Thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên
Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT, Sở Công Thương Nghệ An và Công ty CP Tập đoàn Thương mại và Truyền thông Bắc Hà tổ chức Hội chợ triển lãm Nông nghiệp – Thương mại vùng Bắc Trung Bộ từ ngày 5-11.7 tại TP. Vinh (Nghệ An).
Hơn 200 gian hàng bày các mặt hàng nông lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, làng nghề, hàng tiêu dùng… góp mặt tại đây. Đây là hội chợ thứ 3 trong chuỗi 8 hội chợ và là sự kiện thứ 15 trong chuỗi 30 sự kiện khuyến nông trung ương năm 2016 đã được Bộ NNPTNT phê duyệt.
Tạo động lực để vượt khó khăn
Hội chợ triển lãm Nông nghiệp – Thương mại vùng Bắc Trung Bộ năm 2016 có sự tham gia của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm các tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước… Đây là hoạt động được tổ chức thường niên hàng năm nhằm giới thiệu, quảng bá những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ trong quá trình phát triển sản xuất, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đây là cơ hội thuận lợi để các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và bà con nông dân gặp gỡ trao đổi, giao lưu hợp tác, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chất lượng.
TS Trần Văn Khởi (giữa) – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các vị lãnh đạo địa phương đi thăm quan các gian hàng trưng bày tại hội chợ. Ảnh: C.T
“Để phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có của vùng, thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ban hành đã tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn Bắc Trung Bộ có cơ hội vươn lên. Cơ cấu sản xuất, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ trong vùng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ về giống và khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
Từ thực tiễn cho thấy, ngành nông – lâm nghiệp Bắc Trung Bộ đã thể hiện vai trò nhất định và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng (khoảng 38%), góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn ngày càng khởi sắc…” – TS Trần Văn Khởi – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết.
Video đang HOT
Giúp nông dân mở mang kiến thức
Hội chợ triển lãm Nông nghiệp – Thương mại vùng Bắc Trung Bộ lần này được tổ chức rất quy mô và mức độ xứng đáng tầm cỡ của một hội chợ cấp vùng miền với trên 200 gian hàng, trong đó có trên 80 gian trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của các địa phương. Bên cạnh các hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, hội chợ còn tổ chức nhiều hoạt động phong phú và thiết thực như: Triển lãm, giới thiệu thành tựu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An và các tỉnh, các đơn vị kinh tế lớn trong vùng; trưng bày, giới thiệu các máy móc, thiết bị do nông dân phát minh, sáng chế…
Mặc dù có nhiều tiềm năng và thế mạnh, tuy nhiên sản xuất nông lâm nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Quy mô sản xuất của nông hộ nhìn chung còn manh mún, năng suất thấp, chất lượng không đồng đều; nhiều nơi tỷ suất hàng hóa còn thấp, mức độ giao thương còn kém, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc còn cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.
Bắc Trung Bộ là vùng có khí hậu khắc nghiệt. Nhiệt độ luôn có xu hướng tăng, số đợt nắng nóng tăng lên khiến tình trạng hạn hán ở vùng này vốn đã khắc nghiệt, nay càng khắc nghiệt hơn; đồng thời số trận mưa lớn tăng lên làm sạt lở đất và gây lũ quét, lũ lụt.
Ngành nông nghiệp vùng này cũng chịu ảnh hưởng của tình trạng khô hạn, nhiều diện tích không thể canh tác được. Lần đầu tiên, trong năm 2015 tỉnh Nghệ An đã phải công bố thiên tai hạn hán.
TS Trần Văn Khởi cho biết thêm: Để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của vùng, đồng thời khắc phục giải quyết những hạn chế thách thức, nhằm đưa kinh tế nông nghiệp vùng Bắc Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, cần kiên trì thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. Đó là đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản hàng hóa.
Đồng thời cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm cung cấp thông tin thị trường, tạo điều kiện cho nông dân trực tiếp giao lưu, nắm bắt thông tin thị trường, mở mang kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, chủ động hội nhập quốc tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Theo Danviet
Chuyển trồng lúa sang ngô: Hướng đến đạt 1 triệu tấn ngô/năm
Thông tin đáng chú ý này được đưa ra tại Hội nghị "Sơ kết chương trình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp vùng miền núi phía Bắc" , do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp Sở NNPTNT Sơn La tổ chức ngày 5.7.
Hiệu quả kinh tế tăng 30%
Là đơn vị thực hiện dự án "Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp"- ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam- KHNN) cho biết: Theo kế hoạch của Bộ NNPTNT, quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ngô vùng miền núi phía bắc (MNPB) giai đoạn 2015-2020 chủ yếu tập trung trên diện tích đất trồng lúa 1 vụ nhờ nước trời (vụ mùa) và chân đất có địa hình cao, khó khăn về nước tưới (vụ đông xuân).
