Thực hư chuyện bà bầu ăn nhiều sẽ khó sinh
Có một thắc mắc vẫn thường xuyên được các thai phụ đặt ra cho bác sĩ khi đi khám thai: ăn nhiều trong những tháng giữa thai kỳ, có dẫn đến tình trạng sinh khó?
Trên mạng internet cũng đã có nhiều tài liệu loan truyền lời khuyên bà bầu không nên ăn nhiều, vì “mẹ ăn, con bổ”, dẫn đến thai nhi phát triển to xác, mẹ bị béo phì, khi sinh nở sẽ khó khăn. Những lời khuyên này có cơ sở khoa học không?
Ảnh: minh họa – Internet
Nhiều chứng cứ khoa học phủ nhận “ăn nhiều, sinh khó”
Trong những năm đầu thế kỷ 20, nhiều bác sĩ sản khoa tin rằng tăng cân ít hơn 9kg trong suốt thai kỳ giúp làm giảm bệnh cao huyết áp trong thai kỳ. Từ năm 1993, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Gadsby (Hoa Kỳ) đã ghi nhận có đến hơn 90% thai phụ có triệu chứng buồn nôn hay nôn trong những tháng đầu của thai kỳ, trong đó 1 – 3% thai phụ nôn nhiều đến mức sụt cân, dẫn đến những rối loạn cơ thể nghiêm trọng. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Trong thực tế, rất ít thai phụ lên cân trong ba tháng đầu thai kỳ. Chính vì vậy, dinh dưỡng đầy đủ trong những tháng giữa thai kỳ có vai trò giúp thai phụ hồi phục sức lực bản thân, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt. Nếu lại giới hạn không cho thai phụ nạp đủ dinh dưỡng trong thời kỳ này, sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những điều nói trên cũng đã được chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu khoa học quốc tế.
Những nghiên cứu của các nhóm bác sĩ Abrams (năm 1995), Hickey (năm 1995) và Siega-Riz (năm 1994) nhận thấy những thai phụ lên cân ít trong thai kỳ dễ bị sinh non hay dễ sinh ra thai nhỏ ký hơn so với những thai phụ tăng cân đủ trong thai kỳ. Thậm chí nhiều thực nghiệm trên thú vật ghi nhận có những tổn thương não bộ của thai nhi nếu để cho thú mẹ nhịn đói trong thai kỳ.
Nên tăng cân trong giới hạn được khuyến cáo
Với sự phát triển của khoa học, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giới hạn chế độ ăn quá mức trong thai kỳ là “lợi bất cập hại”. Ngược lại với quan điểm hồi đầu thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ, thì những thai phụ có cân nặng trước sinh trong giới hạn bình thường được khuyến cáo cần tăng cân 9 – 12kg trong thai kỳ. Tuy những thai phụ tăng cân quá mức trong thai kỳ có nhiều khả năng sinh bé nặng cân và có nguy cơ mổ sinh cao hơn những thai phụ bình thường, người ta vẫn không thấy có mối liên quan giữa thời điểm tăng cân nhiều, tức là tăng cân vào ba tháng đầu, giữa hay cuối, với nguy cơ gia tăng tỷ lệ mổ sinh.
Video đang HOT
Tăng cân trong giới hạn đã khuyến cáo được đánh giá là giúp giảm nguy cơ xảy ra những biến chứng của thai kỳ trong khi đó, giới hạn dinh dưỡng quá mức hay ăn quá nhiều có thể làm gia tăng nguy cơ lúc sinh. Chúng tôi đánh giá rằng việc giới hạn chế độ ăn của thai phụ quá mức trong ba tháng giữa của thai kỳ vừa không giúp thai phụ hồi phục sức lực sau quá trình nghén trong những tháng đầu, vừa ảnh hưởng xấu đến tình trạng thai nhi.
