Thực hư chuyện tóc và móng tay người dài ra sau khi chết
Nhiều người tò mò liệu sau khi chết, tóc và móng tay của con người có tiếp tục dài ra hay không và dưới đây là câu trả lời.
Nhiều người cho rằng tóc và móng tay, móng chân của con người sẽ tiếp tục dài ra sau khi tim ngừng đập. Lời đồn này đã xuất hiện từ năm 1929, sau khi nhà văn người Đức Erich Remarque mô tả cảnh tàn khốc của Thế chiến II bằng lời tự sự của một người lính đã chết trong tác phẩm All Quiet on the Western Front (Tạm dịch: Phía Tây không có gì lạ).
Trong tác phẩm, ông viết: ‘Bóng ma tấn công tôi bằng những chiếc móng tay dài ngoằng. Nó vặn mình giống như chiếc vít mở nút chai đang xoay. Không chỉ có móng tay, tóc con ma cũng dài khủng khiếp, mọc ngay trên hộp sọ, giống như cỏ mọc trên vùng đất màu mỡ vậy’.
Bên cạnh đó, những người khám nghiệm tử thi hay người thường làm việc trong nhà xác cũng nói rằng tóc và móng tay có vẻ dài ra sau khi đã chết. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai.
Nhiều người cho rằng tóc và móng tay sẽ dài ra sau khi chết.
Sau khi chết, cơ thể ngừng cung cấp oxy cho các tế bào. Nếu không có oxy, cơ thể sẽ ngừng sản xuất glucose, trong khi đó, glucose vốn được xem là ‘thực phẩm’ mà các tế bào cần để tồn tại. Vì vậy, sau khi chết, tóc và móng tay con người không thể tiếp tục dài ra được.
Bác sĩ da liễu kiêm nhà vật lý Doris Day làm việc ở bệnh viện Lenox Hill, thành phố New York (Mỹ) khẳng định: ‘Sau khi chết, cơ thể sẽ không thể sản xuất thêm glucose nên các tế bào da, tóc và móng không thể hình thành tế bào mới và phát triển’.
Video đang HOT
Sau khi chết, tóc và móng tay của con người sẽ không thể dài ra.
Lý giải về tin đồn tóc và móng tay người tiếp tục dài ra sau khi chết vẫn còn tồn tại tới ngày nay là do hiện tượng mất nước trong cơ thể. Sau khi tim ngừng đập, cơ thể người sẽ bị mất nước, khiến da khô đi và nhăn nhúm lại, làm lộ ra phần tóc và móng chân, móng tay ăn sâu vào da. Từ đó, khiến chúng trông sẽ dài ra hơn so với trước khi chết.
Bên cạnh đó, các nhà phẫu thuật và trang điểm cho người chết đôi khi sẽ dùng tới kem dưỡng ẩm, giúp xác người chết không bị khô, trông bề ngoài sẽ tươi trẻ hơn sau khi chết.
Các hóa chất trang điểm có thể sẽ kích thích tóc và móng mọc dài ra hơn. Đặc biệt là đàn ông có râu, nếu có độ ẩm thích hợp, khuôn mặt sẽ co lại còn râu và móng tay, móng chân sẽ dài ra, từ đó dẫn tới sự ngộ nhận này.
Hà Phương
Theo Saostar
Hiểu đúng và đủ về bột ngọt
Bột ngọt là một chất phụ gia tạo vị ngọt của thịt và rau (vị umami), giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thắc mắc xung quanh tính an toàn của gia vị này.
TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương - đã có những chia sẻ về tính an toàn của loại gia vị này.
- PV: Có thông tin cho rằng bột ngọt ảnh hưởng đến não và gây suy giảm trí nhớ. Điều này nên hiểu thế nào, thưa bác sĩ?
- TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate - thành phần chính của bột ngọt.
Cơ chế đầu tiên nằm tại hệ tiêu hóa. Cụ thể, khi thức ăn chứa glutamate dù từ thực phẩm hay gia vị vào trong hệ tiêu hóa, tất cả glutamate này sẽ chuyển hóa thành năng lượng tại ruột để phục vụ cho các hoạt động của ruột, do vậy việc ăn thực phẩm hay bột ngọt chứa glutamate sẽ không làm tăng hàm lượng glutamate sẵn có trong máu. Cơ chế thứ hai nằm ở hàng rào máu - não, hàng rào này được ví như cánh cổng vững chắc, nó ngăn sự di chuyển từ máu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate.
