Thực đơn cho người bệnh tim mạch
PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị khẳng định: “Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ là một trong những biện pháp điều trị hữu hiệu bệnh tăng huyết áp và xơ vữa động mạch”.
Ăn uống đúng cách
“ối với phần lớn các bệnh tim mạch, bạn nên kiêng ăn mặn và chất béo. Nó không những làm bệnh thuyên giảm mà bạn còn bớt được chi phí tiền thuốc điều trị”. Đó là lời khuyên của PGS.TS.Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị.
Hạn chế ăn mặn có ýnghĩa đặc biệt quan trọng nếu bị các bệnh suy tim, tăng huyết áp. Ăn mặn nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm…
Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng.
Trên phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa… thì có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là ở những người lớn tuổi.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đình Toán cho biết thêm: “Chế độ ăn hợp lý là ăn ít muối, các thành phần dinh dưỡng cân đối giữa tỷ lệ chất béo, chất đạm động vật, chất đạm thực vật và chất bột đường. Các món ăn nên thay đổi hằng ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản. Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch”.
Nên ăn nhiều các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng.
Chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não… ể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít.
Người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt.
Từ bỏ rượu bia, thuốc lá
Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Việc sinh hoạt điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan.
Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.
Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.
Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim… Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.
Thanh Huyền
Theo Dân trí
Tăng huyết áp sát thủ thầm lặng
Từ lâu tăng huyết áp được coi là một căng bệnh rất "âm thầm" vì nó không hề có bất cứ triệu chứng nào rõ rệt trước khi phát bệnh.
Thực tế có rất nhiều người lầm tưởng đây chỉ là căn bênh khá đơn giản nhưng ít ai biết được đây là nó sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim nếu không được điều trị đúng cách và tận gốc.
Các dấu hiệu của tăng huyết áp
Trên thực tế, hầu hết mọi người đều mơ hồ hiểu được bệnh tăng huyết áp là gì nhưng ít ai hiểu được cơ chế phát bệnh của nó. Bệnh tăng huyết áp sẽ xuất hiện khi áp lực chảy của máu chèn ép lên các thành động mạch, khi áp lực này quá cao, nó sẽ tăng khối lượng làm việc của tim từ đó gây nên những tổn thương đến với thành động mạch, là nguy cơ gây nên các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch như đột quỵ, tai biến,...
Thông thường triệu chứng phát bệnh thường rất sơ sài, và ít được người bệnh chứ ý như : nhức đầu kéo dài, chóng mặt ù tại, mất cân bằng khi di chuyển, cảm giác nặng ngực khó thở,.... Cách tốt nhất để nhận biết bệnh tăng huyết áp và theo dõi tình trạng căn bệnh này là đo huyết áp đúng phương pháp bằng huyết áp kế. Với phương pháp này bạn có thể tự đo tại nhà hoặc đo tại các phòng khám gần nhất.
Làm gì để giảm nguy cơ tăng huyết áp
Để phòng ngừa và giảm tăng huyết áp, chúng ta cần lưu ý kiểm soát mức cân nặng cơ thể để giảm các nguy cơ béo phì . Đối với các bệnh nhân đã mắc bệnh béo phì thì cần phải có chế độ ăn kiêng thich hợp ít đường, hạn chế các chất béo từ mỡ động vật và thay thế bằng dầu thực vật, đặc biệt là các loại dầu chiết xuất từ đậu nành, mè, hướng dướng dương và dầu cám gạo.
Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, đặc biệt là dầu đậu nành
Người bị mắc bệnh cao huyết áp, hay đã từng có triệu chứng cao huyết áp trước đó cần giảm lượng muối dung nạp trong khẩu phần ăn, tốt nhất là không quá một muỗng cà phê trong một ngày. Ngoài ra, cần uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó chúng ta cần tạo thói quen có một nếp sống lành mạnh, tránh rượu bia thuốc lá, thường xuyên vận động tập thể dục để điều hòa tốc độ lưu thông của máu trong cơ thể
Cái Lân (theo Web MD)
Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp Tăng huyết áp là bệnh tim mạch hay gặp trong cộng đồng ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Theo điều tra mới nhất của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh là 27,4% ở người từ 25 tuổi trở lên. Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi...