Thực hiện thành công ca ghép phổi thứ hai từ người cho chết não
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức và thực hiện thành công ca ghép hai phổi thứ hai từ người cho đa tạng chết não, sau ca ghép phổi thứ nhất cách đây tròn 8 tháng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Chiều 19/8, giáo sư-tiến sỹ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ngày 12/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức và thực hiện thành công ca ghép hai phổi thứ hai từ người cho đa tạng chết não, sau ca ghép phổi thứ nhất cách đây tròn 8 tháng.
“Người hiến tạng còn trẻ và các tạng hiến đều có chất lượng rất tốt. Người nhận phổi là ông N.V.K. 38 tuổi, ở Hà Nội, mắc bệnh giãn toàn bộ phế quản giai đoạn cuối – có chỉ định ghép phổi tuyệt đối. Bệnh khởi phát từ khi bệnh nhân còn nhỏ, 10 năm nay diễn biến nặng, gần đây liên tục nằm viện với máy thở và ôxy hỗ trợ,” Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin.
Ca mổ lấy-ghép hai phổi đã diễn ra liên tục trong gần 15 giờ, từ 16 giờ ngày 12/8 tới 6 giờ 30 phút ngày 13/8.
Ghép hai phổi từ người cho chết não được xếp vào loại khó và phức tạp nhất về mặt kỹ thuật mổ trong các loại ghép tạng.
Sau mổ 6 giờ bệnh nhân đã tỉnh, phổi ghép hoạt động tốt. Đường mở ngực được đóng lại sau ghép 30 giờ, và máy hỗ trợ phổi (ECMO) được dừng và rút sau mổ hơn 2 ngày.
Video đang HOT
Kết quả kiểm tra chất lượng phổi ghép bằng xét nghiệm khí máu, soi phế quản, siêu âm mạch phổi, cấy vi trùng đường thở, đều cho kết quả tốt. Chức năng tim và thận của bệnh nhân đều trong giới hạn bình thường.
Như vậy tiến triển sau ghép của bệnh nhân là thuận lợi và hy vọng có thể tự thở hoàn toàn trong một vài ngày tới.
Cách đây 8 tháng, vào ngày 12/12/2018, ca ghép hai phổi từ người cho đa tạng chết não đầu tiên của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho một bệnh nhân 17 tuổi đã được thực hiện thành công, với kíp mổ hoàn toàn là các thầy thuốc của bệnh viện.
Tới nay phổi ghép vẫn hoạt động tốt, bệnh nhân đang hồi phục sức khoẻ, đã tự ăn uống, sinh hoạt, không cần sự hỗ trợ của máy móc. Bệnh nhân đã lên cân và đang tiếp tục được điều trị phục hồi chức năng hô hấp, điều chỉnh các rối loạn thường gặp sau ghép phổi, có thể sẽ được ra viện trong thời gian tới.
Đặc biệt ở ca ghép phổi này là lần đầu tiên, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện lấy và ghép cùng lúc 6 tạng cho 5 bệnh nhân, gồm 2 phổi, 1 tim, 1 gan, 2 thận (cho 2 bệnh nhân). Như vậy là có 6 bàn mổ ghép tạng cùng lúc (1 lấy, 5 ghép) với sự tham gia của gần 300 nhân viên y tế ở tất cả các khâu. Cho đến hôm nay, tất cả 5 bệnh nhân ghép tạng đề có diễn biến thuận lợi.
Tổng cộng chỉ trong gần 1 tuần (từ 12/8 tới 18/8) nhờ sự hỗ trợ và phối hợp nhịp nhàng của Trung tâm Điều phối-Ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Chợ Rẫy, Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện tới 10 ca mổ ghép tạng từ người cho chết não (phổi, 2 tim, 3 gan, 4 thận) với nguồn hiến đa tạng từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (2 ca) và Bệnh viện Chợ Rẫy (1 ca). Tất cả các ca ghép đều cho kết quả thuận lợi.
Bên cạnh đó, bệnh viện vẫn tiếp tực thực hiện 5 ca ghép tạng theo chương trình từ người cho sống (1 gan, 4 thận). Như vậy có tới 15 ca ghép tạng trong 6 ngày.
Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2009-2019 đã có 57 bệnh nhân chết não hiến tạng. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện ghép tim cho 25 trường hợp, ghép phổi cho 2 trường hợp, ghép gan cho 54 trường hợp và ghép thận cho 99 trường hợp./.
Theo Vietnamplus
Kỳ tích: Lần đầu tiên lá gan của một người chết não được 'chia đôi' ghép cho 2 người
Lá gan của một người đàn ông 30 tuổi chết não đã được các bác sĩ đã "chia sẻ" để giúp hồi sinh sự sống cho hai người. Đây đều là các bệnh nhân nặng nếu không được ghép gan sẽ khó qua khỏi.
Gan hiến tặng đã được chia ra để ghép cho 2 người trong đó có một bệnh nhi 8 tuổi.
