Thực hiện ‘3 tại chỗ’: Doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị gỡ khó
Hôm qua 16.7, nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM vẫn đang cố gắng mọi cách đảm bảo thực hiện được phương án “3 tại chỗ – 3T” hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm” để duy trì sản xuất.
Doanh nghiệp vừa sản xuất vừa đảm bảo luôn ăn, ở tại chỗ. ẢNH: SWISS POST SOLUTIONS
Tiếp tục chạy đua với “3T”
Trả lời Thanh Niên , ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết công ty đã tổ chức “3T” cho hơn 152 người ở lại nhà máy kể từ 15.7 trong tổng số 200 lao động của công ty.
Việc đáp ứng được ngay quy định tập trung sản xuất, ăn, ngủ tại chỗ, theo ông Thiện, là do “may mắn” vì từ cuối tháng 6 khi dịch diễn biến phức tạp đã xây dựng kế hoạch dự phòng theo hướng này. Ngay sau đó, Q.12 (TP.HCM) – nơi công ty đặt nhà máy – cũng có hướng dẫn chi tiết để khuyến khích các doanh nghiệp (DN) tập trung công nhân, đảm bảo phòng chống dịch. Nhờ sự chuẩn bị này nên khi UBND TP.HCM ra quy định là công ty “kích hoạt” luôn.
Dù vậy, ông Thiện cũng cho hay do hàng loạt DN phải thực hiện nên khi công ty chạy mua mùng chụp, quạt máy chỗ nào cũng hết, chỉ có thể bổ sung dần dần. Riêng với các công nhân nữ đang có con nhỏ dưới 3 tuổi hoặc một số công nhân nhà neo đơn, có người bệnh thì phải cho tạm nghỉ ở nhà, nhưng vẫn trả lương.
“Với số người hiện tại mà chúng tôi phải đảm bảo cung ứng mỗi ngày từ 700.000 – 800.000 quả trứng nên chúng tôi phải tăng ca liên tục. Vì thế, việc chuẩn bị lo bữa ăn cho công nhân cũng áp lực hơn, rồi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lao động… vừa tốn thêm phí, vừa mất thời gian”, ông Trương Chí Thiện chia sẻ thêm.
Một DN sản xuất gỗ than sau khi đã “chạy sút quần” trong 2 ngày trước để thực hiện cho kịp việc thực hiện “3 tại chỗ” gồm ăn, ngủ, nghỉ cho công nhân ở chi nhánh tại TP.HCM, thì hôm qua cũng phải vắt chân lên cổ để tổ chức cho kịp nhà máy chính tại Bình Dương. Bởi theo thông báo từ chiều 15.7, Bình Dương cũng chỉ cho các công ty được hoạt động nếu đảm bảo “3T” kể từ ngày 18.7, “nhưng có lẽ cũng chỉ duy trì được khoảng 30% công nhân ăn ở tại chỗ” – đại diện DN này nói.
Chia sẻ cụ thể hơn, ông Nguyễn Chánh Phương – Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cho biết hầu hết các DN ngành chế biến gỗ đều có nhà máy đặt ở các địa phương lân cận TP.HCM như Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai… song song với văn phòng, chi nhánh ở TP.HCM.
Hiện không chỉ riêng TP.HCM, mà các tỉnh cũng lần lượt áp dụng chính sách “3T” để đảm bảo việc phòng chống dịch Covid-19. Theo ghi nhận của HAWA, có khoảng 70% DN hội viên vẫn duy trì sản xuất, nhưng mức độ khác nhau.
Chẳng hạn với các DN lớn đang có đơn hàng xuất khẩu rất gấp thì từ cuối tháng 6 khi dịch diễn ra phức tạp, nhiều đơn vị đã bắt đầu chuẩn bị cho phương án “cắm trại” tại chỗ vì việc di chuyển, công nhân về ở các khu nhà trọ rất dễ có nguy cơ bị cách ly nên sẽ không đảm bảo hoạt động sản xuất. Nhóm DN này đã thực hiện được khoảng 60 – 70% cho số lao động ở luôn trong nhà máy như sử dụng kho hàng, ở trong phân xưởng…
Video đang HOT
Riêng nhóm DN nhỏ không có điều kiện, đơn hàng không quá gấp thì hiện chỉ thực hiện “3T” cho khoảng 20 – 30% lao động và thậm chí nhiều đơn vị tạm ngừng sản xuất vì trở tay không kịp. Không chỉ các DN sản xuất với nhà xưởng, nhiều công nhân gặp khó khi phải thực hiện ăn, ngủ tại chỗ mà ngay cả công ty công nghệ thông tin, phần mềm cũng cho hay dù nhân sự ít hơn thì việc tổ chức này cũng khá phức tạp.
