Thúc đẩy nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ
Chiều 14/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ.
Tháng 2/2020, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đã dẫn đầu đoàn công tác xúc tiến thương mại tại Hoa Kỳ. Chuyến công tác rất thành công với những cam kết mạnh mẽ thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản giữa hai nước ngày càng hài hòa hơn. Tuy gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 nhưng các doanh nghiệp đã rất nỗ lực thực hiện các cam kết của mình.
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Việt Hưng, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) chuyên chế biến nhân hạt điều xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, tuy thời gian thực hiện chưa nhiều và trong bối cảnh dịch COVID-19 nhưng các doanh nghiệp đã rất nỗ lực thực hiện cam kết, nâng cao kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi cũng tác động đến phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, nên nhu cầu về nguyên liệu thức ăn bị hạn chế. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn đang phục hồi nên dự báo nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Việt Nam không có lợi thế sản xuất ngô, đậu tương… và không sản xuất được lúa mỳ nên nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm này rất lớn, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho hay.
Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Giá trị thương mại hai chiều, đặc biệt là thương mại nông sản tăng trưởng liên tục trong những năm qua, đạt khoảng 30%. Trong 7 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản giữa hai nước đạt 7,53 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm chính như: gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, hạt điều, cà phê, cao su, rau quả… Việt Nam cũng nhập khẩu từ Hoa Kỳ các mặt hàng nông sản chính như: thức ăn gia súc và nguyên liệu; đậu tương, gỗ và sản phẩm gỗ; rau quả; sữa và sản phẩm sữa; lúa mỳ, bông…
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để duy trì và phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trong lĩnh vực nông nghiệp, các cơ quan của Bộ Nông nghiệp hai nước đã hợp tác chặt chẽ giải quyết nhiều yêu cầu về tiếp cận thị trường, xử lý các vấn đề liên quan trong khuôn khổ Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững với Hoa Kỳ.
Nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ sang Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.
Theo đó, giảm thuế đối với 9 nhóm hàng nông sản như lúa mỳ từ 5% xuống 3%; táo, nho tươi từ 10% xuống 8%; hạnh nhân từ 15% xuống 10%; óc chó từ 10% xuống 8%; thịt lợn từ 25% xuống 22%; sản phẩm sữa có mức giảm thuế tùy loại…
Đại diện Tham tán thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh giá cao việc triển khai các cam kết của Việt Nam. Điển hình là một số hoạt động thành công như: việc mở cửa thị trường cho một số sản phẩm trái cây của Hoa Kỳ; xem xét và chấp thuận nhanh chóng các doanh nhập khẩu thịt vào Việt Nam, đặc biệt là kết nối với các nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ; tích cực tiếp thu các góp ý của Hoa Kỳ về các quy chuẩn về an toàn của Việt Nam… Sự thành công trên là sự nỗ lực hợp tác của các cơ quan chức năng giữa hai nước.
Về phía doanh nghiệp, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH bán lẻ BRG cho biết, doanh nghiệp đã tăng cường nhập khẩu nhiều sản phẩm từ Hoa Kỳ như hoa quả và các sản phẩm thịt. Doanh nghiệp coi thị trường Hoa Kỳ là thị trường chiến lược trong các năm tiếp theo vì Hoa kỳ có nguồn hàng phong phú, giá cạnh tranh, sản lượng ổn đinh. Do dịch COVID-19, giá thịt lợn tại Hoa Kỳ giảm, cùng với đó thuế nhập khẩu cũng giảm nên sản phẩm về Việt Nam cũng cạnh tranh hơn.
Ông Nguyễn Mạnh Long, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu ngũ cốc Long Vân KS cho biết, do dịch COVID-19 nên việc nhập khẩu rất khó khăn. Nhưng tương lai, năm 2021 sẽ mở ra cơ hội lớn.
Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Để thúc đẩy các cam kết với Hoa kỳ, cũng như để đạt được kỳ vọng về thương mại với Hoa kỳ, các doanh nghiệp mong muốn có độ mở hơn từ chính sách, đặc biệt là giảm thuế nhập khẩu hay tạo sự thông thoáng trong kiểm dịch động thực vật.
Với những khó khăn của doanh nghiệp phản ảnh, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chuyên ngành phía Hoa Kỳ để những thủ tục về kiểm dịch hai bên ngày càng thông thoáng và theo đúng thông lệ quốc tế.
Đồng thời, hai bên đang tích cực mở cửa thị trường cho các sản phẩm như: quả hạch, hạnh nhân, bưởi chùm từ phía Hoa Kỳ sang Việt Nam và tương tự Việt Nam cũng đề nghị mở cửa đối với quả bưởi của Việt Nam vào thị trường này.
Với những kiến nghị nằm ngoài phạm vi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ sẽ đề xuất với các Bộ, ngành để làm sao có thể có những ưu đãi hơn về thuế nhập khẩu từ Hoa kỳ cũng như đề xuất phía Hoa Kỳ xem xét những ưu đãi về thuế hoặc công nhận tương đương cho sản phẩm nông sản của Việt Nam như tôm… để thủ tục được thông thoáng hơn.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh yêu cầu, thời gian tới, các đơn vị chức năng cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, kiểm dịch hàng hóa nhanh hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ nói riêng.
Hoa Kỳ điều tra lẩn tránh thuế sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam.
Thép tấm không gỉ (ảnh: Internet)
Đây là vụ việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tự khởi xướng điều tra dựa trên các thông tin sẵn có với cáo buộc mặt hàng thép tấm không gỉ đang có dấu hiệu lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với hàng hóa tương tự của Trung Quốc từ năm 2016 với mức thuế là từ 139% - 267%.
Căn cứ để Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra là: Các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thép cán phẳng không gỉ từ Trung Quốc sau đó gia công hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ và lượng xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt Nam có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn trước và sau khi Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc.
Trong thời gian qua, xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục giảm từ 32 ngàn tấn năm 2017 xuống còn 25 ngàn tấn năm 2018 và tiếp tục giảm xuống còn 23 ngàn tấn năm 2019. Hiện nay, Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cán phẳng không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc với mức từ 17,94% - 31,85%.
Sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ban hành bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.
Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần tham gia, hợp tác, chuẩn bị cung cấp thông tin đầy đủ, đúng thời hạn đặc biệt liên quan đến nguồn nguyên liệu, quy trình quản lý cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ để tránh việc bị sử dụng dữ liệu sẵn có (thường là bất lợi) trong quá trình điều tra.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội thép Việt Nam trong suốt quá trình điều tra vụ việc và có phương án hỗ trợ, xử lý phù hợp bao gồm cả việc trao đổi với Bộ Thương mại Hoa Kỳ để làm rõ căn cứ khởi xướng điều tra, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu.
Việt Nam nhập khẩu thịt lợn chủ yếu từ thị trường nào? Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, từ đầu năm tới nay khối lượng thịt lợn nhập khẩu mới đạt 50% chỉ tiêu, song đã gấp ba lần cùng kỳ năm 2019. Kiểm tra chất lượng thịt lợn tại kho lạnh. (Ảnh: Lâm Phan) Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm...