Thực dưỡng giảm cân, nữ sinh 14 tuổi hốc hác, nhăn nhúm như bà cụ
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Mai Nhiên, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Hà Nội cho biết chị vừa tiếp nhận điều trị cho nữ sinh suy dinh dưỡng nặng vì thực dưỡng.
Bố mẹ cũng bó tay
Bác sĩ Nhiên cho biết nữ sinh 14 tuổi vào khám nhưng thể chất kém, cao 153cm nhưng chỉ nặng 27kg. Nữ sinh này học trên mạng ăn thực dưỡng mỗi năm giảm hẳn được 20 kg. Cha của em vừa xót con, vừa bất lực vì không có cách nào để con bỏ được thực dưỡng. Đến khi cơ thể nữ sinh này suy sụp, ốm liên tục mới chịu nghe bố đi khám.
Bác sĩ Nhiên cho biết dù đang ở “tuổi ăn, tuổi lớn” nhưng nữ sinh này hốc hác như 1 bà cụ, 2 bàn tay khẳng khưu nhăn nhúm… Cả gia đình rơi vào trạng thái căng thẳng.
Trước đó, tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng tiếp nhận cấp cứu nữ bệnh nhân 57 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội nhập viện sau khi ăn chay theo lộ trình được hướng dẫn trên mạng trong 45 ngày. Bệnh nhân vào viện cấp cứu vì biểu hiện mệt mỏi, đau ngực trái, suy giảm ý thức.
Tại đây, người bệnh được chẩn đoán bị rối loạn nhịp tim. Mới được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực chống độc được 5 phút thì bệnh nhân xuất hiện giảm ý thức, ngừng tuần hoàn. Sau 40 phút cấp cứu, bệnh nhân tỉnh, tim đập trở lại, trên điện tim sau cấp cứu có hình ảnh tổn thương.
Video đang HOT
Thực dưỡng giảm cân, nữ sinh 14 tuổi chỉ còn 27 kg (Ảnh minh họa)
Trong quá trình điều trị cấp cứu, bệnh nhân tiếp tục có thêm 5 lần ngừng tuần hoàn với tình trạng rất nặng hạ kaii, suy thận cấp không cải thiện nên được lọc máu liên tục, nhiễm khuẩn nặng, viêm phổi thở máy, tiêu cơ vân, suy tim… Rất may sau đó sức khỏe bệnh nhân dần hồi phục.
Thói quen gây tử vong hàng đầu
Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực dưỡng hiện nay đang bị lạm dụng và đó là chế độ ăn chủ yếu rau, củ, quả, các loại hạt…, hoàn toàn không sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc động vật như các loại thịt, cá và hải sản.
Nếu một người khỏe mạnh ăn thực dưỡng như vậy sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu một số chất khoáng như sắt, kẽm, can xi, vitamin B12… dễ có nguy cơ thiếu máu.
TS Hững nhấn mạnh thói quen ăn uống không hợp lý là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Duy trì được một chế độ ăn lành mạnh sẽ giảm được các nguy cơ như thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout…) và suy dinh dưỡng. Một số trường hợp chế độ dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là những trường hợp có bệnh lý nền nhưng cần có tư vấn của bác sĩ. Người dân không nên ăn theo chế độ trên mạng.
TS Hưng cho biết một chế độ ăn lành mạnh cần có nhiều quả chín, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ, đậu đỗ, hạn chế các thành phần như đường tự do, các thức ăn vặt và đồ uống có đường, thịt chế biến sẵn và muối.
Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới, một người trưởng thành cần ăn quả chín, rau xanh, đậu đỗ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức/gạo lật, lúa mì, lúa mạch, ngô chưa tinh chế). Ít nhất 400 gam rau quả mỗi ngày (không tính các loại củ như khoai, sắn và các củ tinh bột khác)
Chất béo chiếm dưới 30% năng lượng của khẩu phần. Chất béo chưa bão hòa (chưa no) có nhiều trong cá, quả bơ và các loại hạt (hạt hướng dương, đậu tương, oliu) tốt hơn chất béo bão hòa (có nhiều trong thịt, bơ, dầu cọ, dầu dừa, kem tươi, phomat, mỡ) và chất béo chuyển hóa các loại, bao gồm cả chất béo được tạo ra trong sản xuất công nghiệp (có nhiều trong các thực phẩm nướng, chiên rán và các loại thực phẩm, đồ ăn vặt đóng gói sẵn như bim bim, bánh qui, bánh xốp,…và chất béo từ các động vật gia súc lớn như thịt và chế phẩm sữa từ bò, cừu…).
Tỷ lệ chất béo bão hòa khuyến cáo thấp hơn 10% tổng số năng lượng và chất béo chuyển hóa (transfat) dưới 1% tổng số năng lượng. Đặc biệt, chất béo bão hòa tạo ra trong sản xuất công nghiệp không nên có trong một chế độ ăn được coi là lành mạnh và cần tránh sử dụng.
Thoát chết sau ba lần ngừng tim
Bệnh nhân 61 tuổi, đau ngực trái dữ dội kèm khó thở, vã mồ hôi, huyết áp tụt nặng, rối loạn nhịp tim nặng.
Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ngày 7/11 cho biết, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. Bác sĩ cấp cứu chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, phải thở oxy, dùng thuốc vận mạch, trợ tim, điều chỉnh rối loạn nhịp tim, giảm đau.
Sau hơn 10 phút nhập viện, bệnh nhân bắt ngừng tim lần một. Các bác sĩ cấp cứu nhanh chóng, bệnh nhân có nhịp tim trở lại, huyết áp tạm ổn định, được chuyển ngay vào phòng can thiệp tim mạch.
Tại phòng can thiệp tim mạch, ông tiếp tục ngừng tim lần hai, kết quả kiểm tra thấy tắc hoàn toàn động mạch. Bệnh nhân một lần nữa được các bác sĩ cấp cứu thành công bằng cách can thiệp hút huyết khối, đặt stent động mạch vành.
Sau can thiệp, người bệnh được chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực Nội và Chống độc trong tình trạng phải thở máy, duy trì hai thuốc trợ tim, rối loạn nhịp tim nặng. Ông tiếp tục ngừng tim, lần ba. Các bác sĩ một lần nữa cấp cứu thành công. Sức khỏe người bệnh ổn định dần, ngừng thuốc trợ tim, cai thở máy, rút ống nội khí quản, thở oxy.
Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục.
Bác sĩ nội trú Trần Văn Dũng, Khoa Hồi sức Tích cực Nội và Chống độc, cho biết nhồi máu cơ tim là bệnh lý rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Người bệnh cần đi khám sớm khi có các dấu hiệu bất thường như cơn đau ngực vùng sau xương ức hoặc trước tim kéo dài trên 20 phút, cảm giác bóp nghẹt, tức nặng kèm theo vã mồ hôi.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân, ngày 7/11. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sự thật về thực dưỡng đang lan tràn trên mạng Hết thực phẩm chức năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giờ lại đến thực dưỡng... Thưc phâm thưc dương (macrobiotic diet) đươc quang ba tran ngâp trên mang. Tin theo thực dưỡng Tháng 7, bé gái 30 tháng tuổi được Bệnh viện Trung ương (BVTƯ) Thái Nguyên chẩn đoán mắc ung thư (UT) bạch cầu (Leucose, Leucemie) cấp tính, tình trạng...