Thực hành trầy trật nhưng GAHP vẫn là “áo phao” cho ngành chăn nuôi
Tuy không phải là văn bản pháp quy nhưng chương trình thực hành chăn nuôi tốt (Gahp) cũng giống như chiếc “áo phao” để người chăn nuôi tránh khỏi những đợt chìm nổi thất thường của thị trường.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khẳng định như thế tại phiên thảo luận về việc thực hành chăn nuôi tốt cho Việt Nam trong khuôn khổ triển lãm Vietstock 2018 ở TP.HCM.
Năng lực chăn nuôi, chế biến trong nước có nhiều bước phát triển những cũng tồn tại nhiều hạn chế. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, từ năm 2011, quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ thuộc dự án Lifsap gồm có 12 tỉnh tham gia. Đến nay, cả nước có gần 18.000 hộ/cơ sở thuộc 700 nhóm hộ tham gia Lifsap được cấp chứng nhận VietGahp.
Khi áp dụng Gahp, tính chuyên nghiệp trong sản xuất ngày càng tăng cao; tính cạnh tranh của sản phẩm tốt hơn do đảm bảo các tiêu chí VSATTP. Tuy nhiên, sản phẩm VietGahp lại khó bán được giá cao hơn so sản phẩm thông thường nên chưa khuyến khích được người chăn nuôi tham gia.
Thêm nữa, khi thực hiện các điều kiện của quy trình chăn nuôi tốt, chủ đầu tư ở các địa phương gặp không ít khó khăn như quy hoạch chăn nuôi cấp tỉnh…
Đồng tình, ông Nguyễn Trường Giang – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi- Thú y Đồng Nai cho biết chưa có sự rạch ròi giữa sản phẩm sạch và chưa sạch, làm giảm lòng tin người tiêu dùng từ đó sản phẩm VietGahp chưa có sức hút.
Việc liên kết chuỗi – nội dung cốt lõi để phát triển Gahp và truy xuất nguồn gốc vẫn còn yếu, chưa đồng bộ. “Các quy định quản lý chăn nuôi vẫn còn nhiều bất cập như quy hoạch chăn nuôi, xử lý chất thải, chuyển mục đích sử dụng đất… làm nhiều trang trại không đủ điều kiện để áp dụng VietGahp”, ông Giang nói.
Video đang HOT
Việc thực hiện quy trình chăn nuôi tốt ở Việt Nam còn nhiều trầy trật. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Dương đánh giá, sau 20 năm hội nhập, ngành chăn nuôi đã được được không ít những kết quả đáng khích lệ. Quy mô chăn nuôi tăng dần, đàn lợn VN đứng thứ 5 thế giới; thủy cầm thứ 2 thế giới; sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đứng đầu ASEAN và thứ 10 thế giới.
Tuy nhiên, việc xuất thịt gà sang Nhật cũng chỉ mới có vài đơn vị; xuất thịt lợn sang Myanmar cũng chỉ mới có vài container… Ngành chăn nuôi trong nước vẫn còn tồn tại không ít hạn chế.
Giá lợn hơn đang tăng cao, gấp đôi giá thế giới. Trong khi đó, tổng đàn nái đang rất lớn, nguy cơ dịch bệnh bên ngoài biên giới quốc gia đang đe dọa. Nếu không thiết lập lại trật tự ổn định, ngành chăn nuôi khó phát triển bền vững dài hạn.
Cụ thể hơn nữa, ông Dương lấy ví dụ về chất cấm trong chăn nuôi. Năm 2012, chất cấm Salbutamol xuất hiện bùng phát năm 2012, tạm lắng một thời gian, đến năm 2015, 2016 lại xuất hiện. Từ năm 2017 đến nay, căn bản không còn ghi nhận chất cấm này trong chăn nuôi nhưng vẫn không thể lấy gì làm đảm bảo đã loại bỏ hoàn toàn.
Ông Nguyễn Xuân Dương- Q. Cục trưởng Cục Chăn nuôi.
Vấn đề căn bản là làm sao chăn nuôi sạch, không chất cấm mà năng suất vẫn cao, chất lượng vẫn đảm bảo thì cần quy trình thực hành tốt. Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình nhưng hiệu quả còn thấp vì thói quen chăn nuôi chưa thay đổi nhiều, nhận thức của người dùng về Gahp chưa cao.
Cục Chăn nuôi tin rằng, trong tương lai không xa, các tiêu chuẩn Gahp là điều kiện thiết yếu mà nông hộ, trang trại chăn nuôi phải đáp ứng để thỏa mãn các yêu cầu về thương mại và chất lượng VSATTP.
