Thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để phát triển bền vững ngành cà phê Tây Nguyên

Theo dõi VGT trên

Sáng 19/12, tại thành phố Pleiku (Gia Lai), Bộ Nông nghiệpPhát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để nâng cao và phát triển bền vững ngành cà phê Tây Nguyên” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của đại diện 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum, Đăk Nông, Lâm Đồng và các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.

Thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để phát triển bền vững ngành cà phê Tây Nguyên - Hình 1
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, Bộ đang xây dựng và triển khai “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021 – 2025″. Vùng nguyên liệu được xác định là điểm khởi đầu và là nền tảng phát triển các chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần đẩy mạnh chế biến, nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn cà phê là một trong 5 sản phẩm chủ lực thực hiện thí điểm cơ chế, cách làm trên địa bàn 11 tỉnh, qua đó tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng ra cả nước.

Thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, cà phê Việt Nam chủ yếu là dòng cà phê Robusta đại trà, chất lượng trung bình nên hàng năm các doanh nghiệp chế biến vẫn nhập khẩu một lượng cà phê Arabica để phối trộn trong sản xuất cà phê rang xay. Diện tích cây cà phê trong cả nước hiện đạt khoảng 696.000 ha, năng suất đạt 27,7 tấn/ha, sản lượng đạt 1.764.000 tấn. Trong đó, tập trung chủ yếu tại vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng) với diện tích khoảng 639.000 ha (chiếm tỷ lệ 92% so với cả nước), năng suất 28,5 tấn/ha (cao gấp 1,1 lần so với cả nước), sản lượng đạt khoảng 1.669.000 tấn (chiếm tỷ lệ 95% so với cả nước). Trong giai đoạn 2014 – 2020, Tây Nguyên thực hiện tái canh 120.000 ha; trong đó, trồng tái canh 90.000 ha và ghép cải tạo 30.000 ha.

Nhìn chung, thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông dân Việt Nam nói chung và nông dân vùng Tây Nguyên nói riêng gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý (bón phân không cân đối; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; tưới nước quá mức cần thiết; chưa coi trọng cây che bóng, chắn gió; thu hái không đảm bảo độ chín); khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường tiêu thụ; người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình. Mặc dù một số mô hình liên kết nông dân đã được thành lập gần đây như: nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã…, nhưng quy mô nhỏ, phụ thuộc vào các tác nhân cung ứng dịch vụ, chưa hình thành chuỗi giá trị có hiệu quả, chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa phát huy được tiếng nói và vị thế của người nông dân sản xuất cà phê.

Thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để phát triển bền vững ngành cà phê Tây Nguyên - Hình 2

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để nâng cao và phát triển bền vững ngành Cà phê Tây Nguyên”.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, để sản phẩm cà phê có được sự thống nhất về mẫu mã, chất lượng cần có sự liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với hợp tác xã nông nghiệp, nông dân. Việc liên kết này khai thác được nguồn vốn, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thị trường của các doanh nghiệp; trong đó, hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò cầu nối hết sức quan trọng, tạo cơ hội cho nông dân được chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất cà phê.

Việc liên kết sản xuất giúp nông dân tạo ra số lượng sản phẩm lớn hơn, chất lượng đồng đều hơn; doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình thu mua, giảm chi phí, tỷ lệ hao hụt trong chế biến, lợi nhuận cao hơn sẽ hỗ trợ trở lại cho nông dân. Nông dân tham gia chuỗi liên kết sẽ trực tiếp bán hàng cho doanh nghiệp, không phải qua trung gian và nắm bắt được tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp cần thu mua, từ đó điều chỉnh hành vi canh tác phù hợp.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những ý kiến, giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết trong sản xuất cà phê tại vùng nguyên liệu, góp phần nâng cao và phát triển bền vững ngành hàng cà phê Tây Nguyên. Đây cũng là căn cứ để triển khai thành công “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021 – 2025″ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Video đang HOT

