Thực đơn ăn dặm truyền thống của mẹ 8X chuẩn dinh dưỡng giúp con ăn ngon, mau lớn, các mẹ nhao nhao xin công thức
Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống dưới đây của chị Thanh Nga (sinh năm 1989, sống tại Hà Nội) không cầu kì, dễ chuẩn bị mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.
“ Nuôi con ở độ tuổi ăn dặm” là một chủ đề chưa bao giờ hết “hot” với các mẹ bỉm sữa. Hàng loạt những câu hỏi được đặt ra: cho con ăn dặm theo phương pháp nào là tốt nhất? Cho con ăn như thế nào cho đúng và tốt cho sự phát triển của con… khiến các mẹ phải băn khoăn, nhất là với những mẹ nuôi con lần đầu.
Chị Thanh Nga và con gái Trúc Heo (Ảnh: NVCC)
Cùng chung tâm trạng ấy, chị Thanh Nga cũng vô cùng lo lắng khi con đến thời kì ăn dặm. Để lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé, chị đã phải đọc rất nhiều tài liệu, rồi học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để có kiến thức chăm con một cách khoa học và đúng nhất. Sau khi tìm hiểu rất kĩ về từng phương pháp, thời gian đầu chị quyết định cho ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống (ADTT).
“Thực ra mỗi phương pháp đều có ưu điểm,nhược điểm riêng, theo kinh nghiệm bản thân, mình thì chọn ADTT .Đây là phương pháp dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình so với những phương pháp mới hơn.
Ăn dặm truyền thống được thực hiện đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Vì thế, phương pháp này phù hợp với mình và những bậc phụ huynh bận rộn. Bé ăn được số lượng lớn mỗi bữa nên có khả năng phát triển tốt về thể chất, cân nặng. Phương pháp khá quen thuộc với các mẹ Việt, từ ông bà truyền lại.
Các bé sẽ được ăn bột với sự kết hợp từ thịt, rau củ, cá nhuyễn trộn lẫn từ lúc bắt đầu ăn dặm. Khi bé lớn hơn và bắt đầu mọc răng thì chuyển sang cháo với thực phẩm xay nát. Hệ tiêu hóa được bảo vệ bởi thức ăn được xay nhuyễn hoàn toàn. Trộm vía, từ những ngày đầu ăn dặm bé Trúc Heo rất hợp tác, ăn ngon miệng”, chị Thanh Nga chia sẻ.
Mỗi bữa ăn với Trúc Heo luôn là một trải nghiệm mới đầy hứng thú (Ảnh: NVCC)
Để hướng đến sự hiệu quả trong quá trình ăn dặm, bà mẹ Hà thành cũng áp dụng rất nhiều nguyên tắc như: Ngồi ăn 1 chỗ (bàn ăn của bé). Không tivi, Không ipad, không bế rong.
Bên cạnh đó, chị cũng không nêm gia vị đến khi con 1 tuổi. Ngoài ra, bà mẹ trẻ cũng chú ý đa dạng thực đơn cho bé, ăn từ loãng đến đặc, ăn từ ít đến nhiều. Con đói con sẽ ăn, không ép, không quan trọng số lượng, khi con không muốn ăn, mẹ sẽ dừng.
“Để con hào hứng hơn với bữa ăn, mình thường xuyên thay đổi thực đơn phong phú, con ăn ngon miệng hơn mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Mỗi bữa nên là món mới, một hương vị mới, đem đến sự mới lạ, muốn khám phá cho con, để bữa ăn dặm của bé thật thú vị và nhẹ tênh”, mẹ Trúc Heo nhấn mạnh.
Chị Thanh Nga cho biết thêm, thông thường các món ăn dặm truyền thống được thực hiện đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Đối với cháo nấu tỉ lệ 1:10 (1 gạo:10 nước), cháo nấu nhừ.