Trước khi cho lao động vào nhà máy làm việc và tập trung ở lại luôn thì đã xét nghiệm hết rồi, có kết quả âm tính mới cho vào.
Như vậy không cần 7 ngày sau xét nghiệm lại nữa vì tốn chi phí cho DN. Nhiều công nhân lại rất sợ việc này, nên họ càng không yên tâm ở lại trong nhà máy. Thế nên, chỉ quy định khi nào DN hết ăn ở tập trung, để công nhân quay lại cộng đồng thì mới bắt đầu xét nghiệm kiểm tra
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt
Bà Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Swiss Post Solutions – chia sẻ chi nhánh tại TP.HCM có dự án xử lý dữ liệu cho khách hàng ở châu Âu với 34 nhân viên, nhưng không thể làm việc tại nhà. Chính vì vậy công ty cũng phải chạy đua để mua sắm trang thiết bị cơ bản cho mọi người ở luôn tại chỗ từ ngày 15.7. Và hiện công ty cũng đang tổ chức để từ tuần sau áp dụng “3T” cho văn phòng với 43 nhân viên tại Cần Thơ…
Không cần test Covid-19 lại, ưu tiên cung ứng thực phẩm…
Theo ông Trương Chí Thiện, việc chi phí tăng thêm để lo ăn ở cho công nhân cũng đành chấp nhận. Nhưng TP có thể xem xét lại, bỏ quy định cứ 7 ngày lại lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra Covid-19 một lần vì có thể chưa cần thiết.
Ông Thiện phân tích: Trước khi cho lao động vào nhà máy làm việc và tập trung ở lại luôn thì đã xét nghiệm hết rồi, có kết quả âm tính mới cho vào. Như vậy không cần 7 ngày sau xét nghiệm lại nữa vì tốn chi phí cho DN. Nhiều công nhân lại rất sợ việc này, nên họ càng không yên tâm ở lại trong nhà máy. Thế nên, chỉ quy định khi nào DN hết ăn ở tập trung, để công nhân quay lại cộng đồng thì mới bắt đầu xét nghiệm kiểm tra. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chánh Phương cũng cho rằng chưa cần thiết phải thực hiện xét nghiệm lại sau 7 ngày.
Bên cạnh đó, các DN đang thực hiện tổ chức “3T’ đang gặp khó trong nguồn cung ứng thực phẩm hằng ngày cho người lao động, nhất là với những đơn vị có hàng trăm người trở lên. TP.HCM có thể xem xét đề nghị các hệ thống phân phối có thể ưu tiên cung ứng nguồn thực phẩm ổn định khi DN có nhu cầu. Hay như việc mỗi địa phương thực hiện và kiểm tra mỗi khác nên cần có hướng dẫn chi tiết và chính quyền tạo điều kiện cho DN đảm bảo hoạt động thay vì chỉ chăm chăm kiểm tra và cho rằng “chưa đạt” là đòi đóng cửa ngay.
HUBA kiến nghị nên mở rộng khái niệm “1 cung đường – 2 điểm đến” thành nhiều điểm đón công nhân đến nhà máy theo hướng tập trung vì nếu DN có vài trăm lao động hay cả ngàn lao động thì không chỉ ở cùng một địa điểm. Hay vẫn cho phép một số DN đang có văn phòng hoạt động khoảng 30 – 40% người vì để điều hành nhiều nhà máy khác nhau thì không thể ngừng hẳn…
Cuối ngày hôm qua, trả lời Thanh Niên, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA), cho biết qua tập hợp ý kiến của DN, HUBA kiến nghị với TP.HCM cần nhanh chóng có hướng dẫn chi tiết liên quan đến thực hiện “3T”. Đặc biệt khi tổ chức ăn ở tại chỗ, các DN đều vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy trong nhà máy sản xuất, nên sẽ vướng nếu bị kiểm tra. Việc tổ chức bữa ăn cho DN là phức tạp nhất, HUBA đề xuất TP cho phép các DN ký hợp đồng với một số nhà hàng đang bị ngưng hoạt động để cung cấp suất ăn cho DN, tương tự theo quy trình mà Saigon Co.op đang cung cấp suất ăn cho các khu cách ly để DN giảm được khó khăn khi tổ chức cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe cho người lao động.
Nhìn lại quyết định lịch sử về cấm pháo năm 1994
Hơn 26 năm trước, ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo.
Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuât, buôn bán và đôt pháo đã tôn tại từ hàng ngàn năm đôi với người Viêt Nam.
