Thực hư chuyện quan hệ “bên ngoài” mà vẫn… dính bầu
Chúng em chọn biện pháp xuất tinh ra bên ngoài để tránh thai, nhưng không hiểu sao vẫn “dính bầu”. Lẽ nào chỉ “bên ngoài” vẫn không an toàn?
Bạn đọc nữ không nêu tên, 22 tuổi, TP HCM , hỏi: Chào bác sĩ, em năm nay 22 tuổi, do kinh tế chưa ổn định nên em và người yêu chỉ sống với nhau chứ chưa làm đám cưới, khi quan hệ chọn biện pháp xuất tinh ngoài để tránh thai. Nhưng vừa qua, bỗng dưng em chậm kinh và thử que, phát hiện dính bầu, đi khám ở bệnh viện cũng xác nhận.
Chúng em cũng đang thu xếp cưới nhau để con ra đời có cha, có mẹ nhưng em cảm giác là người yêu của em có gì đó khác lạ, không tin tưởng. Bản thân em cũng bối rối bởi không hiểu làm thế nào tinh dịch chỉ ở bên ngoài cơ thể lại có thể… thấm vào hay thế nào mà làm dính bầu? Mong bác sĩ giúp chúng em vượt qua khúc mắc.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, cho biết:
Biện pháp ngừa thai “xuất tinh ngoài” dựa trên nguyên tắc là nếu không có tinh dịch (hoặc tinh trùng) vào trong âm đạo thì người phụ nữ sẽ không thể có thai, người nam sẽ chủ động rút dương vật ra và xuất tinh bên ngoài trong mỗi lần giao hợp. Đây là được coi là phương pháp tránh thai tự nhiên không cần sự hỗ trợ của y học, dễ thực hiện nhưng nhược điểm là hiệu quả không cao, rất dễ thất bại nên thầy thuốc không chuyến khích áp dụng.
Video đang HOT
Các nguyên nhân thất bại là:
- Người nam không thể hoặc không kịp kềm chế phản xạ xuất tinh khiến cho việc “tháo lui” không kịp thời, đã có vài giọt tinh dịch xuất ra trước khi rút dương vật. Do vậy phương pháp này rất dễ thất bại đối với các bạn trẻ, các cặp vợ chồng mới cưới vì có sự nhậy cảm cao với kích thích tình dục và thường hay bị xuất tinh sớm.
- Trước khi có phản xạ xuất tinh, có thể đã có xuất tiết một ít tinh dịch khi đang giao hợp, điều này khiến cho khi phát hiện ra là đã có mang thai thì người trong cuộc sẽ hoang mang, không hiểu hoặc nghi ngờ bạn tình không chung thủy.
- Xuất tinh ra ngoài thành công nhưng tinh dịch bị dây dính ngay vùng âm hộ thì vẫn có khả năng thất bại vì tinh trùng vẫn có cơ hội xâm nhập âm đạo, cổ tử cung để đi lên thụ tinh cho trứng (nên nhớ tinh trùng có khả năng bơi trong dịch tiết sinh dục hướng về tử cung – vòi trứng).
- Sau khi xuất tinh ngoài, một số người lại tiếp tục giao hợp hoặc dùng tay đã dính tinh dịch tiếp xúc bộ phận sinh dục nữ cũng có thể khiến người nữ mang thai.
Phương pháp xuất tinh ngoài còn có điều bất lợi khác là làm giảm khoái cảm tình dục và không ngừa được bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì vậy tốt nhất nếu muốn tránh thai, áp dụng các biện pháp an toàn hơn như dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai hằng ngày (vỉ 21-28 viên).
Bạn nên trao đổi thẳng và đề nghị chồng sắp cưới cùng tham khảo thông tin như trên để vượt qua khúc mắc, đồng thời rút kinh nghiệm để thực hành ngừa thai an toàn và hiệu quả hơn trong những năm chung sống sau này.
Chúc các bạn nhiều hạnh phúc.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Thắt ống dẫn tinh: có khi nào biến chứng, hỏng "chuyện ấy"?
