Thực đơn chữa bệnh có cà
Cà là loại cây thảo sống hàng năm hay nhiều năm, thân hơi hóa gỗ, quả mọng có hình dáng kích thước và màu sắc tùy theo giống cà
Có nhiều loại: cà tròn: cà bát xanh, cà bát trắng và cà tím; cà dài: cà dái dê, cà dồi chó; cà pháo: cà xoan, cà sung, cà dừa, cà tứ thời. Quả cà chứa trigonelin, stachydrin, cholin, nasunin… pectin, acid oxalic. Hạt chứa dầu béo trong có nhiều acid linoleic.
Theo Đông y, cà vị ngọt, tính hàn; vào tỳ vị đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoại huyết, tiêu thũng, chỉ thống. Dùng cho các trường hợp nhiệt độc mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét da cơ, đại tiện xuất huyết; cà là tác nhân kích thích chuyển hóa cholesterol ở gan.
Thực đơn chữa bệnh có cà:
Cháo cà: cà tím hoặc cà dái dê cùng nấu cháo với gạo tẻ, cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da.
Cà ghém xào tỏi: cà ghém 500g, tỏi già 30g, gừng tươi 1 nhánh. Cà thái lát, ngâm qua nước để sẵn, tỏi bóc vỏ giã nát, gừng tươi đập dập. Xào cà với dầu thực vật cho chín, thêm gừng và gia vị. Có thể thêm đậu phụ, thịt ba chỉ, lá lốt thái lát cùng cho vào xào to lửa; sau cùng cho tỏi vào đảo nhanh và tắt bếp. Dùng cho các trường hợp viêm ruột xuất huyết, viêm loét da cơ, mụn nhọt.
Video đang HOT
Canh cà ghém: cà 250g, có thể thêm thịt nạc, đậu phụ. Nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân sốt nóng, bệnh sốt rét cơn, u bướu, viêm tấy sưng nề.
Cà muối: có 2 cách muối cà là muối sổi và muối mặn.
Cà muối sổi: cà pháo 5kg, muối 250g, tỏi 3 – 5 củ. Cà cắt bỏ núm (phần lá đài và cuống quả), rửa sạch; tỏi bóc bỏ vỏ cứng, giã nát. Cho cà, muối và tỏi giã vào hũ (âu, vại), đảo đều, đậy kín, để 4 – 6 giờ. Đặt vỉ có đè vật nặng lên trên, đổ nước sạch ngập vỉ. Để 3 – 5 ngày là ăn được.
Cà muối mặn: dùng cà bát, cắt bỏ núm, rửa sạch, phơi héo, cho vào vại; cứ mỗi lượt cà rải lượt muối, lượng muối sử dụng khoảng 15 – 25%. Đặt vỉ, đổ nước sạch gần ngập vỉ và đổ lên trên phần muối còn lại, đặt lên trên một vật nặng. Sau 15 ngày đến 1 tháng mới dùng được. Cà muối theo cách này thường mặn chát nên trước khi ăn phải ngâm trong nước rất lâu mới bớt mặn.
Thuốc chữa bệnh có cà:
Xuất huyết đường tiêu hóa: cà pháo già thái phơi khô, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 8g, uống bằng nước giấm pha loãng
Trị sưng tấy: quả cà mài với nước giấm hoặc giã nát cho ít giấm và chưng. Đắp hỗn hợp lên vết sưng.
Chữa đại tiểu tiện ra máu: rễ cà 30g sắc uống.
Theo VNE
Xác ướp 3 đứa trẻ được hiến tế theo phong tục của người cổ xưa
Xác ướp của ba đứa trẻ được bảo quản một cách hoàn hảo, khiến ít ai nghĩ rằng chúng đã chết hơn 500 năm trước trong một nghi thức hiến tế.
Llullaillaco Maiden, đứa trẻ lớn tuổi nhất trong ba đứa trẻ được phát hiện
Người ta phát hiện bọn trẻ năm 1999. Khi phát hiện ra ngôi mộ, Maiden, đứa trẻ nhiều tuổi nhất ngồi với tư thế chân vắt chữ ngũ, đầu gục về phía trước và tay buông theo vạt áo, trên đầu đội khăn và tóc tết bím. Ban đầu người ta cho rằng bọn trẻ chết là do bị hiến tế, trong một nghi lễ được gọi là "capacocha", một nghi thức được cho là để truyền dẫn nỗi sợ hãi và giúp kiểm soát những kẻ xâm chiếm, mở rộng lãnh địa Inca. Nhưng trước đó, cô gái thổ dân Nam Mỹ 13 tuổi này đã sốc bia và lá cây cô ca, một loại lá dùng để điều chế cocain và dẫn tới cái chết.
Lá cô ca mắc giữa kẽ răng và rơi lả tả dưới má cô bé
Các nhà nghiên cứu cho hay, lá cô ca tiết ra một loại chất kích thích êm dịu khi nhai và ngậm. Chất kích thích giúp cô bé đối mặt với độ cao.
Bia, một đồ uống có cồn được sản xuất từ ngô lên men, sẽ giúp cô bé không sợ lạnh. Nhưng nó chính là nguyên nhân gây ra cái chết của cô bé. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc cô gái bị giết. Thay vào đó, có khả năng các thầy tế chờ cho tới khi cô bé bất tỉnh rồi mới đặt cô vào khu mộ.
Tiến sĩ Andrew Wilson của trường Đại học Bradford phát biểu: "Chúng tôi cho rằng có lẽ Maiden đã được lựa chọn để hiến tế 12 tháng trước khi chết. Sau đó có lẽ cô bé đã dính líu tới những lễ nghi, và việc sử dụng cô ca, đồ uống có cồn nhằm đẩy nhanh việc hiến tế. Sự thực rằng, trong những tuần cuối cùng, nồng độ cô ca và nồng độ cồn cao hơn hẳn so với hai đứa nhỏ còn lại."
Theo ANTĐ