Hôm nay 15/3, tại Bệnh Việt Đức đã diễn ra buổi họp báo cung cấp thông tin lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công ca phẫu thuật "Chia gan để ghép cho 2 bệnh nhân từ 1 người hiến chết não".
Theo đó, ngày 9/3, các bác sĩ đã chia gan của một người hiến tạng chết não (nam, 30 tuổi, chết não do chấn thương sọ não nặng) để ghép cho 2 bệnh nhân có chỉ định ghép gan.
Bệnh nhân thứ nhất là bệnh nhi 8 tuổi bị suy gan - hôn mê gan do xơ gan mất bù/ bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đồng (Wilson) và teo đường mật bẩm sinh, một sự kết hợp giữa 2 bệnh lý hiếm và nặng và cần ghép gan cấp cứu. Bệnh nhân thứ 2, là một bệnh nhân nam 49 tuổi bị ung thư gan trên nền gan xơ.
Ca mổ được bắt đầu từ 7h30 phút và kết thúc lúc 23h30 phút cùng ngày 9/3 với sự kết hợp của các chuyên gia đầu ngành tại bệnh viện từ nhiều chuyên khoa: Phẫu thuật ghép tạng; phẫu thuật tim mạch; phẫu thuật vi phẫu; gây mê hồi sức; chẩn đoán hình ảnh; các labo xét nghiệm...
Sau 16 giờ phẫu thuật, các bác sĩ cùng lúc lấy đa tạng để ghép cho 5 bệnh nhân, trong đó 1 nhân bệnh ghép tim, 2 bệnh nhân ghép gan và 2 bệnh nhân ghép thận. Ngoài ra, từ nguồn tạng hiến này, các bác sĩ đã lấy các đoạn mạch máu để gửi vào Ngân hàng mô bảo quản để ghép cho các bệnh nhân khác.
Đến hôm nay (15/3), sau ghép 6 ngày, tất cả các bệnh nhân đều hồi phục. 2 bệnh nhân ghép gan đã tự thở, tỉnh táo, các chức năng của gan mới đã hoạt động tốt và hoà hợp với người nhận.
Bệnh nhân thứ 2 được ghép gan cũng đang hồi phục tốt.
Chia sẻ tại buổi họp báo, PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa - Giám đốc Trung tâm ghép tạng, BV Việt Đức cho biết, ca ghép gan đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công năm 1967 tại Mỹ, đến năm 1988 tại Đức đã thực hiện chia gan để ghép cho 2 bệnh nhân.
Tuy nhiên kỹ thuật này rất khó thực hiện với bởi các lý do: không nắm được giải phẫu của gan người hiến trước khi chia; cùng lúc phải thực hiện kỹ thuật ghép gan cho 2 bệnh nhân, đòi hỏi mỗi trung tâm y tế phải có 3 kíp kỹ thuật có thể ghép được gan và thực hiện trong điều kiện cấp cứu (chuẩn bị người cho, 2 người nhận, kỹ thuật mổ, gây mê hồi sức....). Chính vì vậy kỹ thuật chia gan để ghép hiện nay chưa phổ biến trên thế giới.
Tính đến năm 2016, Mỹ là quốc gia ghép gan nhiều nhất thế giới thì số ca chia gan đê ghép cũng chỉ chiếm 1%. Một số trung tâm ghép tạng còn không tiến hành kỹ thuật chia gan để ghép, điều đó cho thấy tính chất phức tạp của kỹ thuật này.
Còn theo GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc BV Việt Đức, chương trình ghép gan tại BV Việt Đức bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 21. Ca ghép gan cho người lớn đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công tại bệnh viện vào ngày 28/11/2007; đến ngày 15/04/2010 bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép gan từ người cho chết não (đầu tiên tại Việt Nam).
Hiện tại bệnh viện đã chủ động trong hầu hết các kỹ thuật ghép gan: ghép toàn bộ từ người cho chết não, ghép gan bán phần từ người cho sống, giảm thể tích gan từ người cho chết não để ghép. Khó khăn lớn nhất của ghép gan là sự khan hiếm của nguồn tạng, do vậy số lượng gan ghép chỉ thoả mãn khoảng 10-15% nhu cầu.
Chính vì vậy BV đã chủ trương tăng tối đa khả năng ghép gan cho bệnh nhân, trong đó giao cho Trung tâm ghép tạng nghiên cứu triển khai kỹ thuật chia gan để ghép giúp cho nhiều bệnh nhân được ghép gan hơn.
Hà An
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Hàng trăm bác sĩ ngủ ngay tại phòng mổ để thực hiện 16 ca ghép tạng trong 1 tuần Ngày 19/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, bệnh viện này vừa trải qua một tuần căng thẳng nhưng đạt kết quả tốt đẹp khi thực hiện 16 ca ghép tạng từ hai người cho chết não và hiến tạng sống. Các bác sĩ thực hiện ca ghép tạng tại BV Việt Đức Tuần qua, các bác sĩ BV Việt Đức...