Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 1): Ngọt ngào những chiếc bánh rán mật
Ai cũng có một tuổi thơ đầy ngọt ngào, nhất là đám trẻ con ở quê như tôi. Tuổi thơ với những lần trốn ngủ trưa theo bạn ra ao tắm mát, chui qua rào để “hái trộm” những quả ổi xanh nhà bác hàng xóm hoặc chỉ chực chờ đôi dép rách, thật rách để được đổi lấy que kem dừa mát lạnh…
Lớn lên, mỗi người đều tất bật với công việc, được thưởng thức nhiều món ngon, nhưng có lẽ những món ăn tuổi thơ sẽ còn mãi in đọng trong trái tim mỗi người. Để rồi, mong một lần “xin một vé quay lại tuổi thơ”.
Tôi chưa kịp hỏi tên người phụ nữ bán những chiếc bánh rán mật ngọt ngào ở bên hông chợ Vườn Hoa, phường Lam Sơn (TP Thanh Hoá), chỉ biết trừ những lúc bận thì ngày nào vào khoảng 3 đến 4 giờ chiều chị đã có mặt ở chợ. Chiếc xe đạp cũ, phía sau là rổ bánh rán mật thơm nức được đậy kín cẩn thận luôn hấp dẫn người qua đường. Chỉ 20.000 đồng mà mua được cả chục cái bánh kích thích cả vị giác lẫn thị giác của người mua.
Những lúc dừng xe, mua chiếc bánh của chị, tôi lại nhớ đến mẹ, người mẹ tần tảo. Vào những ngày đông, tháng giá, mẹ không đi làm đồng và ở nhà, mẹ lấy túi bột nếp cất trong tủ bếp, can mật mía và làm những chiếc bánh rán mật cho chị em tôi thưởng thức.
Quê tôi vùng mía. Mía bạt ngàn, mía thu hoạch vào nhà máy, mía được đưa đến các lò mật để làm nên những giọt mật thơm, màu vàng cánh gián sóng sánh. Những lò mật luôn đỏ lửa từ độ cuối tháng 10 đến tháng 1 âm lịch. Từ đầu làng vào đã ngửi thấy mùi mật thơm thoang thoảng. Mật mía được bán đi khắp nơi trong và ngoài huyện. Ở quê tôi, bà con dùng mật mía để làm chè lam, các loại bánh… trong đó không thể thiếu những chiếc bánh rán mật ngon nức.
Video đang HOT
Những chiếc bánh tròn xoe chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái được làm từ bột gạo nếp, với lớp vỏ mềm ngon, dẻo dai từng miếng, sau đó được sên với mật mía tạo nên lớp vỏ màu nâu cánh gián hòa quyện cùng lớp bột gạo nếp bên trong.
Những ngày se lạnh, những chiếc bánh bao mật ngọt lịm, béo nhẫy vừa được mẹ vớt khỏi chảo, bỏ vào chiếc rổ bên trong lót mấy tờ giấy cho thấm bớt mỡ. Mấy chị em xúm xít quanh chiếc rổ, đôi mắt thèm thuồng, cánh mũi phập phồng, chờ đợi… Nhón tay đưa chiếc bánh mật vào giữa 2 hàm răng mà cắn, cảm nhận cái ngọt lịm của mật, cái mềm dẻo của bột gạo nếp và cả cái giòn của lớp vỏ quyện vào từng thớ lưỡi. Đó là chiếc bánh ngon nhất mà tôi được thưởng thức.
Bán rán mật còn được lăn với vừng bên ngoài vỏ tạo nên vị béo bùi, thơm nức.
Chiều nay thời tiết chuyển mưa phùn, se se lạnh, nhắn tin cho đứa bạn từ thủa ấu thơ: “Ê. Mưa lạnh, thèm bánh rán mật thế. Thèm quá mà sợ béo”.
“Thích thì ngại gì béo. Mày không biết là não bộ và hệ tiêu hoá có mối liên kết đặc biệt gắn bó với nhau. Nếu dạ dày được ấm no, nó tiết ra những hoá chất hạnh phúc khiến mày vui vẻ, phấn khởi hơn sao. Thế nên là nếu trời mưa, lại hơi se lạnh mày thấy thèm ăn, muốn ăn thì đừng ngần ngại. Mày chẳng sai gì cả, mày chỉ đang giúp bản thân vui vẻ, hạnh phúc hơn mà thôi”, cô bạn trả lời.
“Ờ nhỉ, thích thì ăn thôi”.
Tôi lại nhớ đến chị bán bánh mật ngọt ngào bên hông chợ Vườn Hoa. Mỗi vị khách khi đến, nhìn những chiếc bánh nhỏ xinh thơm nức đều bị kích thích cả vị giác lẫn thị giác. Tôi mường tượng chị nhanh tay bỏ những chiếc bánh mật vào túi rồi gửi cho khách. Vị khách háo hức đón nhận, bỏ chiếc bánh vào miệng, cảm nhận chiếc bánh tan dần, ngọt ngào nơi đầu lưỡi…
Ngọt ngon bánh tráng nhúng đường
Giòn, ngọt, thơm chính là những vị ngon riêng của bánh tráng nhúng đường, món ăn dân dã gắn với ký ức tuổi thơ của bao người dân xứ Quảng.
Quảng Ngãi trước đây từng là một trong những vựa mía lớn của cả nước. Cây mía trở nên thân thuộc trong đời sống của người dân nơi đây. Mía đi vào ca dao tục ngữ. Mía hóa thân thành những món ăn ngon. Mạch nha, đường phổi, kẹo gương, bánh tráng nhúng đường... là đặc sản gắn với cây mía mà người Quảng Ngãi yêu quý.
Bánh tráng nhúng đường còn được gọi là bánh tráng ngào. Món bánh này nhìn có vẻ đơn giản nhưng chế biến cũng khá kỳ công. Bánh tráng phải được nướng trên than hồng ngay trước khi nhúng nước đường. Bánh nướng để lâu sẽ không giòn và thơm. Đường để nhúng bánh được nấu từ mật mía. Khi chảo nước mía vừa tới đường non thì cho bánh vào nhúng khoảng vài giây là được. Vì đường non đang sôi nên người nhúng thường xâu bánh tráng thành chùm, tay cầm sợi dây cho bánh vào chảo để tránh bị bỏng.
Bánh tráng nhúng đường dân dã mà thơm ngon
Bánh tráng nhúng đường khi vớt ra có màu vàng nâu óng ánh và dậy mùi thơm dịu nhẹ của mật mía. Đợi bánh nguội là có thể thưởng thức ngay. Ăn bánh tráng nhúng đường, người lớn thường dùng đũa. Còn trẻ con thì cứ dùng tay. Bẻ miếng bánh cho vào miệng, vừa nhâm nhi vị dẻo ngọt giòn thơm, vừa "tranh thủ" luôn những sợi đường còn sót lại trên ngón tay, niềm hạnh phúc đơn sơ của tuổi thơ ấy hẳn nhiều người xứ Quảng vẫn còn lưu giữ trong lòng.
Bánh tráng nhúng đường là món ăn chơi được người Quảng rất chuộng. Những lúc nông nhàn, những buổi xế chiều, ăn bánh tráng ngào, uống nước chè xanh, nói chuyện xóm làng, đồng áng là một nét văn hóa ẩm thực quen thuộc ở Quảng Ngãi một thời.
Ngày nay, mía không còn là cây trồng chủ đạo ở Quảng Ngãi. Các lò nấu đường cũng không còn nhộn nhịp như xưa. Dẫu vậy, món bánh tráng nhúng đường vẫn được làm ra, bày bán. Bởi đó là món ngon tuổi thơ, đặc sản của một thời mía đường phát triển mà người xứ Quảng luôn trân trọng, giữ gìn.
Bánh tai heo tuổi thơ siêu đơn giản dễ làm. Bạn đã biết cách làm chưa? Chắc hẳn tuổi học sinh của chúng ta ai cũng đã nếm thử món bánh tai heo giòn ngon, ăn hoài không ngán. Bánh tai heo hình tròn, bên trong có xoáy màu nâu làm từ cacao, nhìn trông như chiếc tai heo. Ngọt ngọt, giòn giòn ăn mỗi khi buồn ngủ trong lớp, hay giờ ra chơi với bạn, hay mỗi khi...