Thực hư chuyện xây mộ giả chờ đền bù
Dự án xây dựng khu công nghiệp Đông Hồi thuộc địa bàn huyện Quỳnh Lưu có tổng diện tích quy hoạch là 2.400 ha, trong đó đi qua xóm Đồng Thanh, xã Quỳnh Lập là 21 ha. Thời gian qua có một số thông tin phản ánh người dân ở xóm Đồng Thanh, Đồng Minh đang thi nhau xây mộ giả trên đất quy hoạch để chờ đền bù gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
Nghĩa địa Bãi Cát và Bàn Cu là nơi chôn cất thi thể của những người đã khuất của các hộ dân thuộc xóm Đồng Thanh xã Quỳnh Lập. Đây là 2 vùng đất nằm giáp ranh với bờ biển và xa khu dân cư nên được người dân ở đây chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của những người thân trong gia đình. Theo người dân ở đây cho biết, hai khu nghĩa địa này đã có từ lâu đời và là nơi tập kết của hàng nghìn ngôi mộ từ thời xa xưa. Có những ngôi mộ đã được chôn cất từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ không rõ tên tuổi của người nằm dưới đó…
Từ thời điểm năm 2007 đến nay tất cả gười dân ở Đồng Thanh đều biết 2 khu nghĩa địa này cũng nằm trong diện tích quy hoạch để xây dựng khu công nghiệp Đông Hồi trong tương lai, nhưng hiện tại khi các chủ đầu tư chưa có chủ trương quy hoạch một khu nghĩa trang mới thì người chết vẫn phải được chôn cất tại đây. Ông Lê Thanh Lâm, người dân ở xóm Đồng Thanh, xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu cho biết:”Như tôi đã 63 tuổi lớn lên đã có nghĩa trang này rồi. Mà dân về ở đây thời mô cũng không biết. Mà nói chung cũng không có gia phả nào ghi lại. Theo đó dân nhất trí để 2 khu này làm nghĩa địa cho những người đã mất từ lâu rồi “.
Một điều đáng phải bàn là 2 xóm Đồng Thanh, Đồng Minh đều nằm giáp cảng biển Đông Hồi cho nên những ngôi mộ ở đây đều được đắp bằng cát. Chỉ cần một cơn gió mạnh từ biển thổi vào hay một trận mưa to là có thể xóa sạch dấu vết của những người đã khuất. Chính vì thế mấy năm trở lại đây, khi kinh tế của người dân đã có “bát ăn bát để”, anh em trong các gia đình, dòng họ đã góp tiền, góp của để sửa sang, bê tông hóa kiên cố cho phần mộ của người thân tại các khu nghĩa địa truyền thống này. Còn những gia đình khó khăn hơn thì vẫn phải thường xuyên ra nghĩa địa để trông coi và đắp lại những ngôi mộ cát.
Những lăng mộ được xây kiên cố tại nghĩa địa Bàn Cu, Đồng Thanh, Quỳnh Lập
Mặc dù vậy, nhưng từ năm 2007 khi có quyết định chính thức quy hoạch khu công nghiệp Đông Hồi cùng với sự xuất hiện của những ngôi mộ tươi rói màu sơn xen lẫn những hoa văn đẹp mắt đã tạo nên tin đồn: rằng người dân xóm Đồng Thanh, Đồng Minh đang cố tình xây mộ giả trên đất quy hoạch để chờ đền bù! Vậy thực hư chuyện này ra sao! Có bí mật gì trong những ngôi mộ được bê tông hóa kiên cố đó!
Video đang HOT
Ông Nguyễn Ngọc Hà, bí thư chị bộ xóm Đồng Thanh, xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu khẳng định:”Thời gian gần đây có một số thông tin cho rằng dân ở xóm Đồng Thanh xây mộ giả trên đất quy hoach thuộc khu công nhiệp Đông hồi để chờ tiền đền bù của Nhà nước thì tôi với trách nhiệm là bí thư chi bộ xóm tôi cam đoan 100% không có mộ giả. Còn từ năm 2007 UBND tỉnh có quy hoạch khu công nghiệp Đông Hồi tuy nhiên chưa biết chuyển nghĩa địa đi đâu thì dân ở đây vẫn phải chôn cất người chết tại 2 khu nghĩa địa truyền thống chứ biết chôn ở đâu.”
Ông Hà còn cho biết thêm: “Trước đây khi máy múc đào đất để xây dựng bờ bao của nhà máy thép Cobe nơi giáp ranh với nghĩa địa Bãi Cát thì đã tìm thấy hàng trăm bộ hài cốt nằm dưới đó. Cho nên nếu ai cho rằng dân Đồng Thanh chúng tôi xây mộ giả chờ đền bù thì chúng tôi cho phép đào mộ lên để kiểm chứng. Dưới đó không chỉ có 1 bộ hài cốt và có thể có nhiều hơn nữa.”
