Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để giảm bớt khó khăn trong sản xuất công nghiệp
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, khó khăn về thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam sẽ là rất lớn, vì vậy quan trọng nhất là phải thúc đẩy tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ.
Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 3 tháng đầu năm 2020 tăng 5,8% và đây là con số thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 9,2% của cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo là ngành chịu tác động nhiều nhất với tốc độ tăng 3 tháng đầu năm chỉ đạt 7,2%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,9% của cùng kỳ năm trước và 15,7% của cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, ngành sản xuất chế biến thực phẩm ước tính tăng 4,9%, tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước 2,4 điểm phần trăm; ngành sản xuất đồ uống ước tính giảm 9% (cùng kỳ tăng 11,1%).
Doanh số bán bia của các doanh nghiệp bị giảm sút mạnh (trên 30%). Lĩnh vực kinh doanh rượ-u vang và rượ-u mạnh nhập khẩu chịu tác động rất lớn do ngành du lịch và kinh doanh của các nhà hàng giảm mạnh về doanh thu (nhiều nhà hàng giảm đến 50% – 60% doanh thu so với bình thường).
Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,4% (cùng kỳ tăng 8,3%). Ngành dệt chỉ tăng 4,9% (cùng kỳ tăng 11,1%).
Ngành may chịu tác động khá lớn khi 3 tháng giảm 3%, trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 7,7%. Hiện nay, khi Trung Quốc đã qua đỉnh dịch, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất trở lại. Do đó việc nhập khẩu nguyên phụ liệu của nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày tại Việt Nam đã đi vào ổn định.
Tuy nhiên, từ tháng 3, toàn cầu bước vào giai đoạn đại dịch với mức độ lây lan rất mạnh. Chính phủ các quốc gia đang ban hành những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tạm đóng cửa xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập, mua sắm… khiến nhu cầu mua bán hàng hóa dệt may và giày dép tại các thị trường giảm sút. Do các quy định liên quan đến kiểm soát dịch và nhu cầu suy giảm, một số nhà nhập khẩu đã thông báo tạm dừng nhập khẩu các đơn hàng đã ký kết, các ngành dệt may, da giày sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy cơ giảm và thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và nguy cơ mất việc của người lao động.
Video đang HOT
Ngành sản xuất xe có động cơ giảm 2,5% (cùng kỳ năm trước tăng 17,9%). Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ ô tô trong năm 2020 có thể sụt giảm hơn 15% so với dự kiến trước đây của Hiệp hội.
Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 3 tháng đầu năm tăng 14,3% so với cùng kỳ.
Giai đoạn đầu của quý I, ngành này cũng đã phải chịu tác động lớn do thiếu nguồn cung linh phụ kiện đầu vào, nhưng hiện nay nguồn cung linh phụ kiện nhập khẩu cho ngành điện tử đã được phục hồi một phần do các doanh nghiệp cung ứng tại Trung Quốc, Hàn Quốc đã quay trở lại hoạt động sau đỉnh dịch. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc, song đối với việc phân công sản xuất theo chuỗi toàn cầu hiện nay và tính chất đặc thù của sản xuất điện tử, việc tìm nguồn cung dự phòng này không dễ và chi phí cũng tăng cao, số lượng và chất lượng không ổn định.
Ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ trong 3 tháng đầu năm 2020, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 4,2%.
Tương tự ngành dệt may, da-giày và điện tử, xuất khẩu ngành gỗ của Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh nhu cầu tiêu thụ giảm cũng như việc giãn, hoãn giao hàng tại các thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu.
Ngành thép và ngành hoá chất cũng chịu những tác động tiêu cực từ dịch bệnh khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về chi phí sản xuất cũng như hoạt động tiêu thụ hàng hóa.
Tuy nhiên, đối với các loại phân bón trong nước đã sản xuất được như urea, NPK, DAP, lân thì đây là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, cung ứng ra thị trường. Đối với ngành hóa chất cơ bản, chất t-ẩy rửa, trước diễn biến của dịch, nhu cầu sử dụng các chất sát trùng tăng cao, các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguyên liệu trong nước nên ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Các doanh nghiệp đang chủ động đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm để cung ứng ra thị trường.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ là giải pháp
Dịch bệnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tính chung quý I/2020, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp ở mức 2,8% so với quý I/2019 (thấp hơn nhiều so với mức tăng 8% của quý I/2019).
Tương ứng, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2020 tăng 24,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 15,6%).
Bộ Công Thương nhận định quý I/2020, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại một số quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo cũng như tạo ra khó khăn mới về thị trường tiêu thụ. Hiện nay, khi những khó khăn ở giai đoạn đầu của dịch bệnh có thể không còn gay gắt nữa (khi Trung Quốc cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, các nhà máy sản xuất và cung ứng nhiều loại nguyên vật liệu được vận hành trở lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cơ bản trở lại bình thường…) thì khó khăn lớn hơn đã xuất hiện khi phạm vi dịch bệnh đã lan rộng ở quy mô toàn cầu. Hầu như tất cả các bạn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đều chịu tác động trực tiếp.
“Do đó, khó khăn về thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam sẽ là rất lớn cùng với đó là những vấn đề liên quan đến sản xuất và người lao động”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết.
Về giải pháp, Bộ Công Thương cho rằng, quan trọng nhất là thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo lớn của ta như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ… theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác hoặc thị trường như hiện nay.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cho biết đang tiếp tục rà soát, báo cáo về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất phương án tổ chức sản xuất và các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm nhằm đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.Phối hợp với các địa phương phát triển mạnh các vùng sản xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước; đề xuất các chính sách để ưu đãi phù hợp, trước hết là đối với ngành dệt may, da giày và các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.
Phan Trang
Hơn 18.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vì COVID-19
Các doanh nghiệp kỳ vọng dịch COVID-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I.
Tổng cục Thống kê cho biết trong quý 1-2020, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh lên tới 18.600, tăng 26% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, trong quý I số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là hơn 12.000, giảm 21%. Ngoài ra còn có hơn 4.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tương đương cùng kỳ năm trước.
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Trong ba tháng đầu năm, cả nước có 29.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước; 14.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2%.
Tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong quý I là hơn 351.000 tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là hơn 243.000 lao động, giảm 6% về vốn đăng ký và giảm hơn 23% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng dịch COVID-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I.
QUANG HUY
Kim ngạch xuất khẩu nhiều nông sản chính giảm mạnh trong quý 1 Trong quý 1/2020, ngoài gạo và hạt điều, nhiều mặt hàng nông sản chính đều giảm giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2019. Theo Bộ Công Thương, quý 1 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, rau quả đạt 831 triệu USD, giảm 11,5%; cà phê...