Thực hiện tốt thông điệp 5K về phòng, chống dịch Covid-19
Theo ghi nhận thực tế thời gian gần đây cho thấy, có tình trạng người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như: không đeo khẩu trang nơi công cộng, khi ra khỏi nhà; không rửa tay sát khuẩn trước khi vào cơ quan, đơn vị; tập trung đông người và không giữ khoảng cách.
Nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: A. Yên
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp cho biết, lãnh đạo tỉnh sẽ chỉ đạo các lực lượng chức năng đi kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành nghiêm việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là những trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng.
* Không được lơ là, chủ quan
Phó giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung vừa ký văn bản gửi trung tâm y tế các huyện, TP. Biên Hòa, TP.Long Khánh yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Theo đó, lãnh đạo Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm thông điệp 5K gồm: khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế. Đồng thời, kiện toàn mạng lưới giám sát và đáp ứng nhanh, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra với quan điểm không chủ quan, lơ là, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, kiện toàn tổ phòng chống dịch Covid-19 tại cộng đồng. Giám sát chặt chẽ và cách ly y tế các trường hợp nhập cảnh biên giới về Việt Nam bằng đường thủy, đường bộ, đặc biệt lưu ý các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia theo đường thủy.
Đối với nhân viên phục vụ trong khu cách ly tập trung của tỉnh phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định cách ly y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Kết thúc đợt cách ly 14 ngày, nếu trong khu cách ly không có ca dương tính thì nhân viên phục vụ trong khu cách ly được trở về nhà, làm việc bình thường. Nếu xảy ra trường hợp dương tính thì phải xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với nhân viên phục vụ trong khu cách ly tập trung khách sạn, nhà nghỉ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế. Trường hợp thay ca làm việc, nhân viên phục vụ trong khu cách ly ở khách sạn, nhà nghỉ phải cách ly tại nhà đủ 14 ngày kể từ ngày rời khỏi khu cách ly và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng về nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Các đối tượng sau khi cách ly tập trung cần phải theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày. Trong thời gian trên, những người này được đi làm bình thường nhưng phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Các đơn vị có khách sạn cách ly phải bố trí người đưa đón chuyên gia để nắm tình hình.
* Tiếp tục xét nghiệm để sớm phát hiện ca bệnh
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạch Thái Bình chia sẻ, công tác xét nghiệm sớm để phát hiện ca bệnh vẫn được ngành y tế đặc biệt chú trọng. Ngoài những người nhập cảnh từ nước ngoài, có tiếp xúc gần với ca bệnh… thì những trường hợp bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các bệnh viện có triệu chứng của bệnh đường hô hấp cũng được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế Khoa Nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kiểm tra sức khỏe cho người đang cách ly tại khoa. Ảnh: A. Yên
Do đó, các đơn vị cần tăng cường thực hiện giám sát viêm phổi nặng nghi do virus, viêm đường hô hấp cấp tính nặng, hội chứng cúm, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở điều trị và cộng đồng. Những người này cần được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Trong quá trình điều tra dịch tễ, cần nhấn mạnh định nghĩa về người tiếp xúc gần, là những người có tiếp xúc trong vòng 2m với ca bệnh xác định hoặc ca nghi ngờ trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh xác định hoặc ca nghi ngờ cho đến khi các ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ được cách ly y tế. Nếu là người lành mang trùng thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến nay, 3 cơ sở xét nghiệm của tỉnh là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho hơn 9,6 ngàn mẫu bệnh phẩm. Việc tiến hành xét nghiệm kịp thời để phát hiện sớm ca bệnh nhằm khoanh vùng, cách ly, dập dịch triệt để được xem là một trong những biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả nhất.
Thi tốt nghiệp THPT: Chen chúc tại cổng trường, có đảm bảo an toàn dịch bệnh?
Sau ngày đầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 nhiều người lo ngại về vấn đề an toàn dịch bệnh. Dù đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt nhưng liệu có đảm bảo khi thí sinh, người nhà tập trung quá đông đúc?