Nông dân kiểm tra chất lượng ngô trước khi thu hoạch tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu (Sơn La). Ảnh: Trần Quang
Cụ thể, theo ông Thanh, quy hoạch đến năm 2015 tổng diện tích lúa chuyển đổi sang trồng ngô là 55.200ha. Thực hiện chuyển đổi ở hầu hết các tỉnh trong vùng, tập trung tại các tỉnh như: Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Đến năm 2020 tổng diện tích lúa quy hoạch chuyển đổi sang trồng ngô sẽ tăng thêm 25.100ha. Trong đó, diện tích chuyển đổi tập trung tại các tỉnh như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Thái Nguyên.
Theo đó, Viện KHNN Việt Nam đã phối hợp các viện, doanh nghiệp triển khai 20 mô hình của dự án, với quy mô 600ha tại 8 tỉnh vùng miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình). "Năng suất các mô hình đều đạt từ 6,1 tấn - 7,2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế so sánh với trồng lúa tăng từ 20 - 30% (cao hơn từ 5 - 10 triệu đồng/ha). Qua đây cho thấy vùng MNPB phù hợp với mục tiêu chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô trong vụ xuân, xuân hè (do thiếu nước, hạn và lạnh cho sản xuất lúa ở vụ này). Đặc biệt, mô hình áp dụng máy làm đất tại Hà Giang, Quảng Ninh làm giảm chi phí nhân công lao động từ 2,5 - 3,0 triệu đồng/ha. Áp dụng hệ thống sấy, làm sạch, bảo quản tại Hà Giang làm giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch 6,5%" - ông Thanh nêu.
Vận động doanh nghiệp tiêu thụ ngô cho nông dân
Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 915/2016 về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô ở các vụ trong năm từ vụ hè thu 2016 đến hết vụ đông xuân 2018 - 2019 tại vùng Trung du MNPB, Bắc Trung Bộ, ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hỗ trợ một lần không quá 3 triệu đồng/ha chi phí về giống.
"Đến nay nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ kinh phí để chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô (Quảng Ninh, Hà Giang, Yên Bái...) đạt hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho nông dân" - ông Định nhấn mạnh.
Là hộ trồng hơn 1.000m2 ngô biến đổi gen, ông Hà Văn Trường ở bản Lẳm (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn) cho biết: "Bà con ở bản tôi quý lúa hơn ngô, nên lúa năng suất thấp họ cũng làm. Nhưng sau vụ này tôi trồng ngô thắng lợi, ai ra ruộng xem cũng thấy mừng, hứa vụ tới sẽ chuyển sang trồng ngô hết. Trồng ngô không phải tưới nhiều nước như lúa, chăm bón cũng ít hơn, đặc biệt là trồng ngô biến đổi gen có nhiều ưu việt nhất là kháng được sâu đục thân nên bà con rất tin tưởng"- ông Trường chia sẻ.
Sau khi thăm mô hình chuyển đổi ngô tại huyện Yên Châu (Sơn La), bà Phạm Thị Hà - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Giang cho biết: Việc đưa mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang đất ngô tại Sơn La cũng như trên địa bàn tỉnh Hà Giang rất hiệu quả, nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân nên được bà con đón nhận và đánh giá rất cao.
Tuy nhiên theo bà Hà, để phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng và nâng cao thu nhập cho nông dân, tỉnh cũng đề nghị Bộ NNPTNT cần mở rộng đối tượng cây trồng khác như cây đậu tương đưa về cho nông dân Hà Giang làm. Việc hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân là rất cần thiết giúp bà con yên tâm sản xuất, tăng thu nhập.
PGS-TS Trịnh Khắc Quang - Giám đốc Viện KHNN Việt Nam cho biết: Dựa trên các điều kiện tự nhiên, đất đai, kinh tế-xã hội, các giải pháp khoa học công nghệ và chính sách hỗ trợ, thúc đẩy, công tác quy hoạch phù hợp, giai đoạn 2017 -2020 vùng MNPB nếu chuyển đổi sản xuất thêm được vụ ngô xuân và xuân hè trên 1/3 tổng diện tích đất 1 vụ là 187.071ha của vùng (khoảng 60.000ha), với năng suất ngô vụ xuân, vụ xuân hè dự kiến đạt bình quân 6,0 tấn/ha, sẽ bổ sung thêm 360.000 tấn ngô/năm tại vùng MNPB cho tổng sản lượng ngô, góp phần đáng kể cho mục tiêu tăng 1 triệu tấn ngô đã đề ra của Việt Nam.
Được biết, Dự án "Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp" được Bộ NNPTNT giao cho Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện từ tháng 1.2014 tại miền núi phía Bắc. Dự kiến đến hết năm 2016 dự án trên sẽ kết thúc.
Theo Danviet
Tỷ phú thực phẩm sạch trên đỉnh đèo Lũng Lô Với trên 1.500 cây bưởi đang cho thu hoạch, hàng chục nghìn gia cầm xuất bán thường xuyên đã cho anh Hậu doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm. Trên đỉnh đèo Lũng Lô, thuộc bản Ban, xã Chiềng Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, mô hình trang trại tổng hợp của ông Đỗ Kiến Hậu càng nổi bật hơn giữa núi rừng...