Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam – Hà Lan
Chiều 1/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại và Hợp tác Phát triển Hà Lan, bà Sigrid Kaag để trao đổi và thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương giữa hai bên.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Bà Sigrid Kaag khẳng định: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hà Lan, đồng thời bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về thành tựu chống dịch COVID-19 mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian vừa qua.
Hà Lan luôn là thị trường xuất khẩu lớn Top 2 của Việt Nam tại EU và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của EU tại Việt Nam.
Đáng lưu ý, Việt Nam và Hà Lan trong thời gian qua đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực; trong đó nhiều lĩnh vực do Bộ Công Thương phụ trách.
Tại cuộc điện đàm, bà Sigrid Kaag đề nghị tới đây hai bên có nhiều hoạt động hơn nữa nhằm đẩy mạnh giao thương, khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế hai nước.
Phía Hà Lan dự kiến sẽ tổ chức một loạt các sự kiện lớn qua mạng (virture trade mission) vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay do sứ quán Hà Lan tại một số nước khu vực ASEAN phối hợp thực hiện gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore. Bộ trưởng Sigrid Kaag mời Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cùng tham gia lễ khởi động chuỗi hoạt động này.
Bên cạnh đó, bà Sigrid Kaag chúc mừng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU ( EVFTA) đã đi vào giai đoạn thực thi và chúc mừng Việt Nam đã thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA).
Về phía EU, Hiệp định EVIPA cần được Nghị viện từng nước thành viên phê chuẩn. Đối với Hà Lan, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc thông qua EVIPA chưa nằm trong chương trình nghị sự của Nghị viện Hà Lan.
Video đang HOT
Vì vậy, Bộ Kinh tế đối ngoại và Hợp tác Phát triển sẽ tích cực thúc đẩy để Nghị viện Hà Lan sớm đưa việc phê duyệt Hiệp định EVIPA vào chương trình nghị sự tới đây.
Bên cạnh đó, bà Sigrid Kaag cũng ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện chương phát triển bền vững trong EVFTA (thông qua việc phê chuẩn một số Công ước ILO, cải thiện môi trường lao động và hỗ trợ người lao động).
Ngoài ra, Hà Lan sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong vấn đề này. Hà Lan cũng mong muốn tiếp tục thúc đẩy các hợp tác sẵn có với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, sản xuất giảm phát thải, hướng đến phát triển bền vững, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Thay mặt Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Hà Lan trên nhiều lĩnh vực; trong đó có các lĩnh vực mà Bộ Công Thương phụ trách như thương mại, năng lượng tái tạo, sản xuất giảm phát thải trong ngành công thương hay các chương trình xúc tiến thương mại.
Bộ trưởng khẳng định Hà Lan là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và đề xuất trong thời gian tới, hai bên sẽ có những bước tiến hợp tác cụ thể, hiệu quả hơn nữa trong các lĩnh vực vốn đã có nền tảng hợp tác tốt.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cảm ơn sự ủng hộ xuyên suốt của Chính phủ Hà Lan trong suốt quá trình đàm phán và thông qua Hiệp định EVFTA và EVIPA…
Hiệp định đã có hiệu lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp hai bên để phát triển kinh tế, cùng nhau khắc phục và vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế của Hà Lan và Việt Nam.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác hai bên trong việc thực thi hiệp định (kể từ khâu hoàn thiện khung khổ pháp luật đến tuyên truyền về hiệp định và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện hiệp định).
Bộ trưởng cũng đề nghị phía Hà Lan hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai bên nhằm thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA.
Hai Bộ trưởng đều ủng hộ ý tưởng phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp và Hiệp hội giới chủ Hà Lan tổ chức tọa đàm trực tuyến EVFTA – EVIPA – thúc đẩy đầu tư và thương mại song phương Việt Nam – Hà Lan.
Sự kiện sẽ thu hút sự tham gia của khoảng 12 – 13 CEO của các tập đoàn công nghiệp lớn của Hà Lan như Shell, Philips, Friesland Campina… và đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Hà Lan khám phá và hiểu thêm về môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam cũng như kết nối, mở rộng cơ hội giao thương, đầu tư.
Trao đổi với phía Hà Lan về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hoan nghênh hai bên đã thiết lập được khung khổ hợp tác chặt chẽ với các văn bản đã được ký kết ở nhiều cấp: từ doanh nghiệp cho đến các cơ quan quản lý nhà nước.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kỳ vọng trong thời gian tới đây, hai bên sẽ xây dựng được Kế hoạch hành động với các hoạt động cụ thể để đưa hợp tác song phương trong lĩnh vực này phát triển sâu rộng hơn nữa.