Theo các nhà chuyên môn, ngành cà phê cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu một cách hiệu quả như đẩy mạnh tái canh, tiếp tục đầu tư vào vùng nguyên liệu, xây dựng vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu. Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững, cà phê chứng nhận, đáp ứng nhu cầu, điều kiện kỹ thuật của người mua; hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật để họ yên tâm trồng trọt. Đặc biệt, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; phát triển hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ…), hệ thống logistics kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa. Bên cạnh tập trung duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, cần nhanh chóng phát triển các thị trường tiềm năng, nhất là EU và các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, các nước ASEAN…

Thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để phát triển bền vững ngành cà phê Tây Nguyên - Hình 3
Nhiều đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo “Thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để nâng cao và phát triển bền vững ngành Cà phê Tây Nguyên”.

Ngoài ra, củng cố tổ chức và hoạt động của các Chi hội, Tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất cà phê. Trong đó, chú trọng củng cố tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị của các hợp tác xã sản xuất cà phê. Thành lập các hợp tác xã ngay tại vùng nguyên liệu để tạo chuỗi liên kết bền vững từ người nông dân đến nhà xuất khẩu. Hợp tác xã là cầu nối và là nơi tập hợp, quản lý các thành viên trong vùng canh tác tập trung, là nơi cung cấp đầu vào, nơi sơ chế sản phẩm và kết nối đầu ra. Thành lập các đội dịch vụ để cung cấp nhân lực, vật lực, trí lực cho nông dân trong vùng nguyên liệu tập trung. Đặc biệt, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thế hệ trẻ trong vùng sản xuất quay về với nghành cà phê và họ sẽ là người tiếp bước, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất…

Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời, sắp tới Tập đoàn sẽ thực hiện nhiều chương trình ở Tây Nguyên, kết hợp giữa làm kinh tế – xã hội và môi trường. Giai đoạn này, Tập đoàn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên kết chặt chẽ hơn từ các đơn vị, nhà chuyên môn, hợp tác xã, nông dân để khẳng định vai trò, lợi ích, trách nhiệm của các bên nhằm nâng cao năng suất sản lượng cà phê và đảm bảo ổn định đời sống của nông dân.

Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Bộ đưa đến một thông điệp là phải có sự liên kết giữa các tỉnh, kết hợp đặc điểm từng vùng, địa phương để tạo sự thống nhất ở quy mô lớn hơn, xây dựng thương hiệu cà phê Tây Nguyên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục triển khai dự án VnSAT và một số dự án khác để phát triển cà phê bền vững tại Tây Nguyên như chọn đặt cơ sở hạ tầng logistic cho ngành cà phê nhằm tạo ra giá trị cà phê và có nhiều sản phẩm tinh chế hơn. Qua đó, tạo ra chuỗi ngành hàng nhằm nâng cao giá trị cho hạt cà phê và thu nhập cho người sản xuất.

Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội rất lớn, nhưng vì nhiều lý do nông sản của Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao tại thị trường châu Âu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với các Tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Liên minh châu Âu nhằm tìm ra những phương án để tận dụng Hiệp định này một cách hiệu quả. Sắp tới, Bộ sẽ xây dựng chiến lược, có đề án riêng về xuất khẩu để nông sản của Việt Nam có chỗ đứng vững chắc ở hệ thống phân phối tại thị trường châu Âu. Do đó, cà phê Tây Nguyên muốn vươn ra thị trường thế giới cần phải tư duy lại từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến cà phê phù hợp với biến đổi khí hậu, tiêu dùng xanh của các nước trên thế giới…

Nhân rộng cây cà phê Tây Bắc thông qua phát triển cộng đồng

Sơn La là một trong những tỉnh nghèo, nơi đồng bào dân tộc Thái chiếm phần lớn cộng đồng dân tộc sản xuất cà phê ở địa phương.