Đối với thịt băm nhỏ, xào lên. Củ quả chị thường cho vào nồi hấp, sau đó tán nhuyễn hoặc xay, rau xanh sẽ băm nhỏ xíu. Khi nào cháo nhừ, chị cho thêm thịt đã chế biến vào, tiếp đó cho rau đã làm nhỏ ở trên rồi đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp. Mẹ Trúc Heo không dùng gia vị, muốn cho cháo có vị ngọt tự nhiên chị gợi ý sử dụng nước dashi – loại nước dùng được nấu từ rau củ quả tự nhiên, bé sẽ không cảm thấy ngán.
Mẹ Trúc Heo bày tỏ: “Trong mỗi bữa ăn cho con, mình luôn cân đối đủ lượng dinh dưỡng từ 4 nhóm dinh dưỡng chính: Chất béo: chất béo từ omega-3, chất béo từ cá, hạt… Chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa… Tinh bột: cơm, mì, nui, khoai tây… Rau, củ, quả giúp cung cấp chất xơ, khoáng, Vitamin A,C,D và nhóm B…
Bên cạnh đó, mình cũng bổ sung thêm dầu ăn trong khẩu phần ăn. Nhóm chất béo rất quan trọng trong sự phát triển cân nặng của trẻ. Giúp tăng cường năng lượng, tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu quan trọng của cơ thể như vitamin A,D,E,K”.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 – 7 tháng tuổi mà chị Anh Thư chế biến cho con, các mẹ có thể tham khảo.
Video đang HOT
Thực đơn ăn dặm 3 trong 1 đặc biệt của mẹ Việt hút tới hơn 1000 lượt chia sẻ của dân mạng
Chắc chắn không ít người phải thốt lên "sao lại khéo léo như thế này", khi ngắm nhìn thực đơn ăn dặm 3in1 của chị Phượng (26 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Với bản năng của người mẹ, cùng với sự phát triển của con, chị Phượng đã tìm cho mình được sự kết hợp hài hòa và hiệu quả, với 3 phương pháp ăn dặm phố biến hiện nay là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy BLW giúp bé vừa ăn ngon miệng, lại tăng cân đều đều vừa hoàn thiện được nhiều kỹ năng cho con.
Chị Phượng và bé Nhím (Ảnh: NVCC)
"Tâm huyết của mẹ trong từng bữa ăn, từ những ngày đầu ăn món khác lạ ngoài sữa là điều mà không phải ai cũng hiểu được. Làm mẹ vất vả thật, nhưng bù lại là niềm vui - niềm hạnh phúc khi con được lớn lên và phát triển khoẻ mạnh đầy dinh dưỡng", chị Phượng tâm sự.
Theo đó, bà mẹ Sài thành cho biết, bé Nhím ăn dặm kết hợp 3in1 từ lúc 6 tháng. Hiện tại, con đã hơn 1 tuổi, nói không với TV, IPAD, điện thoại. Quan sát thấy bé Nhím ngồi vững vào ghế, nên chị đã không ngại kết hợp ăn dặm BLW.
Chị cho biết thêm, sau thời gian Nhím 4 tháng tuổi, chị đã mua sách và tìm hiểu trước về ăn dặm để không bị bỡ ngỡ. Chị cho bé kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, để bé làm quen với vị ngọt tự nhiên của tinh bột và rau củ quả, để bé cảm nhận thích - ghét như thế nào. Trong khi đó, kết hợp ăn dặm BLW cùng 2 phương pháp ăn dặm trên, để giúp bé ăn thô tốt hơn, bé sẽ chịu khó nhai thức ăn hơn vì việc nhai thức ăn rất tốt cho tiêu hoá. BLW còn giúp bé khám phá màu sắc, hình thù đa dạng của thức ăn, đặc biệt ăn dặm BLW giúp con tự lập trong việc ăn uống.
Nhím rất hào hứng với mỗi bữa ăn dặm (Ảnh: NVCC)
Chị Phượng rất hạnh phúc, khi mới bắt đầu ăn dặm, bé Nhím đều thích thú và hào hứng. Trộm vía phương pháp ăn dặm nào, con cũng ăn rất ngoan, và hợp tác tốt với mẹ.