Tôi vừa thắt ống dẫn tinh vài tháng, dù được tư vấn là thủ thuật này không ảnh hưởng "chuyện ấy" nhưng sao tôi vẫn thấy yếu đi, không biết có biến chứng gì không
Ảnh minh họa
Bạn đọc M.T. (nam, 50 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM), hỏi: Chào bác sĩ, tôi vừa đi triệt sản cách đây vài tháng, không biết do tâm lý hay do nguyên nhân sức khỏe mà tôi cảm thấy "chuyện ấy" có phần không được như xưa, thỉnh thoảng có thấy nhoi nhói ở bụng dưới. Tôi được biết bác sĩ triệt sản cho tôi bằng cách cột và cắt ống dẫn tinh. Vậy có khi nào tinh dịch bị dồn ứ gây cảm giác đau bụng dưới không? Triệt sản nam có thể có những tai biến gì, có thể làm hỏng "chuyện ấy" không?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:
Phẫu thuật triệt sản nam (Vasectomy) là một loại tiểu phẫu nhằm cột và cắt 2 ống dẫn tinh của người đàn ông (nằm trong bìu). Phẫu thuật khá đơn giản và nhẹ nhàng, chỉ cần gây tê tại chỗ với đường rạch rất nhỏ qua da bìu (0,5-1 cm). Sau thủ thuật, tinh trùng được sản xuất ra sẽ được cơ thể tái hấp thu.
Chỉ có một số ít có biến chứng như ra máu, nhiễm trùng. Về lâu dài có một số trường hợp xuất hiện u hạt thừng tinh ngay chỗ cột cắt ống dẫn tinh do tinh trùng được sản xuất ra bị dồn ứ nhưng được tái hấp thu đi không kịp, biến chứng này thường chỉ gặp nhiều năm sau mổ và cũng dễ dàng xử lý. U hạt thừng tinh thường chỉ gây đau tức tại chỗ (bìu) chứ không gây đau bụng.
Mặt khác, do cấu trúc giải phẫu, ống dẫn tinh xuất phát từ mào tinh hoàn sẽ đi lên, chui qua ống bẹn để vào trong bụng và kết thúc tại túi tinh nằm ở cổ bọng đái, do vậy khi mổ triệt sản, do tác động việc kẹp kéo ống dẫn tinh sẽ gây cảm giác thốn, tức ở bụng dưới và cảm giác đau này sẽ khỏi trong một vài ngày sau phẫu thuật .
Bạn cần tái khám ở cơ sở y tế đã triệt sản cho mình hoặc ở bất kỳ khoa Nam học nào khác để được khám và chẩn đoán tình trạng đau sau mổ, có thể đó à triệu chứng bệnh của một cơ quan khác trong vùng bụng chứ không phải do mổ triệt sản.
Triệt sản nam không đụng chạm đến 2 tinh hoàn của người đàn ông nên chắc chắn không làm suy giảm nội tiết (testosterone do tinh hoàn tiết ra) như bạn lo lắng. Do vậy khi đi khám, bạn cần nói rõ triệu chứng bất thường về tình dục, thí dụ như hiện tượng giảm ham muốn, giảm cương, rối loạn xuất tinh... để các bác sĩ có hướng tư vấn và điều trị. Nên đi khám sớm vì có thể các trục trặc trong "chuyện ấy" mà bạn vừa gặp phải là do các nguyên nhân sức khỏe khác.
Cần biết là sau triệt sản, đa số không có sự thay đổi về đời sống tình dục, thậm chí có một số trường hợp gia tăng hoạt động tinh dục vì được giải tỏa tâm lý lo lắng về ngừa thai, không còn lo sợ mang thai ngoài ý muốn .
Theo nguoilaodong
Rụng trứng là khó chịu: Có phải mãn kinh sớm? Bạn đọc N.T.P (36 tuổi, TP HCM) hỏi: Thời gian gần đây tôi hay gặp hiện tượng khó chịu mỗi khi bước vào giai đoạn rụng trứng: Nhiệt miệng, nổi mụn, phù chân, nổi mề đay, sưng và ngứa "vùng kín"..., thường hết trong 3 ngày. Tôi lo lắng không biết đó có thể là dấu hiệu của tình trạng mãn kinh sớm...