Thúc đẩy hợp tác thủy sản giữa các địa phương của Việt Nam và Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ấn Độ, ngày 22/6, Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với chính quyền bang Kerala và Cơ quan Xúc tiến xuất khẩu, phát triển sản phẩm thủy sản Ấn Độ (MPEDA) tổ chức trực tuyến buổi giao thương, trao đổi thông tin thị trường – ngành hàng trong lĩnh vực thủy sản và sản phẩm chế biến.
Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ điều hành hội nghị.
Tham dự hội nghị, về phía Việt Nam có ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ; ông Văn Đức Phú, Phó Trưởng phòng xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, Cục Đầu tư Nước ngoài cùng nhiều đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản tại Ấn Độ.
Về phía Ấn Độ có ông K.S Sreenivas, Giám đốc Sở Thủy sản bang Kerala; ông Anil Kumar, Trưởng phòng Marketing, MPEDA; ông Alex Niman thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI); ông Ignatius Mandro, Giám đốc Cơ quan Phát triển Nuôi trồng Thủy sản, Kerala (ADAK) và đại diện một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản tại bang Kerala.
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian qua đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong đó hoạt động xuất nhập khẩu nông sản được quan tâm chú trọng. Đại sứ đã nhiều lần tới thăm bang Kerala và nhận thấy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Kerala và doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thủy hải sản, không chỉ thương mại mà còn hợp tác nghiên cứu, đầu tư, phát triển sản phẩm. Việt Nam và Ấn Độ đều là các quốc gia xuất khẩu thủy hải sản và các sản phẩm chế biến. Ấn Độ là nguồn cung cấp thủy sản đầu vào quan trọng cho ngành chế biến thủy sản của Việt Nam. Đại sứ cũng bày tỏ hy vọng thông qua hội nghị, các doanh nghiệp hai bên có thể tìm hiểu thêm thông tin về thị trường, đối tác, qua đó hiện thực hóa và hình thành các mối liên hệ để triển khai hoạt động hợp tác.
Tại hội nghị, ông K.S.Sreenivas, Giám đốc Sở Thủy sản bang Kerala khẳng định, các tỉnh ven biển Việt Nam và bang Kerala có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác trong kinh doanh, đầu tư sản xuất các sản phẩm thủy hải sản. Ông cũng cho rằng các doanh nghiệp Ấn Độ cần phải học tập các doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa trong việc tạo ra các sản phẩm chế biến giá trị cao, đầu tư vào dây chuyền sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Trong khi các sản phẩm của Ấn Độ chỉ tăng khoảng 10% giá trị thì Việt Nam có những sản phẩm chế biến tăng thêm 35% giá trị.
Video đang HOT
Ông Anil Kumar, Trưởng phòng Marketing, MPEDA, đã trình bày khái quát về hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Ấn Độ và chiến lược xuất khẩu trong thời gian tới. Ông cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ có nhiều tiềm năng mở rộng hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm thủy hải sản. Các doanh nghiệp Ấn Độ có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến, gia tăng giá trị và xuất khẩu. Chính phủ Ấn Độ đã cho phép các doanh nghiệp xin Giấy cấp phép sản xuất để thay thế Giấy phép nhập khẩu vệ sinh và Chứng chỉ không có mầm bệnh đối với hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp Ấn Độ đang đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng với trang thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ mới để nâng cao giá trị sản phẩm. Khi đó, Ấn Độ có thể nhập khẩu những nguồn nguyên liệu thô từ Việt Nam mà Ấn Độ không thể sản xuất hoặc sản xuất với chi phí cao hơn.
Một số đại biểu khác từ phía Ấn Độ đã cùng đưa ra quan điểm về những tiềm năng mà các doanh nghiệp hai nước có thể tập trung vào khai thác đó là hợp tác trong hoạt động chế biến, tăng giá trị sản phẩm thủy hải sản; đầu tư vào các cơ sở sản xuất chế biến, áp dụng những công nghệ tiên tiến để tăng giá trị sản phẩm.
Ông Alex Niman, Hiệp hội Doanh nghiệp Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI) phát biểu tại hội nghị.
Tới tham dự chương trình, ông Văn Đức Phú khẳng định hội nghị là cơ hội tốt cho doanh nghiệp hai bên tìm kiếm, trao đổi thông tin về sản phẩm, nhu cầu của mình. Ông cũng gợi ý Thương vụ về việc tổ chức chương trình gặp gỡ B2B để các doanh nghiệp trực tiếp trao đổi nhu cầu nhằm tìm kiếm các đối tác phù hợp. Ông cũng chỉ ra rằng nhiều tỉnh của Việt Nam như Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình, Cần Thơ, Bình Dương,… rất mong muốn hợp tác với bang Kerala.
