Thực hư chuyện bà bầu chạy bộ rơi con
Em bé luôn được bao bọc an toàn trong túi ối, vì vậy mẹ cứ chạy bộ, vận động, miễn không làm ảnh hưởng đến dây chằng và các khớp.
Chúng ta đều biết việc tập thể dục với phụ nữ mang thai trong điều kiện cường độ phù hợp là an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người băn khoăn về chấn thương, cường độ, hay các kiểu bài tập phù hợp. Sau đây là những thắc mắc và phần giải đáp giúp các bà bầu hiểu rõ hơn về việc tập thể dục trong thai kỳ.
Nếu bạn không tập thể dục trước đó, khi mang thai không nên bắt đầu tập?
Sai.
Thực tế, mang thai là thời gian lý tưởng để hoạt động. Raul Artal – Giám đốc sản phụ khoa thuộc Đại học Saint Louis ở Missouri (Mỹ) – nói: “Không có bất cứ tài liệu y văn nào nói rằng các sản phụ tập thể dục vừa phải như đi bộ là không an toàn, ngay cả đối với phụ nữ trước đây ít vận động”.
Không hoạt động trong chu kỳ mang thai mới thực sự là mối đe doạ gây ra vấn đề tăng cân vượt kiểm soát, huyết áp cao, đau nhức, gây nguy hiểm hơn cho sinh mổ và bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bà bầu không có bất kỳ biến chứng y khoa trước khi sinh nào, bác sĩ Artal khuyến cáo đi bộ 30 phút đến 60 phút mỗi ngày với tốc độ vừa phải.
Tập luyện nhẹ nhàng, tránh những bài tập gập bụng hay những bài tập khác tác động lên vùng bụng, lưng trong ba tháng đầu mang thai.
Tập thể dục trong lúc mang thai có thể gây chấn thương khớp?
Điều này không hẳn.
Bởi đúng là khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tăng nồng độ relaxin – một hormone nới lỏng dây chằng để chuẩn bị cho cơ thể sinh em bé. Nhưng một nghiên cứu năm 2011 của Đại học Georgia (Mỹ) chỉ ra rằng tập luyện ở cường độ từ thấp đến trung bình là an toàn. Tiến sĩ Patrick O’Connor nói: “Nguy cơ tăng relaxin phần lớn là lý thuyết”.
Chạy bộ không tốt cho thai kỳ?
Sai.
Video đang HOT
Thực tế bạn không nên tin vào câu nói: “Chạy sẽ làm rơi em bé”. Bởi vì em bé luôn được bao bọc an toàn trong túi ối. Bạn cứ chạy bộ, vận động, miễn không làm ảnh hưởng đến dây chằng và các khớp. Thậm chí, một vài vận động viên vẫn tiếp tục chạy trong quá trình mang thai nhưng với một cường độ phù hợp hơn.
Bạn không nên tập những bài tập bụng trong thời kỳ mang thai?
Đúng.
Bạn nên tránh những bài tập gập bụng hay những bài tập khác tác động lên vùng bụng, lưng trong ba tháng đầu mang thai. Bởi tử cung trong thời gian này sẽ phát triển nên những bài tập dạng trên có thể gây nén các tĩnh mạch chủ, làm giảm lưu lượng máu và gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
Theo Người lao động
Nên và không nên ăn gì trước khi chạy bộ?
Chạy bộ có lẽ là môn thể thao đơn giản nhưng dễ dàng mang lại hiệu quả cho việc giữ gìn sức khỏe và vóc dáng cho bạn. Chính vì thế đa số mọi người chọn chạy bộ là môn tập hàng ngày cho mình.
Cho dù bạn là vận động viên marathon hay chỉ đang tập chạy vì lý do sức khỏe, việc nạp đủ và đúng dinh dưỡng trước buổi chạy là hết sức quan trọng. Chạy khi trong bụng trống rỗng đã là một sai lầm lớn, nhưng ăn những thực phẩm không phù hợp trước khi chạy thì có thể gây những triệu chứng đau bụng, chóng mặt, đau đầu. Hãy cùng xem một số những lựa chọn thực phẩm tốt nhất phù hợp với mỗi buổi tập của bạn.
2 tiếng trước khi chạy
Nên ăn: Bữa ăn chứa 300 - 400 calo bao gồm tinh bột, protein và chất béo lành mạnh.
- Mỳ ống, pho mát, rau
- Bánh sandwich, bơ, thạch
- Sữa chua, các loại trái cây
- Cá, bơ, xoài
- Sinh tố trái cây hoặc rau xanh
- Bánh mỳ, trứng, các loại rau
Không nên: Ăn thịt mỡ và các loại rau gây khó tiêu hóa.
- Bông cải xanh, hành tây, đậu
- Các loại súp có kem, bánh mỳ kẹp thịt, khoai tây chiên, kem
1 tiếng trước khi chạy
Nên ăn: Bữa ăn nhẹ chứa 150 calo bao gồm các loại tinh bột và protein dễ tiêu hóa.
- Bánh mỳ nướng, bơ lạc
- Chuối, hạt điều
- Thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt
- Cà rốt, pho mát
Không nên ăn: Các loại trái cây gây đầy hơi
- Lê
- Táo
- Dưa
15-30 phút trước khi chạy
Nên ăn: Một khẩu phần ăn nhỏ và dễ tiêu hóa
- Nửa quả chuối
- Bánh mặn
- Nho khô
Không nên ăn: Thực phẩm chứa nhiều protein, tinh bột và nhiều chất xơ
- Mỳ ống
- Bánh sừng bò, pho mát kem
- Gà rán
Ngoài tất cả những thực phẩm cần bổ sung, cung cấp đủ nước cũng là một việc rất cần thiết. Hãy uống 1 cốc nước đầy từ 1 đến 2 tiếng trước khi tập, sau đó có thể nhấp vài ngụm nhỏ 15 phút trước khi bắt đầu chạy.
Theo DepPlus.vn/MASK
Hãy chạy bộ vì cơ thể Nếu không có điều kiện đến các phòng tập thể dục, bạn có thể chạy bộ để cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như để ngừa bệnh tật, theo healthmeup.com dẫn lời các chuyên gia sức khỏe. Chạy bộ là cách đốt calo hiệu quả, giúp bạn duy trì được cân nặng hợp lý. Việc kiểm soát huyết áp, lượng...