Trường Đại học Tây Bắc đã và đang hợp tác với tỉnh hỗ trợ nông dân nhân rộng diện tích cà phê bền vững, bằng cách hỗ trợ bà con tham gia chuỗi cung ứng ngành hàng đặc sản này.

Phát huy thế mạnh cây cà phê
Trên những nương, vườn trước đây ở Sơn La chủ yếu trồng sắn hoặc ngô, giờ đây đã được phủ màu xanh bát ngát của cây cà phê, một cuộc sống ấm no đang hiện hữu trong từng nếp nhà.

Nhân rộng cây cà phê Tây Bắc thông qua phát triển cộng đồng - Hình 1
Cà phê giống mới thuần chủng Arabica trồng tại Sơn La sai quả, có hương vị thơm ngon. Ảnh: TTXVN.

Năm 2020, diện tích cà phê tỉnh Sơn La đạt 17.804 ha, sản lượng ước đạt 25.581 tấn (cà phê nhân). Diện tích trồng cà phê chủ yếu tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp, Yên Châu và TP Sơn La.

Từ khi chuyển đổi sang trồng cà phê, bà con dân bản ai cũng phấn khởi. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế, cây cà phê còn phủ xanh đất trống đồi trọc, không còn thấy cảnh từng quả đồi trơ trọi sau mỗi vụ thu hoạch ngô.

Có mặt tại mảnh đất Sơn La từ những năm 1945, sau hơn 70 năm, cây cà phê Arabica đã trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều vùng núi cao của tỉnh miền núi Tây Bắc này. Với diện tích trồng lớn, Sơn La được mệnh danh là thủ phủ của cây cà phê Arabica của cả nước, cho sản lượng trên 30 nghìn tấn cà phê nhân mỗi năm.

Có mùi thơm như hoa quả, vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, cà phê Arabica của Sơn La hiện đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và trở thành một trong các sản phẩm chủ lực của Chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm (OCOP) của địa phương đem lại giá trị kinh tế cao, từng bước khẳng định vị trí vững chắc trên bản đồ cà phê thế giới.

Sở dĩ, "cà phê Sơn La" có được đặc thù và danh tiếng như vậy một phần là nhờ thổ nhưỡng, khí hậu của khu vực địa lý thích hợp với giống cà phê Arabica. Nhiệt độ chênh lệch ngày đêm cao trên 10 độ C. Đặc biệt, vào ban đêm có sương, nên hầu hết cà phê trồng ở đây không phải tưới tiêu, sương xuống giữ được độ ẩm cho đất.

Ông Vương Văn Hải, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Sơn La, cho biết: Sau khi được cấp chỉ dẫn địa lý (năm 2017), bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng nhãn hiệu cà phê Sơn La đã phát huy được giá trị, mở rộng vùng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, tỉnh đã và đang khuyến khích và hướng dẫn các hộ dân phát huy nội lực, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cà phê.

Kết nối người nông dân vào chuỗi cung ứng

Tuy nhiên, theo bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, mặc dù có lợi thế về chất lượng, năng suất, nhưng hoạt động sản xuất, chế biến cà phê Sơn La vẫn còn tồn tại, hạn chế như: chưa hình thành nhiều tổ chức liên kết trong sản xuất, diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo chiếm tỷ lệ khá lớn, chất lượng giống chưa đảm bảo; năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế...

Nhân rộng cây cà phê Tây Bắc thông qua phát triển cộng đồng - Hình 2
Thay vì chỉ sơ chế đơn thuần, người dân sẽ được hướng dẫn để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản phẩm, nâng cao lợi ích kinh tế, từ đó phát triển cộng đồng bền vững. Ảnh: TTXVN.

Từ thực trạng trên, giải pháp tối ưu để từng bước gia tăng giá trị cho cà phê cũng như đem lại sự bền vững cho sản phẩm này cần tính đến khả năng liên kết trong sản xuất cà phê, đưa người nông dân vào chuỗi cung ứng sản phẩm.

