này thậm chí còn có nguy cơ gây ra tình trạng mất sữa sau sinh.
Bà bầu uống bia ở bất kì thời điểm nào trong thai kỳ, với bất kì liều lượng nào đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Hãy tránh xa bia rượu hoặc các thức uống có chất kích thích như cafein, cồn trong suốt thai kì, kể cả ở giai đoạn cho con bú.
Theo Phụ nữ sức khỏe
Bia "mát" hơn rượu: Chuyên gia WHO nói gì?
Theo Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiều người Việt vẫn nghĩ rằng uống bia sẽ "mát" hơn rượu và ít độc hơn rượu nhưng cách hiểu này hoàn toàn sai lầm.
Nhiều người cho rằng uống bia ít hại hơn rượu nhưng sự thật không phải như vậy (Ảnh minh hoạ)
Tại hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia mới đây, tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã bày tỏ sự quan ngại khi chia sẻ thông tin về người trưởng thành Việt Nam đang tiêu thụ 8,3 lít cồn (tương đương 470 chai bia)/năm (thống kê của năm 2016), trong khi đó ở khu vực Tây Thái Bình Dương tỉ lệ này là 1,3 lít/năm. Chuyên gia của WHO cho rằng nếu uống 6 cốc bia trong một dịp/lần sẽ rất nguy hại và đó là uống rượu, bia quá độ.
Tại Việt Nam, việc sử dụng rượu bia dẫn đến 79.000 ca tử vong năm và hàng trăm ngàn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu bia.
Vị chuyên gia của WHO này cũng cho rằng hiện nay ở Việt Nam vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng người uống bia ít nguy hại hơn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh. Thậm chí không ít người cho rằng uống bia... cho mát hay uống vài cốc bia để giải khát, rồi uống bia không say... Theo ông Kidong Park, cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Bởi tác hại của rượu, bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống. "Cứ uống 330ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là cơ thể đã nạp 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ hay tương tự như khi uống 1 chén rượu mạnh (30ml). Rõ ràng không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu bia trên các loại hình đồ uống..."- ông Kidong Park khẳng định.
Đại diện WHO khuyến nghị Việt Nam cần đưa ra những quy định cho việc tiếp cận quảng cáo về rượu bia. Cùng với đó, người dân, những người chọn không uống rượu bia cần được bảo vệ trước việc tiếp cận các quảng cáo về rượu bia. Bên cạnh đó, cần tăng thuế về đồ uống có cồn, hạn chế quảng cáo đồ uống và thực thi hạn chế giờ bán rượu bia, đặc biệt cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Tỉ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động
Dẫn chứng nghịch lý về sản lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết trung bình 1 năm Việt Nam sản xuất 3,4 tỉ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp vả khoảng 250 triệu lít rượu thủ công.
Tình trạng lạm dụng rượu, bia ở mức báo động là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau, được xếp vào hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Tỉ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, đến nay Việt Nam mới có Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Đây mới là chính sách mang tính định hướng và cần được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao...
Rượu bia làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết chất ethanol chứa trong rượu bia được Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư như khoang miệng, họng, thực quản, thanh quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Uống rượu bia lâu ngày cũng khiến não bị teo, trí nhớ kém, tính cách thay đổi. Não càng teo, biến đổi nhân cách càng nhiều.
Theo báo cáo của WHO, rượu, bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam và ở nam giới trong độ tuổi 15-49. Trước đó, một kết quả điều tra pháp y của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trên 100 người tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia cho thấy khoảng 59% nạn nhân trong độ tuổi 15-29 và 24% từ 30-44 tuổi; 97% là nam giới và 82% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu hơn 50 mg/100ml máu.
D.Thu
Theo nguoilaodong
"Đập tan" lý lẽ dân nhậu: Uống bia mát, ít hại hơn uống rượu Những lý lẽ dân nhậu đưa ra như: uống bia cho mát; bia loãng toẹt, chỉ uống giải khát; uống no bia không say... khiến các chuyên gia y tế cũng phải hoảng hồn. Bởi thực tế, dù uống bia thay rượu bạn vẫn đang nạp chất cồn vào cơ thể và gây hại như rượu khi tích luỹ đến ngưỡng cảnh báo....