"Thời gian đầu mình cho con ăn cháo rây theo tỉ lệ 1:10, tức là 1 gạo 10 nước theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, kết hợp với nước Dashi. Trong 1 tháng đầu bữa ăn không được vượt quá giới hạn 40ml, sau đó tăng dần độ thô cho con, kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW theo từng giai đoạn", mẹ Nhím chia sẻ.
Theo chị Phượng, để bé hào hứng trong mỗi bữa ăn, người mẹ trong quá trình chuẩn bị đồ ăn dặm nên đa dạng hoá thực đơn. Các cữ ăn và bú cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ, để bé có cảm giác đói và thèm ăn hơn, không ăn vặt trước giờ ăn 2 tiếng. Chị Phượng cũng tranh thủ chuẩn bị đồ ăn dặm cho con trong khi bé ngủ.
Hầu như phương pháp nào con cũng đều phối hợp hiệu quả (Ảnh: NVCC)
Bà mẹ trẻ bày tỏ: "Quan điểm của tôi là tuyệt đối không ăn rong, ăn không nước mắt, không đặt nặng áp lực ăn được bao nhiêu, ăn theo nhu cầu của con, một muỗng cũng là ăn. Bữa ăn không quá 30 phút, nếu con từ chối phải mạnh dạn dọn xuống, không ép trẻ ăn. Tập cho con ăn từ loãng đến thô dần. Khi ăn không phân tán sự chú ý của con bằng ti vi, điện thoại, máy tính, đồ chơi".
Ngoài ra, bố mẹ cần chia giờ giấc ăn ngủ của con khoa học, tập cho con ăn theo các bữa cố định trong ngày, chứ không phải cho con ăn bất cứ thời điểm nào con đòi.
Thông thường, thực đơn hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho con, được chị Phượng chế biến trong thời gian ngắn, cực kì đơn giản. Sáng bé ăn cháo, chị nấu cháo sẵn từ sáng vậy là đến bữa ăn của bé chỉ mất 15-20 phút, chế biến thực phẩm để nấu cùng.
Trong khi đó, đến bữa ăn BLW, đồ ăn của bé chủ yếu là đồ hấp nên cũng khá là nhanh, chỉ khoảng 15-20 phút với ngày ăn đơn giản. Ngày nào làm bánh cho bé, chị chuẩn bị từ chiều tranh thủ lúc con ngủ, đến bữa bé ăn chỉ cần làm nóng lại đồ ăn.
Thông qua hành trình cho con ăn dặm nhiều cảm xúc, chị Phượng đưa ra lời khuyên rằng:
Các mẹ nên nấu nên chú ý và đảm bảo những món ăn dặm dành cho con yêu phải bao gồm đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: chất đường, chất đạm, chất béo, rau củ và trái cây.
Nguồn thực phẩm ăn dặm phải tươi ngon có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khoẻ cho bé.
Nên sử dụng đa dạng phong phú các loại thực phẩm rau củ quả cũng như chất đạm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, lươn, ngao... theo từng giai đoạn ăn dặm của con trong từng tháng khác nhau.
Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã để lâu ngày (kể cả thực phẩm ở trong tủ lạnh), trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé của cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi và không ăn đồ đóng hộp vì có chất bảo quản. Vì các bé dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ, cũng như hoàn thiện các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.
Cùng tham khảo thực đơn ăn dặm 3in1 của chị Phượng dưới đây:
Thực đơn BLW kiểu "nhà có gì ăn nấy" siêu đơn giản lại đủ đủ dinh dưỡng của mẹ 9X dành cho em bé 7 tháng Chị Dương Quỳnh Anh ( 32 tuổi, sống tại Bình Thạnh), chia sẻ thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé trên mạng xã hội và nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Giữa vô vàn các phương pháp ăn dặm phương Đông, phương Tây,...nhiều chị em bỉm sữa bị loạn và không biết nên chọn ăn bổ sung như thế nào cho...