Theo phong tục của người Việt Nam thì những người còn sống thể hiện lòng đạo hiếu đối với những người đã khuất bằng việc xây mồ cao mả đẹp, hương khói cẩn thận. Và trong những năm trở lại đây khi nên kinh tế phát triển, ý thức văn hóa tâm linh của người dân đã được nâng cao thì trào lưu xây dựng lăng mộ kiên cố cho ông bà tổ tiên lại càng nở rộ hơn. Trào lưu này không chỉ xuất hiện ở xóm Đồng Thanh, Đồng Minh xã Quỳnh Lập mà còn xảy ra tại các địa phương khác trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
Theo quy định từ khi có quyết định chính thức công bố quy hoạch Khu công nghiệp Đông Hồi, các hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng không được tự ý cơi nới hoặc xây mới các công trình sinh hoạt trên đất quy hoạch. Thế nhưng người dân ở 2 xóm Đồng Thanh, Đồng Minh xã Quỳnh Lập vẫn phải làm công việc chôn cất thi thể người đã khuất tại những khu nghĩa địa truyền thống khi mà các chủ đầu tư chưa có chủ trương quy hoạch khu nghĩa trang mới và dự án khu công nghiệp Đông Hồi thì vẫn đang nằm trên giấy tờ.
Theo ANTD
Phố cổ Bao Vinh thoi thóp chờ... xóa sổ
Tồn tại hơn 2 thế kỷ, từng là thương cảng sầm uất nổi tiếng với nhiều công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, nhưng nay phố cổ Bao Vinh (xã Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) đang đối mặt nguy cơ xóa sổ.
Cách thành phố Huế khoảng 5km, phố cổ Bao Vinh là nơi gặp gỡ của con sông đào Bạch Yến (chạy bọc hậu sau kinh thành Huế) với sông Đông Ba. Thế kỷ 19, nơi đây là thương cảng sầm uất, nơi thông thương hội tụ sản vật khắp nơi đổ về kinh thành Huế.
Theo Quyết định số 166/1999/QĐ-TTg ngày 10-8-1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020, khu phố Bao Vinh thuộc 2 trong 3 khu vực cần được bảo tồn. Trước đó, từ năm 1991, UBND tỉnh cũng đã có khảo sát, quy hoạch khu phố cổ Bao Vinh. Thế nhưng sau hơn 20 năm, vì nhiều lý do mà kế hoạch bảo tồn vẫn chỉ nằm trên giấy.
Việc bảo tồn phố cổ Bao Vinh đã được đưa vào nghị quyết của UBND huyện Hương Trà và nghị quyết xã Hương Vinh, quy định người dân không được bán nhà cổ, muốn sửa chữa thì phải có phương án cụ thể và phải báo với chính quyền địa phương.
Song theo những chủ hộ, từ khi được đưa vào danh sách đến nay vẫn chưa thấy một ai nói gì về chuyện sửa sang nhà, hay cấp vốn để người dân sửa chữa. Nhà cổ ngày một xuống cấp, trong khi thiên tai bão lũ đe dọa thường xuyên, các hộ dân tại khu phố cổ không còn cách nào khác là phải tự cơi nới hoặc dỡ bỏ để xây nhà mới kiên cố.
Khu phố chạy dài gần 1km, với gần 100 nóc nhà cổ nay chỉ còn lại chưa tới chục căn xiêu vẹo, chờ sập. Trong khi những căn nhà mới tiếp tục mọc lên với tốc độ chóng mặt như bóp nghẹt những căn nhà cổ ít ỏi còn sót lại. Giờ nếu có ngang qua, khó có thể nhận ra đây là thương cảng sầm uất một thời. Việc bảo tồn nay đã quá muộn màng.
Nhìn những ngôi nhà cổ sập sệ, thoi thóp, tàn lụi theo thời gian tất cả đều không khỏi chạnh lòng. Khu phố cổ kính giàu giá trị lịch sử, văn hóa nhất vùng đất cố đô, nay có lẽ chỉ còn trong hoài niệm.
Theo ANTD
Nhà dân "vỡ toác" vì công trình chung cư Chủ nhân ngôi nhà số 220/9Y/107 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM đang phải sống những ngày hoang mang, sợ hãi khi ngôi nhà của mình bị "vỡ toác", có thể đổ sụp bất cứ lúc nào. Bà Bùi Thị Sanh (62 tuổi, chủ căn nhà) cho biết, năm 2009 chung cư Mỹ Đức do Công ty cổ...