Chia sẻ về vùng cà phê nguyên liệu của gia đình, chị Cà Thị Biên - bản Tong Chinh, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn cho biết, ở bản mỗi gia đình đều có ruộng cà phê rộng vài ha nhờ chuyển đổi từ ngô, khoai. Tuy nhiên, thu nhập không đều do chưa biết thương thảo về giá bán, mặc cho thương lái quyết định giá thu mua.

Nhằm hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở tỉnh Sơn La một cách bền vững trong chuỗi cung ứng với các công ty liên quan khác, Tổ chức Cứu trợ, Phát triển Quốc tế (FIDR) - một tổ chức phi chính phủ quốc tế từ Nhật Bản, đã triển khai Dự án "Phát triển Cộng đồng cho các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Sơn La, Việt Nam". Với sự hợp tác của Trường Đại học Tây Bắc, thành phố Sơn La, tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon và các công ty trong chuỗi cung ứng cà phê, dự án được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở tỉnh Sơn La không chỉ có đầu ra cho sản phẩm mà còn tác động tích cực đến đời sống của người dân trồng cà phê.

Cụ thể, dự án sẽ được triển khai trong vòng 2 năm từ 2021 - 2023 cho khoảng 4,000 hộ thuộc 6 xã của thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu và huyện Mai Sơn. Các hoạt động chính của dự án bao gồm hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ nâng cao công nghệ và kỹ năng nông nghiệp, giải pháp thị trường thúc đẩy nông nghiệp đầu vào thấp. Cà phê Sơn La đạt các tiêu chuẩn bền vững đạt sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và ra thế giới thông qua các công ty trong chuỗi cung ứng cà phê.

TS. Vũ Quang Giảng, Trưởng Khoa Nông Lâm (Đại học Tây Bắc) chia sẻ, cà phê Sơn La đã phát triển ổn định về diện tích, tuy nhiên trình độ canh tác cà phê của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Sơn La chưa đồng đều ở các vùng.

"Vấn đề cốt lõi phát triển cà phê ở Sơn La là làm thế nào nâng cao kỹ năng sản xuất cà phê Sơn La theo hướng an toàn sản phẩm, môi trường; kết nối chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sinh kế cho cộng đồng người dân trồng cà phê ở tỉnh Sơn La. Đó là cam kết chúng tôi sẽ thực hiện bằng việc cả cán bộ có trình độ, am hiểu về cộng đồng, về cây cà phê về địa phương để thực hiện dự án", TS. Vũ Quang Giảng đánh giá.

Cùng chị Cà Thị Biên, anh Tòng Văn Xum, hội viên nông dân bản Nong Lọ, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La cũng sẽ là những nông dân tham gia vào dự án "Phát triển Cộng đồng cho các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Sơn La, Việt Nam". Anh Xum cho biết, tháng 4 vừa rồi, các cán bộ Nhật Bản và Trường Đại học Tây Bắc đã về thăm bà con ở bản. "Điều chúng tôi vui mừng nhất là với việc tham gia chuỗi liên kết này, bên cạnh cây trồng chủ lực của địa phương là cà phê, các đặc sản của bản như mận hậu, xoài, mơ cũng có thể được giới thiệu rộng khắp. Được hướng dẫn cách thương lượng giá cả, hoặc làm sao trồng cà phê với chi phí thấp nhất, chúng tôi có thể giảm bớt nợ nần, từ đó có thể thoát nghèo được", anh Tòng Văn Xum chia sẻ.

Cây cà phê Sơn La đang dần khẳng định vị trí là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân trong tỉnh. Đồng thời, những nỗ lực của ngành nông nghiệp và địa phương đang tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Sơn La.