Pháo nổ đã bị cấm từ năm 1994. Ảnh tư liệu
Như VietnamFinance đã thông tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Trong đó, nghị định mới bổ sung thêm nhiều điểm về các trường hợp được phép sử dụng pháo cũng như các hành vi bị nghiêm cấm về pháo nổ.
Theo đó, tại Điều 17, nghị định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong các sự kiện sau: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 11/1/2021.
Quy định này cũng lưu ý các cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Quyết định lịch sử về cấm pháo năm 1994
Tròn 26 năm trước, ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuât, buôn bán và đôt pháo đã tôn tại từ hàng ngàn năm đôi với người Viêt Nam.
Theo Chỉ thị số 406-TTg, kể từ ngày 1/1/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).
Đối với những nơi lâu nay có ngành nghề truyền thống, công nghệ sản xuất pháo và thuốc pháo, đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề thì xem xét để chuyển sang làm pháo hoa, thuốc pháo hoa hoặc làm nghề khác. Các bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ phải lập và duyệt kế hoạch về kinh phí đào tạo để chuyển số lao động chuyên sản xuất pháo nổ chuyển sang ngành sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa hoặc sang nghề khác, theo giấy phép hành nghề mới.
Chỉ thị nghiêm cấm việc nhập khẩu các loại pháo, các loại thuốc pháo và nguyên liệu làm pháo từ nước ngoài vào Việt Nam. Mọi loại pháo nước ngoài đang được buôn bán trên thị trường Việt Nam đều bị tịch thu và tiêu huỷ và thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời chỉ cấp giấy phép sản xuất, buôn bán các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn, an ninh trật tự, quy định tại Nghị định số 17-CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ về quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt, và những quy tắc về phòng cháy, nổ theo quy định của Bộ Nội vụ.
Sau ngày 1/1/1995, những tổ chức, cá nhân không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề đều phải ngừng hoạt động.
Chỉ thị cũng nghiêm cấm dùng các loại thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn để sản xuất pháo hoa. Các bộ, ngành có đơn vị được phép dùng thuốc nổ để sử dụng trong chiến đấu và sản xuất phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để thất thoát hoặc thanh lý không đúng quy định của nhà nước. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các tổ chức và cá nhân được phép sản xuất, buôn bán pháo hoa, thuốc pháo hoa khi sản xuất, vận chuyển đều phải có biện pháp bảo đảm an toàn tuyết đối. Phải vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng, có giấy phép vận chuyển của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp và phải kèm theo chứng từ mua bán hợp lệ.
Không được vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa trên các phương tiện không an toàn, phương tiện có chở người.
Liên quan đến việc bán pháo hoa, đốt pháo hoa, Chỉ thị nêu rõ trong các ngày lễ lớn, các ngày Tết, ngày hội có tổ chức bắn pháo hoa, đốt pháo hoa thì UBND tỉnh, thành phố phải thông báo cho nhân dân biết thời gian, địa điểm bán pháo hoa, đốt pháo hoa.
Những dạ hội vui chơi du lịch, những dịp tổ chức khánh thành công trình, tổ chức lễ hội, hiếu hỉ, nếu đốt pháo hoa phải bảo đảm an toàn.
Về đốt pháo, chỉ thị nghiêm cấm đốt pháo trong trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang; nghiêm cấm đốt pháo gây nguy hiểm cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường, trật tự chung như đốt pháo ở nơi công cộng, đốt pháo sau 21 giờ hàng ngày, đốt pháo ném ra đường, ném vào người khác hoặc ném vào phương tiện đi lại trên đường, ném từ trên cao xuống, đốt pháo kéo theo xe đang chạy...
Chỉ thị cũng đưa ra các biện pháp xử phạt đối với tổ chức và cá nhân vi phạm như ngoài việc tịch thu tang vật, tiêu huỷ pháo và thuốc pháo tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất pháo trái phép; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo, thuốc pháo trái phép; phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu pháo; phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định vận chuyển pháo.
Ngoài ra, các vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại hoặc nộp tiền phạt hành chính.
Hàng nghìn nạn nhân tai nạn liên quan đên pháo mỗi năm chính là lý do Chính phủ buôc phải ra môt lênh câm vào năm 1994 mà giai đoạn đâu không phải người dân nào cũng ủng hô.
Cùng với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia mới có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định cấm đốt pháo năm 1994 được xem là 3 văn bản luật định mang tính "cách mạng" nhân văn, cứu người.
Thái Bình: Hơn 1,2 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" Ngày 27/11, tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã kêu gọi, vận động đoàn viên, hội viên, các nhà hảo tâm và nhân dân tham gia ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Trao quà cho người nghèo ở thành phố Thái Bình dịp...