Làm sao đảm bảo an toàn khoảng cách, tránh lây nhiễm dịch bệnh khi thí sinh và người nhà chen chúc nhau tại mỗi điểm thi? - HOA NỮ
Buổi sáng 9.8, nhiều phụ huynh thấy khá yên tâm khi nhìn con vừa bước vào cổng trường của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã được rửa tay sát khuẩn, rồi xếp hàng giữ khoảng cách để đo thân nhiệt trước khi vào phòng thi. Tuy nhiên, sau giờ thi xong môn văn đầu tiên, học sinh ùa ra, đông như kiến, nhiều phụ huynh phải dõi mắt mãi mới tìm được con mình trong đám đông đang chen chúc nhau ở cổng trường.
Khi vào thi thì xếp hàng đo thân nhiệt, nhưng đến lúc về thì như bầy ong vỡ tổ, chen chúc nhau ở cổng trường - HOA NỮ
Nhiều người đặt nghi vấn: "Vậy giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn trong dịch bệnh thì như thế nào?".
Tiếng chuông báo hiệu hết giờ thi, nhiều thí sinh nộp bài xong và bước xuống sân trường nhưng vẫn chưa được mở cổng cho ra. Đợi đến khi tất cả thí sinh đều xuống sân trường, mà như thế, cơ hội để thí sinh tụ tập lại rồi xôn xao bàn tán đề thi, còn đâu là giữ đúng khoảng cách an toàn lây nhiễm dịch bệnh?
Nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất là đến khi mở cổng, các em ùa ra như bầy ong vỡ tổ, thậm chí là chen lấn nhau để ra khỏi sân trường. Nhìn các em ken đặc ở cổng trường, ngoại trừ việc đeo khẩu trang, thì chúng tôi không thấy được sự khác biệt với các kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trong điều kiện bình thường trước đó.
Thi xong, thí sinh vẫn chưa về ngay mà nán lại, tụm năm tụm bảy để bàn đề thi như thế nào - HOA NỮ
N.Đ.Q, một tình nguyện viên tại điểm thi ở Q.10 TP.HCM, cũng khó hiểu, bày tỏ: "Lý thuyết là lý thuyết, còn khi vào thực tiễn lại là một chuyện hoàn toàn khác. Việc đảm bảo được khoảng cách an toàn trong dịch như thế này thì sao đảm bảo được. Nếu muốn đảm bảo thì phải tổ chức để các em ra về theo từng phòng thi, hết phòng này ra thì mới đến phòng khác ra, như thế mới mong an toàn".
Rồi Q. lo ngại: "Thật sự nếu có trường hợp mắc dịch bệnh thì việc lây lan là khó tránh khỏi trong trường hợp này".
Không chỉ thời điểm ra về sau khi thi xong, mà lúc đi thi, thí sinh vẫn đứng thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn rồi vui cười tám chuyện với nhau. Có em còn kéo khẩu trang xuống để nói chuyện cho dễ, sau đó vào cổng trường mới đeo khẩu trang lên. Hay lại có nhiều thí sinh còn quên mang khẩu trang, đến cổng trường thi khi hỏi khẩu trang đâu thì các em bảo quên, sau đó mới được các tình nguyện viên phát khẩu trang miễn phí để đeo vào.
Trong lúc chờ con, phụ huynh cũng tập trung đông đúc - HOA NỮ
Phụ huynh đưa con đến điểm thi, trong lúc ngồi chờ con thi xong cũng tụm năm tụm bảy tám chuyện cho qua thời gian. Thấy tình cảnh này, Q. nói: "Thật sự em nghĩ không nên cho phụ huynh ở lại đợi con thi xong mà nên quy định phụ huynh sau khi đưa con đến điểm thi thì nên đi về, đợi đến đúng giờ con thi xong hẳn lên. Còn đến lúc học sinh ra về thì em nghĩ cũng khó mà giữ được khoảng cách hay cũng rất khó để kẻ vạch cho phụ huynh đứng, vì quá đông. Thật sự sau ngày đầu diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 thế này, em thấy rất lo ngại về vấn đề phòng chống lây nhiễm dịch bệnh Covid-19".
Người dân TP Vinh chủ động phòng dịch Covid-19 Tại Nghệ An tuy chưa phát hiện ca dương tính Covid-19 nào, nhưng không vì thế mà người dân chủ quan với dịch bệnh. Nhiều người đã chủ động phòng dịch cho bản thân và gia đình. Tại Nghệ An đến thời điểm này chưa ghi nhận ca dương tính nào. Tuy nhiên, có hơn 13.000 người trở về từ các vùng có...