Theo TS.BS Trần Sơn Thạch
Bee
10 loại bệnh dễ mắc do ăn quá nhiều
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm thường xuyên có thể làm tổn hại sức khỏe gây ra một số bệnh tật. Người ta dễ ăn quá nhiều khi bị thực phẩm cám dỗ hoặc đơn giản chỉ vì tiếc đồ ăn phải bỏ đi.
1. Dạ dày
Ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, làm tăng chứng khó tiêu. Ngoài ra các tế bào biểu mô dạ dày của con người có tuổi thọ ngắn hơn, 2 đến 3 ngày lại cần được sửa chữa một lần. Thực phẩm của bữa ăn trước đó cần phải được tiêu thụ hết để tiêu hóa bữa ăn kế tiếp. Khi dạ dày luôn trong tình trạng hoạt động, niêm mạc dạ dày không dễ dàng được sửa chữa để tiết dịch vị và sẽ phá hủy các hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất hiện triệu chứng khó tiêu. Lâu dài có thể gây ra lở loét và các bệnh dạ dày khác.
Ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày (ảnh minh họa)
2. Béo phì
Con người hiện đại tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo, hàm lượng protein cao khiến cho tiêu hóa khó khăn hơn. Sự tích tụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong cơ thể sẽ dẫn đến hậu quả là bệnh béo phì và một loạt các bệnh khác liên quan. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng béo phì dễ dẫn đến một loạt các chứng bệnh bao gồm cả bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch, viêm túi mật, ...
3. Ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra rằng một bữa ăn quá tải có thể gây ra các hoạt động làm giảm khả năng ức chế ung thư biểu mô tế bào, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.
4. Bệnh đường ruột
Ăn quá nhiều thực phẩm làm tắc nghẽn chất béo, gây tắc ruột (ảnh minh họa)
Các nhà khoa học Trung Quốc Đài Loan đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều thực phẩm làm tắc nghẽn chất béo trong ruột, có thể gây tắc ruột, phân đen, lẫn máu.
5. Mệt mỏi
Ăn quá nhiều sẽ làm cho não không đáp ứng kịp, đẩy nhanh sự lão hóa của não. Sau khi ăn xong, hệ thống tiêu hóa vẫn liên tục "làm việc", gây ra mệt mỏi và buồn ngủ.
Ăn quá nhiều sẽ gây mệt mỏi và buồn ngủ (ảnh minh họa)
6. Bệnh loãng xương
Sự thỏa mản sở thích ăn uống dài hạn dễ dàng để làm cho xương bị mất muối canxi, tăng xác suất mắc bệnh loãng xương.
7. Thận
Ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương hệ thống tiết niệu. Do có quá nhiều nitơ phi protein bài tiết đến thận khiến nó bị tăng gánh nặng.
8. Suy nhược thần kinh
Ăn quá nhiều gây suy nhược thần kinh (ảnh minh họa).
Bữa tối ăn quá nhiều khiến các bộ phận xung quanh đường tiêu hóa "phồng lên" gây ra sự đàn áp. Làn sóng kích thích lan rộng đến các bộ phận khác của vỏ não, gây ra suy nhược thần kinh.
9. Viêm tụy cấp
Ăn tối quá ăn no, uống quá nhiều có khả năng gây viêm tụy cấp.
10. Alzheimer
Các chuyên gia Nhật Bản cũng cho thấy khoảng 30% - 40% bệnh nhân mắc Alzheimer (một chứng mất trí nhớ), thì đã có một thời gian dài ăn quá nhiều.
Theo Xeko (TTVN)
8 kiểu phụ nữ dễ sinh con trai Nếu bạn giàu, hoặc bạn có chí tiến thủ, hoặc luôn có chồng quấn quýt bên cạnh, bạn sẽ có nhiều khả năng sinh con trai hơn. Các chuyên gia y tế đã tổng kết, 8 kiểu phụ nữ sau đây dễ sinh con trai. 1. Phụ nữ có trí nhớ tốt Theo một nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc ĐH Simon...