Thực hư chuyện máy tính Việt chưa đập hộp đã nhiễm virus
Việc Microsoft công bố phát hiện máy tính xách tay chưa đập hộp nhiễm virus khiến không ít người dùng lo lắng.
Chỗ nào cũng có virus
Theo nghiên cứu mới nhất mà Microsoft vừa công bố, hãng này đã mua một số máy tính xách tay tại 5 quốc gia gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam để kiểm tra độ an toàn sản phẩm và nhận thấy 48% thiết bị cài Windows lậu đã nhiễm mã độc.
Cụ thể, Microsoft lấy mẫu 66 bộ đĩa cài, 52 máy tính xách tay mới mang thương hiệu của các hãng uy tín được cài sẵn Windows bất hợp pháp và phát hiện tới 2.000 mã độc bao gồm lỗ hổng, mã phá chương trình, mã ăn cắp mật khẩu và virus. Trong số đó có sâu OSE được ngụy trang như một ứng dụng văn phòng và thiết lập cổng hậu cho tin tặc điều khiển máy tính. Tội phạm sau đó có thể dùng sâu này trích xuất tập tin, cài đặt phần mềm bổ sung, hoặc sử dụng máy tính để gửi thư rác.
Tính tổng cộng, 86% số đĩa và 48% máy tính cài Windows lậu đã bị nhiễm mã nguy hiểm dù mới được mua về. Microsoft không chia sẻ tỷ lệ cụ thể ở từng quốc gia nhưng khẳng định tình trạng này diễn ra ở cả 5 nước.
Phát biểu khi công bố kết quả nguyên cứu, ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho rằng, sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền thật sự mang lại rủi ro. Tội phạm mạng có thể khai thác mã độc trong hàng loạt hoạt động xâm lấn từ ăn cắp mật khẩu và truy cập vào tài khoản ngân hàng, thậm chí chiếm quyền điều khiển máy tính và thông tin cá nhân để tiến hành các hoạt động tội phạm.
Video đang HOT
Người dùng lo ngại trước thông tin máy tính chưa đập hộp nhiễm virus.
Ảnh: Kiên Nam
Lỗi do nhà phân phối
Thông tin của Microsoft vừa đưa ra đã nhận được sự phản hồi với tâm trạng lo lắng từ phía người dùng.
Chị Nguyễn Thúy An, kế toán Công ty TNHH Trí Minh, quận Tân Bình, TPHCM lo âu: Ngay cả máy vừa mua chưa sử dụng đã bị cho là có virus thì còn ai dám dùng máy tính nữa.
Trên diễn đàn tin học, thành viên có nick name Otchuacay cho rằng: Đây chỉ là chiêu PR của Microsoft cho việc bán phần mềm có bản quyền. Máy tính cũ nhiễm virus thì có thể nói do người dùng không cẩn thận khi cài đặt, sữa chữa. Còn nói máy mới có virus là phủ nhận sạch trơn vai trò của các kỹ sư kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra của các hãng lắp ráp máy tính.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena cho rằng: Laptop chưa sử dụng có thể bị nhiễm virus là hoàn toàn có thể xảy ra. Có 2 nguyên nhân cho việc này: Thứ nhất, do nhà phân phối cài hệ điều hành Windows lậu, để giảm chi phí mua bản quyền. Khi cài đặt nhà phân phối đã dùng phần mềm crack (bẻ khóa) để tránh chi phí và đây chính là con đường để virus phát sinh. Tuy nhiên, việc công bố mức độ thông tin như thế nào thì lại là việc riêng của các hãng, người dùng nên cẩn trọng và vẫn luôn có các chế độ kiểm soát là hợp lý nhất.
Sau vụ “cửa hậu” từ các máy tính có xuất xứ từ Trung Quốc nên Microsoft nâng tầm cảnh báo của mình lên cho người dùng yên tâm. Chứ thật sự máy tính vừa “đập hộp” chưa sử dụng thì virus đi đường nào? Vì thế, người dùng cần bình tĩnh đón nhận thông tin dưới dạng cảnh báo để chủ động đề phòng.
Theo Kiến Thức
Nhiều laptop ở Việt Nam chưa 'đập hộp' vẫn chứa virus
Microsoft đã mua một số máy tính xách tay tại 5 quốc gia gồm Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam để kiểm tra độ an toàn sản phẩm và nhận thấy 48% thiết bị cài Windows lậu đã nhiễm mã độc.
Sáng 20/12, Microsoft công bố nghiên cứu mới nhất mà họ thực hiện tại khu vực Đông Nam Á. Hãng này lấy mẫu 66 bộ đĩa cài, 52 máy tính xách tay mới mang thương hiệu của các hãng uy tín được cài sẵn Windows bất hợp pháp và phát hiện tới 2.000 mã độc bao gồm lỗ hổng, botnet, mã phá chương trình, mã ăn cắp mật khẩu, trojan và virus. Trong số đó có sâu OSE - ngụy trang như một ứng dụng văn phòng và thiết lập cổng hậu cho tin tặc điều khiển máy tính. Tội phạm sau đó có thể để trích xuất tập tin, cài đặt phần mềm bổ sung, hoặc sử dụng máy tính để gửi thư rác.
Tính tổng cộng, 86% số đĩa và 48% máy tính cài Windows lậu đã bị nhiễm mã nguy hiểm dù mới được mua về. Microsoft không chia sẻ tỷ lệ cụ thể ở từng quốc gia nhưng khẳng định tình trạng này diễn ra ở cả 5 nước..
Một số đại lý không uy tín đã nhập laptop chưa có sẵn hệ điều hành của các hãng lớn với giá rẻ hơn về Việt Nam rồi sau đó cài Windows lậu để bán cho khách hàng.
"Trước đây, tội phạm chủ yếu dựa vào các lỗ hổng phần mềm để cấy ghép chương trình độc hại. Nhưng chúng đang ngày càng tinh vi hơn trong việc tấn công máy tính của các nạn nhân", ông Jeff Bullwinkel, Giám đốc luật của Microsoft châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, chia sẻ.
Tội phạm có thể tìm đường thâm nhập thông qua các nhà phân phối và đại lý không uy tín, nơi cho phép sao chép phần mềm bất hợp pháp vào các máy tính để bán với giá rẻ nhằm thu hút nhiều người mua hơn. Hoạt động này ngày càng gia tăng bởi sự chỉ đạo của những tổ chức tội phạm vì mục tiêu lợi nhuận.
"Sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền thật sự mang lại rủi ro. Đó không còn là vấn đề chỉ phớt qua trên phương tiện truyền thông, hay chỉ xảy ra với người khác. Tội phạm mạng có thể khai thác mã độc trong hàng loạt hoạt động xâm lấn từ ăn cắp mật khẩu và truy cập vào tài khoản ngân hàng, thậm chí chiếm quyền điều khiển máy tính và thông tin cá nhân để tiến hành các hoạt động tội phạm", ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, nhấn mạnh.
"Dùng máy tính cài phần mềm giả mạo giống như sống trong khu vực nhiều tội phạm tinh vi mà cửa nhà lại mở", bà Rebecca Hồ, Giám đốc về sở hữu trí tuệ của Microsoft APAC, phát biểu. Hãng này đang tiến hành một nghiên cứu sâu hơn tại khu vực Đông Nam Á với các tập mẫu lớn hơn và dự kiến sẽ công bố kết quả trong quý đầu năm 2013.
Theo VNE
64% đĩa cài đặt Windows lậu tại Đông Nam Á nhiễm mã độc Microsoft hôm nay vừa công bố nghiên cứu về an toàn cho máy tính thực hiện mới đây tại các nước Đông Nam Á. Báo cáo chỉ ra rằng, trung bình, 86% đĩa Windows giả mạo và 48% các máy tính cài đặt bản Windows bất hợp pháp đều bị nhiễm mã độc. Phân tích đã được tiến hành bởi các nhà nghiên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

WEAN, HURRYKNG, Isaac nổi như cồn vẫn không bán được vé, ê chề phải hủy show
Sao việt
07:46:40 31/03/2025
Vừa ra mắt đã bán chạy nhất Steam, nhận 94% rating tích cực, bom tấn vội giảm độ khó, sợ game thủ "dỗi quit"
Mọt game
07:44:35 31/03/2025
Sỏi san hô nguy hiểm không?
Sức khỏe
07:31:52 31/03/2025
Cặp đôi diễn viên - ca sĩ chính thức kết hôn sau 10 năm yêu, quyết định thay đổi 180 độ chỉ sau 1 cuộc gặp gỡ với gia đình
Sao châu á
07:29:54 31/03/2025
Điều gì giúp 'Nhạn Hồi Thì' tạo cơn sốt trên màn ảnh?
Hậu trường phim
07:16:00 31/03/2025
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
06:56:33 31/03/2025
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
06:00:57 31/03/2025
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra
Phim châu á
05:56:54 31/03/2025
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng
Phim âu mỹ
05:55:22 31/03/2025
Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin
Thế giới
05:37:36 31/03/2025