“Không có quy trình tốt thì không thể có sản phẩm tốt được. Dù không phải văn bản pháp luật nhưng quy trình Gahp sẽ là điều kiện đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững”, ông Dương khẳng định.
Theo Danviet
Ngành chăn nuôi tổ chức triển lãm "khủng", tìm cơ hội xuất khẩu
Sáng nay 5-9 tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) tổ chức họp báo công bố sự kiện Vietstock 2018 - Triển lãm Quốc tế hàng đầu về ngành chăn nuôi & thuỷ sản tại Việt Nam với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Đây là sự kiện do Cục Chăn nuôi và Công ty UBM Asia (đơn vị tổ chức triển lãm thương mại lớn nhất châu Á) phối hợp tổ chức.
Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, nội dung và mục tiêu quan trọng của triển lãm này là nhằm tăng cường năng lực chế biến và kết nối thị trường cho ngành chăn nuôi và thuỷ sản tại Việt Nam để hướng tới xuất khẩu trong những năm tới. Năm 2018 đã đặt nền móng cho xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi và thực phẩm của Việt Nam khi lần đầu tiên thịt gà được phép xuất khẩu sang Nhật Bản, còn thịt đông lạnh được xuất khẩu sang Myanmar.
Toàn cảnh buổi họp báo.
Với tốc độ tăng trưởng chăn nuôi như hiện nay, ông Nguyễn Xuân Dương tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường tiềm năng để tăng giá trị kim ngạch cho nông nghiệp, trong khi lâu nay kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ yếu trông đợi lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, thuỷ sản, lâm sản...
Không còn lo về năng suất, sản lượng thịt và thực phẩm nữa nhưng ông Dương cho rằng, hiện nay khâu yếu nhất trong chăn nuôi tại Việt Nam là năng lực chế biến và kết nối thị trường để hướng tới xuất khẩu, giảm lượng dư thừa. Để đẩy mạnh chế biến, sản xuất theo chuỗi thì cần phải có công nghệ tốt.
Vì vậy, thông qua triển lãm này, các doanh nghiệp chăn nuôi của Việt Nam sẽ được tiếp cận và kết nối với những công nghệ chế biến, quản lý thức ăn chăn nuôi tốt nhất của thế giới để khai thác và áp dụng cho hoạt động đầu tư chăn nuôi của mình.
Vietstock 2018 là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh giao thương, tiến tới xuất khẩu thịt. Ảnh: Zing.
Hiện đã có 350 gian hàng của các doanh nghiệp từ khắp các nước trên thế giới đăng ký tham gia trưng bày và giới thiệu công nghệ cho chăn nuôi và thuỷ sản. Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, sẽ có khoảng 12.000 lượt khách Việt Nam và khắp thế giới tới tham quan triển lãm này để tìm kiếm các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến
Bà Rose Chitanuwat, Giám đốc Chuỗi dự án khu vực Đông Nam Á Công ty UBM Asia - đơn vị tổ chức sự kiện cho biết; Trong thời đại kỹ thuật số, việc tương tác trực tiếp với khách hàng và đối tác đóng vai trò quan trọng, triển lãm sẽ mang đến một môi trường vừa thoải mái vừa chuyên nghiệp để gặp gỡ, trao đổi và phát triển quan hệ đối tác kinh doanh.
"Tại VIETSTOCK, doanh nghiệp có thể tìm thấy những đầu mối liên lạc hữu ích, đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng hoặc những chuyên gia uy tín nhiều kinh nghiệm" - bà Rose nói.
VIETSTOCK 2018 không chỉ là một triển lãm trưng bày các sản phẩm và trang thiết bị cải tiến mà còn là diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra giải pháp giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn.
Trong khuôn khổ VIETSTOCK 2018 còn có các hội thảo, hội nghị chuyên ngành như: Sự phát triển của ngành nông nghiệp - phục vụ cho nhu cầu của khu vực Đông Nam À và canh tác bền vững; Hội thảo toàn diện lần thứ 3 về ngành thủy sản tại Việt Nam.
Triển lãm Vietstock 2018 được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP.Hồ Chí Minh vào ngày 17, 18 và 19.10 sắp tới.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 16/9: Các "đại gia" tiếp tục tăng giá bán, bình tĩnh với dịch tả heo châu Phi Cập nhật giá heo (lợn) hơi hôm nay 16/9 tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục duy trì ở mức cao, với mức giá phổ biến từ 51.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg, cá biệt có nơi heo siêu loại chất lượng tốt có giá 54.000 đồng/kg - cao nhất từ đầu tháng 9 đến nay. Được biết một số công ty chăn nuôi...