Thống kê từ Bộ Công Thương, Hà Lan là thị trường xuất khẩu Top 2 của Việt Nam tại châu Âu. Thị trường Hà Lan luôn được đánh giá là cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường châu Âu, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với châu Âu, một phần không nhỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hà Lan để sang các nước châu Âu khác.
Năm 2019, thương mại hai chiều đạt gần 7,6 tỷ USD; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 6,9 tỷ USD, nhập khẩu từ Hà Lan đạt 661 triệu USD. 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hà Lan đạt hơn 3,83 tỷ USD, tăng 0,46% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các nền kinh tế châu Âu rất nặng nề, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hà Lan vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tín hiệu rất lạc quan trong bối cảnh tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU trong 7 tháng đầu năm giảm 5,96% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng tăng nhẹ
Khu vực kinh tế nước ngoài vẫn là trụ cột chính trong tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu của thành phố khi giá trị xuất khẩu qua cảng thành phố trong 8 tháng tăng 12,6% và nhập khẩu tăng 11,1%.
Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng năm 2020 ước đạt hơn 60,48 tỷ USD, tăng 0,03% so cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 4% và nhập khẩu giảm 2,8%.
Khu vực kinh tế nước ngoài vẫn là trụ cột chính trong tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu của thành phố khi giá trị xuất khẩu qua cảng thành phố trong 8 tháng tăng 12,6% và nhập khẩu tăng 11,1% so cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, về xuất khẩu hàng hóa, 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt hơn 28,4 tỷ USD, tăng 4,0% so cùng kỳ năm trước; trong đó, kim ngạch xuất khẩu không tính dầu thô đạt gần 27,8 tỷ USD, tăng 5,8% so cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng thành phố (gồm cả dầu thô) trong 8 tháng năm 2020 đạt trên 26,1 tỷ USD, tăng 3,4% so cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt gần 1,58 tỷ USD, giảm 23,0%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt trên 7,1 tỷ USD, giảm 7,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 17,4 tỷ USD, tăng 12,6%.
Theo Cục Thống kê thành phố, nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đạt trên 2,34 tỷ USD, giảm 0,6% so cùng kỳ và chiếm 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, gạo có sản lượng xuất khẩu đạt 524,9 nghìn tấn với giá trị đạt 705,8 triệu USD, tăng 14,2% so cùng kỳ năm 2019; càphê có sản lượng xuất khẩu đạt 239,4 nghìn tấn với giá trị đạt 354,2 triệu USD, giảm 8,3%; cao su có sản lượng xuất khẩu đạt 109,0 nghìn tấn với giá trị đạt 222,8 triệu USD, giảm 42,6%.
Nhóm hàng công nghiệp có giá trị xuất khẩu đạt hơn 19,56 tỷ USD, tăng 5,6% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 78,1%; trong đó, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt hơn 11,2 tỷ USD, tăng 26,2%, chiếm tỷ trọng 45,2%; dệt, may có giá trị xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD, giảm 20,4%, chiếm tỷ trọng 12,1%; giày dép có giá trị xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD, giảm 12,0%, chiếm tỷ trọng 6%.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng năm 2020 đạt trên 6,84 tỷ USD, tăng 35,5% so cùng kỳ năm 2019 và chiếm 26,2% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đó là thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Ở chiều ngược lại, lũy kế 8 tháng, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tại các cửa khẩu trên cả nước đạt trên 32 tỷ USD, giảm 2,8% so cùng kỳ năm trước.
Tương tự, tổng kim ngạch nhập khẩu qua cảng thành phố đạt trên 27,68 tỷ USD, giảm 1,2% so cùng kỳ; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 781 triệu USD, giảm 16,6%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt trên 12 tỷ USD, giảm 12,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 14,8 tỷ USD, tăng 11,1%.
Cơ cấu nhóm hàng hóa nhập khẩu qua cảng thành phố trong 8 tháng năm 2020 gồm các nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu: nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng; nhóm hàng tiêu dùng./.
Quan hệ Ukraine-Việt Nam: Thực trạng và Triển vọng Tọa đàm có nội dung thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam-Ukraine ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thể dục thể thao. (Ảnh minh họa: Dương Trí/Vietnam...