Thúc đẩy thanh toán điện tử đối với lĩnh vực dịch vụ công
Thanh toán điện tử đối với lĩnh vực dịch vụ công là chủ trương lớn của Chính phủ. Để thúc đẩy thanh toán điện tử dịch vụ công mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, mức độ tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đặc biệt là hệ thống ngân hàng… có ý nghĩa rất quan trọng.
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo 4 mức độ.
Tỷ lệ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến không cao
Chỉ số thanh toán điện tử (TTĐT) và dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Số liệu từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho thấy, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán thấp, hiện chỉ chiếm 11,49%. Tỷ lệ sử dụng tiền mặt rất cao, chiếm gần 90% chi tiêu; trong đó 99% cho các mặt hàng dưới 100.000 đồng. Trong khi đó, tỷ lệ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến rất thấp, chỉ chưa đến 7% (chính xác là 6,98%).
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo 4 mức độ. Trong đó, mức độ 3 và 4 được thực hiện trên môi trường mạng, đặc biệt, với mức độ 4, người sử dụng có thể thực hiện thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến và việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến.
Video đang HOT
Theo báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ công bố giữa năm 2018, đã có khoảng 50.000 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Số dịch vụ do địa phương cung cấp chiếm tới 97%; số dịch vụ công do bộ, ngành cung cấp chiếm khoảng 3%.
Thực tế cho thấy, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến vẫn ở mức đơn giản, rất ít dịch vụ cho phép người dân gửi, thanh toán phí và nhận kết quả qua mạng. Với mức độ 4, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân mới tham gia ở mức rất hạn chế, chưa xứng với tiềm năng phát triển của đơn vị và nhu cầu sử dụng của các cá nhân, doanh nghiệp. Từ thực tế này, yêu cầu đẩy mạnh TTĐT trong lĩnh vực dịch vụ công đã được đặt ra.
Theo tapchitaichinh.vn
Thu thuế kinh doanh online sang trang mới
Hiện các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trên mạng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên chỉ có một số doanh nghiệp thực hiện việc kê khai và nộp thuế. Bà Tạ Thị Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) đã có cuộc trao đổi về vấn đề quản lý Thuế thương mại điện tử.
Bà Tạ Thị Phương Lan.
PV: Thưa bà, Luật Quản lý thuế sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, việc quản lý thuế với những đối tượng kinh doanh online sẽ có thay đổi như thế nào, thưa bà?
Bà Tạ Thị Phương Lan: Chúng tôi rất kỳ vọng Luật được đi vào cuộc sống để có thể thay đổi cách quản lý với hình thức kinh doanh online. Để làm được điều này không chỉ mình ngành Thuế mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các các ngân hàng thương mại, Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp, tổ chức,... Điều này sẽ còn nhiều khó khăn và cần phải tiếp tục được triển khai trong thời gian tới. Tất nhiên, để triển khai việc này còn khó khăn, ví dụ như ngành ngân hàng phải thay đổi quy trình quản lý để cung cấp thông tin cho ngành Thuế. Điều này cần phải tiếp tục được triển khai trong thời gian tới.
Luật Quản lý thuế sửa đổi có quản lý được những đối tượng trong nước phát sinh thu nhập được chi trả từ Google, Facebook... không thưa bà?
- Luật đã gắn trách nhiệm các ngân hàng thương mại, các tổ chức như Facebook, Goolge... nếu đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hiện tại, chính thức thì những đơn vị này không có chi nhánh, văn phòng nhưng rõ ràng, họ thông qua các tổ chức, DN để điều hành. Đó là điều chúng ta đã biết và sẽ có giải pháp để khấu trừ thuế qua việc phối hợp giữa ngân hàng và ngành Thuế.
Có một thực tế là, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong mua sắm online cao khiến cho việc quản lý thuế các đối tượng này trở nên khó khăn?
- Không chỉ quản lý các cá nhân kinh doanh online, ngay cả với các DN, cơ quan thuế vẫn phải đối mặt với việc mua bán bằng tiền mặt, những trường hợp này không xuất hóa đơn. Tuy nhiên, với các trường hợp này, cơ quan chức năng quản lý theo hình thức dòng tiền, nguồn tiền và các thông tin liên quan để xác định quy mô, hình thức kinh doanh và ấn định thuế. Tức là, ta không thể đi theo quản lý từng đồng chi tiêu nhưng ta có cách quản lý.
Hiện tại cơ quan chức năng đang triển khai hóa đơn điện tử. Đó cũng là một kênh để quản lý. Vì thế, không phải họ cứ dùng tiền mặt là ta không quản lý được.
Bà có thể cho biết, hiện đã có bao nhiêu cá nhân kinh doanh online đã kê khai thuế?
- Số liệu cá nhân kinh doanh online thì có thể phải lấy số liệu bên Bộ Công thương. Bộ Công thương có quy định việc cá nhân kinh doanh thương mại điện tử phải đăng ký. Chúng tôi không nắm được cụ thể. Còn với đăng ký thuế, việc này được thực hiện theo ngành nghề, ví dụ như bán lẻ thời trang, chứ không có ngành nào là "kinh doanh online."
Trân trọng cảm ơn bà!
Hồ Hương
Theo daidoanket.vn
Hôm nay là Ngày không tiền mặt Việt Nam 16/6 hàng năm được chọn làm Ngày không tiền mặt, nhằm khuyến khích người dân sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) chính thức chọn ngày 16/6 hàng năm là Ngày không tiền mặt. Ngày không tiền...