Với định hướng đến năm 2030 của tỉnh Sơn La là phát triển cà phê theo hướng tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đầu tư thâm canh bằng giống cà phê mới, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường, đến năm 2030, tỉnh giữ ổn định diện tích 16.000 ha, gồm phát triển vùng nguyên liệu cà phê đạt các tiêu chuẩn bền vững đạt khoảng 13.500 ha.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh
06:00:06 20/11/2024

Tin mới nhất

Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ

09:16:39 20/11/2024
Theo thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ, do được nghỉ học nên 10 em học sinh đã rủ nhau đến khu vực bãi bồi sông Thao đoạn thuộc địa phận khu 1, xã Hiền Quan để chơi. Sau đó có sáu em xuống tắm sông, một em bơi được vào bờ còn năm em mất...

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt

Sức khỏe

09:13:59 20/11/2024
Các chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid trong củ cải trắng giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và viêm nhiễm, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Nước Anh đón tuyết đầu mùa

Thế giới

08:59:26 20/11/2024
Khoảng 64 trong tổng số 120 chuyến tàu của công ty đường sắt East Midlands Railway đã bị hủy hoặc chậm ít nhất nửa giờ. Gần 200 trường học ở England và xứ Wales cũng buộc phải đóng cửa do thời tiết lạnh.

Thông điệp Tarot ngày 20/11/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Song Tử bốc lá The Lovers, Song Ngư bốc lá Queen of Cups

Trắc nghiệm

08:50:10 20/11/2024
Lá bài Tarot này khuyến nghị rằng đây là thời điểm lý tưởng để bạn bộc lộ và phát huy hết khả năng của mình. Thay vì chờ đợi hay phụ thuộc quá nhiều vào hoàn cảnh bên ngoài, bạn nên chủ động đầu tư vào những mục tiêu của mình.

Sao Việt 20/11: Quang Minh tất bật chăm con ở tuổi 65, Trịnh Kim Chi khoe ảnh cũ

Sao việt

08:05:15 20/11/2024
Quang Minh tất bật làm bố bỉm sữa ở tuổi 65, NSND Trịnh Kim Chi đẹp mơ màng với bức ảnh khi đóng phim lúc trẻ.

Độc đạo - Tập 35: Long còn sống, Phùng bị điều tra về sai phạm

Phim việt

07:54:47 20/11/2024
Trong khi vận chuyển chuyến hàng cuối cho Quân già , Hồng gặp lại Long, hoá ra anh chưa chết, đây chỉ là kế hoạch để dụ hổ ra khỏi hang.

Dùng phương pháp "loại trừ", game thủ Việt tìm ra luôn Game of the Year, Black Myth: Wukong không "cửa"

Mọt game

07:54:32 20/11/2024
The Game Awards vừa công bố các đề cử cho những hạng mục của mình và tất nhiên, điều mà các fan Việt quan tâm bậc nhất vẫn là danh hiệu Game of the Year - nơi chứng kiến sự đua tài của Black Myth

Cặp nam nữ chính viral nhất cõi mạng hiện nay tình đến mức... làm 1 tài tử hạng A bị chỉ trích dữ dội

Sao châu á

07:44:58 20/11/2024
Thái độ ứng xử của 2 nam diễn viên này với cùng 1 bạn diễn nữ khi ở trong cùng 1 hoàn cảnh đang được cư dân mạng đặt lên bàn cân so sánh.

Lạc lối giữa những đồng hoa dã quỳ bất tận ở ngoại ô Đà Lạt

Du lịch

07:29:20 20/11/2024
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12, những triền đồi, cung đường ở ngoại ô Đà Lạt khoác lên mình lớp áo màu vàng ươm của hoa dã quỳ nở rộ tạo nên một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chị chồng đến chơi còn dúi vào tay tôi 300 triệu, nhưng khi biết lý do tôi ném ngay xuống sàn rồi thẳng tay đuổi chị về

Góc tâm tình

05:56:42 20/11/2024
Tôi sững người với lời đề nghị này. Ngay phút ấy, tôi cầm tiền ném xuống đất rồi đuổi chị chồng về. Vợ chồng tôi lấy nhau 6 năm, đã có với nhau 3 đứa con kháu khỉnh.