Thực hư chuyện vô sinh do “không hợp”, “yêu” người khác lại có liền
Tôi và vợ rất đau khổ vì lấy nhau 2 năm chưa có con, dù sức khỏe bình thường. Có người bảo là “ không hợp nhau về mặt sinh học”, nếu chia tay, quan hệ với người khác có khi có liền…
Ảnh minh họa
Cặp vợ chồng giấu tên, 30 và 35 tuổi, TP HCM, hỏi: Chào bác sĩ, tôi và vợ đã đi khám, kiểm tra chức năng sinh sản tại bệnh viện, cả 2 đều bình thường nhưng không hiểu vì sao lấy nhau 2 năm vẫn chưa có con. Tôi có nghe nhiều trường hợp chỉ đơn giản là vợ chồng không “hợp” nhau về sinh học nên chữa kiểu gì cũng không có con, lỡ chia tay, quan hệ với người khác thì cả 2 đều có “tin vui”. Có thật vậy không? Chúng tôi rất đau khổ vì bị gia đình hối thúc, không biết phải làm sao?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, trả lời:
Trước nhất về tình trạng của 2 bạn, các bạn phải đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa (sản phụ khoa/ nam khoa) để khám tổng quát, làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán chính thức rằng mình có bị vô sinh hay không, chứ không đơn thuần là khám kiểm tra chức năng sinh sản. Nếu quả thật các bạn bị vô sinh nguyên phát, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị.
Video đang HOT
Thống kê cho thấy, tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn có xu hướng tăng cao, nhìn chung do nhiều nguyên nhân từ cả nam lẫn nữ: 40% do nam, 40% do nữ, 5-10% do cả hai, còn lại có khoảng 10-15% không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
Trong y khoa không có một chẩn đoán bệnh lý nào là “không hợp nhau về sinh học” như các bạn nghe đồn, có chăng là cách dân gian gọi nôm na những trường hợp (hiếm gặp) vợ có tình trạng dị ứng tinh dịch của chồng với triệu chứng khá rõ và cũng dễ chẩn đoán, dễ điều trị.
Quá trình thụ thai có nhiều chi tiết tinh tế và phức tạp, do vậy cho dù cả hai vợ chồng có đời sống chăn gối bình thường, khi khám thấy cơ quan sinh dục cũng bình thường nhưng có một số điều kiện nào đó không hoàn chỉnh thì cũng không thể thụ thai bình thường (ví dụ: sự thông suốt của tử cung- vòi trứng, sự rụng trứng, chất lượng của trứng, chất lượng và số lượng tinh trùng…)
Vợ chồng bạn còn trong độ tuổi sinh đẻ tốt, nên bình tĩnh cùng nhau đi khám và tìm phương án giải quyết. Tự kết luận là “không hợp nhau về sinh học” để nghĩ đến việc chia tay là điều vô căn cứ , gây tổn thương tình cảm vợ chồng.
Chúc vợ chồng bạn thành công.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Vô sinh do thừa nhiễm sắc thể X
Paul, người Anh 31 tuổi, cảm thấy có lỗi vì không thể mang lại cho vợ một gia đình trọn vẹn. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy mức testosterone thấp, anh không thể có con.
Paul được chẩn đoán mắc hội chứng Klinefelter, nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh cho nam giới. Hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe nói về căn bệnh nên nghĩ rằng đây là bệnh hiếm.
Klinefelter được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1942, nguyên nhân do gene thừa một nhiễm sắc thể X, dẫn đến nhiễm sắc thể đột biến XXY (thông thường là XY). Triệu chứng của Klinefelter là tăng chiều cao, mệt mỏi kéo dài, giảm lông trên cơ thể và tinh hoàn nhỏ... nhưng khó nhận biết và thường không được chú ý. Nếu không điều trị, cơ thể dần suy giảm testosterone dẫn tới vô sinh, tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.
Henry Mitchell, 30 tuổi, bị hội chứng Klinefelter nhưng đã chữa vô sinh thành công nhờ vi phẫu. Ảnh: Guardian
Bác sĩ tiết niệu Tet Yap, Bệnh viện Guy ở London, cho biết Paul không có tinh trùng nhưng vẫn còn cơ hội để thụ thai bằng cách sử dụng phương pháp microTESE - phân mô tinh hoàn để tìm tinh trùng. Đây là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh, khi phương pháp thay thế testosterone hoặc uống thuốc thất bại. Sau khi tìm được tinh trùng, bác sĩ sẽ tiến hành các bước để thụ tinh nhân tạo.
"Tin này như một món quà với chúng tôi", hai vợ chồng mừng rỡ khi nghe tin.
Không may mắn, Paul thất bại trong lần thụ tinh đầu tiên. Song, anh không ngừng hy vọng. "Tôi sẽ kiên trì đến khi nào có con", anh cho biết.
Theo bác sĩ Tet Yap, hầu hết bệnh nhân mắc Klinefelter phải mất hai năm để chẩn đoán, bệnh nhân thường ở độ tuổi 30 trở lên. "Quá trình điều trị rất dài và mệt mỏi", bác sĩ nói. Nếu phát hiện bệnh sớm, bệnh nhân có thể được lấy trữ tinh trùng từ khi còn nhỏ, sẽ dễ dàng hơn trong điều trị về sau.
Nguyễn Nam
Theo Guardian/VNE
Có thể vô sinh bởi hóa chất trong chai nhựa, hộp đựng thức ăn Các hóa chất, được gọi là bisphenol A (BPA), được sử dụng để sản xuất nhựa, kể cả các chai đựng nước hay các hộp đựng thức ăn có thể gây vô sinh. Hoá chất, được gọi là bisphenol A (BPA) có thể bắt chước hoóc môn sinh dục nữ estrogen, và làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Hóa chất...