Như vậy, bột ngọt ăn vào cơ thể qua các bữa ăn hằng ngày không làm tăng hàm lượng glutamate.
- Thưa bác sĩ, nêm bột ngọt vào thấy món ăn ngon thì ai cũng nhận thấy, nhưng tại sao nêm bột ngọt lại ngon?
- Để giải đáp vấn đề này, các bạn hãy trả lời câu hỏi: "ăn thịt luộc dù chưa cần chấm bạn có thấy ngọt ngon không? Hay ăn hải sản cũng vậy?". Rõ ràng chúng ta đều nhận thấy vị của món thịt luộc hay vị hải sản dù nướng, hấp đều rất ngọt.
Lý do nằm ở chỗ các loại thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn glutamate - một loại axit amin phổ biến trong tự nhiên. Và glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn. Các thực phẩm chúng ta ăn thông thường hằng ngày hầu hết đều chứa glutamate: các loại thịt chứa khoảng 10 - 20 mg glutamate/100 g thực phẩm, tuy nhiên hàm lượng này tăng cao khi thực phẩm được chế biến với nhiệt độ; thân mềm 2 mảnh như sò điệp chứa đến 140 mg glutamate/100 g; rau củ quả cũng rất giàu glutamate như bắp cải chứa 50 mg/100 g, cà chua chứa đến 250 mg/100 g...
Năm 1908, giáo sư người Nhật Bản - TS. Kikunae Ikeda là người đầu tiên khám phá ra glutamate là thành phần mang đến vị ngon cho nước dùng dashi của người Nhật, cũng như vị ngon của các thực phẩm như cà chua, măng tây, pho mát hay thịt. Ông đặt tên cho vị của glutamate là vị umami với hàm nghĩa vị ngon.
Ngay sau đó, GS.TS Ikeda đã phát minh ra bột ngọt với thành phần chính là glutamate vào năm 1908. Năm 1908, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên Aji-no-moto. Bột ngọt có bản chất là glutamate nên có chức năng mang đến vị umami, vị ngon cho món ăn. Việc nêm bột ngọt vào món ăn thực chất là chúng ta bổ sung thêm glutamate bên cạnh glutamate sẵn có từ thực phẩm cho món ăn, từ đó khiến vị umami của món ăn rõ rệt hơn, giúp món ăn ngon và hài hòa hơn.
Bột ngọt, hay còn gọi là gia vị umami, giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn
- Thưa bác sĩ, liều lượng sử dụng bột ngọt hằng ngày như thế nào là hợp lý?
- Muối được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị dùng dưới 5 g/ngày (gần 1 muỗng cà phê muối/ngày), đường được Cơ quan Quan ly Thưc phâm Anh khuyến nghị phu nư không ăn quá 50 g va nam giơi không ăn quá 70 g đường đơn mỗi ngày.
Còn đối với bột ngọt, hiện nay không có quy định hay khuyến nghị về liều dùng hằng ngày. Cụ thể, JECFA và EC/SCF xác nhận bột ngọt là một gia vị an toàn với liều dùng hằng ngày (ADI - acceptable daily intake) "không xác định". Trong thông tư của Bộ Y tế, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hằng ngày.
Liều dùng hằng ngày không xác định được hiểu là, không có quy định mỗi người hằng ngày được dùng bao nhiêu gam bột ngọt. Mỗi người có thể sử dụng bột ngọt với liều lượng khác nhau cho từng món ăn tùy theo khẩu vị và sở thích của mình.
- Cảm ơn bác sĩ!
Hoàng Vũ
Theo nld.com.vn
Ca hút mỡ hỏng tại Mỹ khiến cô gái 36 tuổi qua đời vì tim đột ngột ngừng đập Sau 5 tiếng phẫu thuật liên tục, Diana Alvarez rơi vào tình trạng tim ngừng đập và qua đời ngay sau đó. Diana Alvarez (36 tuổi) sống tại Kennesaw, Georgia (Mỹ) đã quyết định bay đến thành phố Medellín, Colombia để hút mỡ bụng vào đầu tháng 9 năm 2016. Tuy nhiên, chồng cô - Dario Chavarro cho biết, khi đến nơi, Diana...