Bên cạnh đó, đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn tìm được đối tác tin cậy để nhập nguyên liệu chất lượng, giá cạnh tranh từ phía Ấn Độ.
Đáp lại ý kiến của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Anil Kumar và ông Alex Niman đưa ra lưu ý các doanh nghiệp không nên kết nối thông qua trung gian, mà nên tìm kiếm thông tin về các đối tác phía Ấn Độ thông qua các kênh uy tín như MPEDA và SEAI.
Kết thúc hội nghị, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết sẽ sớm phối hợp với MPEDA và SEAI cùng các cơ quan liên quan để tổ chức chương trình xúc tiến B2B trực tiếp trong thời gian sắp tới nhằm giúp doanh nghiệp thủy sản hai nước có thể gặp gỡ, trao đổi về xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến, qua đó giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh.
Bộ Y tế nói gì về test nhanh Covid-19 mua ở nước ngoài chỉ 35.000 đồng?
Về thông tin giá test nhanh Covid-19 mua ở nước ngoài chỉ 1,5 USD, lãnh đạo Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cho biết Bộ Y tế không kiểm soát giá các xét nghiệm này mà do doanh nghiệp tự công bố.
Theo thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương ngày 26/9 thì giá test nhanh Covid-19 mua với số lượng lớn ở nước ngoài chỉ 1,5 đô la, quy đổi khoảng 35.000 đồng, tính chi phí về Việt Nam là khoảng 50.000 đồng. Trong khi đó, giá hiện nay các tỉnh thành đang đấu thầu là 60.000-70.000 đồng/bộ.
Vì thế, nếu mua được giá gốc với số lượng lớn thì có thể tiết kiệm được cho ngân sách hàng nghìn tỉ đồng.
Ảnh minh họa: Hải Long.
Về vấn đề này, lãnh đạo Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết trước hết cần phân biệt giá xét nghiệm và giá dịch vụ xét nghiệm. Giá dịch vụ xét nghiệm hiện Bộ Y tế có quy định rõ về giá, còn giá xét nghiệm do doanh nghiệp tự công bố và tự chịu trách nhiệm. Bộ Y tế hiện không đàm phán cũng như không kiểm soát giá thiết bị y tế này do chưa có quy định.
Theo đó, hiện nay, trang thiết bị y tế nói chung, trong đó có các xét nghiệm nhanh Covid-19 không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá mà giá thông qua đấu thầu mua sắm tại cơ sở y tế. Giá bán trang thiết bị y tế được quyết định, điều tiết bởi cơ chế thị trường.
Để giúp các đơn vị mua sắm được đúng chủng loại, đúng giá trị, tránh hiện tượng thổi giá, đội giá, từ năm 2020, Bộ Y tế đã yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai giá các trang thiết bị y tế lên cổng công khai y tế. Giá niêm yết này là giá công ty mong muốn bán ở thị trường Việt Nam, đơn vị tự chịu trách nhiệm về điều này. Khi mua sắm các địa phương có thể tham khảo giá trúng thầu được công khai trên cổng.
Theo Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, có gần 90 loại test nhanh đang được lưu hành tại nước ta, bao gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu (từ nhiều nước khác nhau). Hiện giá các xét nghiệm nhanh này dao động 80.000-130.000 đồng, đã giảm so với thời điểm cuối tháng 8 do một số doanh nghiệp điều chỉnh giá.
Ngày 23/9, Bộ Y tế cũng đã có công văn về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó có yêu cầu các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá dịch vụ chẩn đoán nhanh và xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR xác định Covid-19, việc sản xuất, kinh doanh sinh phẩm, thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 nhằm phòng tránh việc đầu cơ, tăng giá, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Đồng thời, các địa phương cũng cần thanh kiểm tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch tránh tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm.
'Các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn hơn chứng khoán' FiinGroup dự báo dòng tiền từ thế hệ nhà đầu tư trẻ sẽ còn ở lại thị trường ít nhất hết quý I năm sau, khi các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn. Báo cáo phân tích về các yếu tố cung, cầu trên thị trường chứng khoán của FiinGroup đánh giá, vàng và USD không còn là ưu tiên...