Thúc đẩy ứng dụng Blockchain trong kinh tế số tại Việt Nam
Ngày 17/5, trong khuôn khổ lễ ra mắt Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam ( Hiệp hội Blockchain Việt Nam), các thành viên đã cam kết thực hiện chương trình hành động ứng dụng Blockchain trong kinh tế số, thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số quốc gia và lễ ký kết hợp tác toàn diện với các đơn vị, tổ chức, hiệp hội liên quan.
Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ trao Quyết định thành lập cho Chủ tịch Hiệp hội Blockchain.
Tại sự kiện, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã trao Quyết định số 343/QĐ-BNV ngày 27/4/2022 của Bộ Nội vụ phê duyệt thành lập Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam). Như vậy, hiệp hội trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Phát biểu sau khi ra mắt, ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, đại hội nhiệm kỳ lần thứ nhất Hiệp hội được tổ chức vào ngày 16/5 và đã đề ra các nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là chuỗi chương trình hành động ứng dụng blockchain với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số, sớm đưa Việt Nam ngang tầm quốc tế về kinh tế số. Đồng thời, Hiệp hội sẽ là nơi hội tụ của những người quan tâm đến nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, chuẩn hóa và khuyến khích ứng dụng công nghệ blockchain ở Việt Nam; mở rộng quan hệ với các tổ chức, cộng đồng blockchain trên thế giới; thu hút đầu tư cho hoạt động của ngành Blockchain, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.
Với khả năng chia sẻ thông tin minh bạch, bền vững và bảo mật cao, Blockhchain đang là một trong những xu hướng công nghệ đột phát, được sự quan tâm của chính phủ nhiều quốc gia, của các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp. Trong số TOP 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ blockchain, có 5 -7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập. Hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực Blockchain có vốn hoá trên 100 triệu USD. Những kỳ lân công nghệ Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường Blockchain toàn cầu.
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ (KH&CN) cho biết:: “Chúng tôi rất mong muốn Hiệp hội Blockchain Việt Nam có phối hợp, hỗ trợ Bộ KH&CN và các bộ ngành liên quan khác trong xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý trong nghiên cứu phát triển, thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ blockchain. Về phía Bộ KH&CN, chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo các đơn vị có liên quan tích cực phối hợp với Hiệp hội trong các hoạt động của Hiệp hội; Chúng tôi sẽ rà soát hoàn thiện hành lang pháp lý của ngành KH&CN để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain tại Việt Nam; chúng tôi cũng sẽ xem xét, ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ blockchain”.
Lễ ký kết hợp tác thúc đẩy ứng dụng Blockchain trong kinh tế số.
Video đang HOT
“Hiện Bộ KH&CN đang triển khai Chương trình trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0″, mã số KC-4.0/19-25, trong đó blockchain là một trong những công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 được Chương trình này ưu tiên”, ông Trần Văn Tùng cho biết.
Do đó, việc ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ là nơi quy tụ các thành viên, huy động nguồn lực, hợp tác hiệu quả với các viện nghiên cứu, trường đại học tại Việt Nam để cùng hình thành các dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực blockchain để cùng phát triển, làm chủ, tạo ra các sản phẩm công nghệ của Việt Nam tham gia được thị trường blockchain toàn cầu, cũng như phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực blockchain.
Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 68/NQ-CP về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội.
Công ty cổ phần Chế tạo máy - Vinacomin (Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản) chuyên chế tạo, sửa chữa thiết bị phụ tùng ngành than và các sản phẩm. Ảnh minh họa: Thanh Hà/TTXVN
Nghị quyết nêu rõ, khu vực doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Trong các năm qua, doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 và những biến động trong khu vực và quốc tế, doanh nghiệp nhà nước đã tích cực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh các kết quả đạt được, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong huy động nguồn lực, trong đó, vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét. Năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế như các công nghệ lõi, công nghệ số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; các ngành năng lượng mới, năng lượng sạch; các ngành chứa đựng giá trị khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cao... Hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, vẫn còn doanh nghiệp, dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ kéo dài.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác đầu tư, nhằm khơi thông nguồn lực, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả một số nội dung.
Cụ thể, đến hết năm 2025, phấn đấu 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty có dự án triển khai mới, trong đó có một số dự án đầu tư tiêu biểu, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa, mang thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước.
Có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ đô-la Mỹ, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ đô-la Mỹ; 100% doanh nghiệp nhà nước có định hướng và thực hiện chuyển dịch đầu tư, hướng đến các dự án đầu tư, sử dụng công nghệ xanh, sạch và giảm thải khí carbon.
Đóng góp của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng khoảng 5% - 10% so với giai đoạn 2016 - 2020.
Đẩy mạnh huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết là đẩy mạnh việc huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cụ thể, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực; gắn chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhà nước với phát triển ngành, lĩnh vực để phát huy nguồn lực quan trọng của đất nước.
Khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nhà nước triển khai nghiên cứu đầu tư một số dự án quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, như: năng lượng (trong đó ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng sạch), công nghiệp bán dẫn, đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia (như đường cao tốc, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển...), hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất (như luyện thép, hóa dầu)... trên cơ sở thế mạnh, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Xây dựng cơ chế khuyến khích phối hợp, hợp tác giữa doanh nghiệp nhà nước với nhau và với các doanh nghiệp tư nhân để thực hiện các dự án quy mô lớn, nâng cao hiệu quả tổng thể chuỗi dự án nhằm phát triển chuỗi giá trị của ngành, lĩnh vực, mở rộng không gian kinh doanh trên nguyên tắc các bên cùng đạt hiệu quả.
Nghiên cứu, nâng cao vai trò của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, nhất là vai trò là nhà đầu tư của Chính phủ để thu hút thêm nguồn lực tài chính vào các doanh nghiệp, dự án lớn, quan trọng.
Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải
Nhiệm vụ và giải pháp khác mà Nghị quyết đưa ra là nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, rà soát, tinh giản bộ máy; thiết lập hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả. Kiên quyết phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích, tình trạng móc ngoặc, hình thành "lợi ích nhóm", "sân sau", lạm dụng chức vụ, quyền hạn thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.
Chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp; tiết kiệm tối đa chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai... của doanh nghiệp nhà nước, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đẩy mạnh xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tăng cường áp dụng mô hình kinh doanh mới, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh.
Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Thương hiệu Việt hội nhập - Bài 2: Ưu tiên phát triển doanh nghiệp Để trở thành nhà cung cấp tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, các thương hiệu Việt vừa phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, vừa phải đảm bảo thương hiệu bền vững. Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp thương hiệu, mô hình quản trị... phù hợp và kết nối nối được vào...