Thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong tình hình mới
Thời gian qua, vượt lên những khó khăn, thách thức từ đại dịch Covid-19 và xu thế hội nhập quốc tế, ngành khoa học và công nghệ nói chung, tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói riêng đã có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Trong đó, phải kể đến những dấu ấn trong việc triển khai các hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Hoạt động xây dựng, ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn được đổi mới
Chia sẻ về những kết quả trong lĩnh vực TCĐLCL, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL cho biết, đối với công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, giai đoạn 2016 – 2020, Tổng cục đã tổ chức tốt công tác tiếp nhận, thẩm định, trình công bố 3973 TCVN ( Tiêu chuẩn Quốc gia), khoảng 88% TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, nâng tổng số TCVN trong hệ thống TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đạt 60% (năm 2020 là 895 TCVN); tiếp nhận, thẩm tra và thẩm định 411 dự thảo QCVN (Quy chuẩn quốcgia) của các bộ, ngành xây dựng (năm 2020 là 78 dự thảo QCVN); hướng dẫn, góp ý hơn 86 QCĐP (Quy chuẩn địa phương) của địa phương (riêng năm 2020 là 70 QCĐP) góp phần hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ.
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã được Tổng cục chú trọng nâng cao, đổi mới, tăng cường sự chủ động để hỗ trợ tốt hơn cho các Bộ/ngành.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Nguyễn Hoàng Linh nhận định, thời gian qua, hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có nhiều bước đột phá.
Riêng trong năm 2020, Tổng cục TCĐLCL đã thẩm định, công bố 895 TCVN tăng hơn 200% (năm 2019: 394 TCVN), nâng tổng số TCVN đã công bố hơn 13000 TCVN, với tỷ lệ 60% hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Tổng cục TCĐLCL đã tổ chức góp ý, thẩm định 78 dự thảo QCVN của các Bộ, ngành xây dựng và hướng dẫn xây dựng, góp ý 68 QCĐP của các tỉnh, thành phố.
Hoạt động xây dựng, thẩm định ban hành TCVN, quy chuẩn kỹ thuật đã có sự đổi mới, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, đồng thuận giữa các thành phần xã hội, phù hợp thông lệ quốc tế. Với tỷ lệ hài hòa cao như hiện nay (60%), hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã trở thành công cụ hỗ trợ cho hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam hội nhập dễ dàng vào các thị trường lớn, khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP đã ký kết và có hiệu lực.
Video đang HOT
Hệ thống TCVN trên cũng là công cụ hỗ trợ hoạt động xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) với hơn 800 QCVN tập trung vào sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. “Cũng trong giai đoạn 2016 – 2020, công tác đo lường đã giải quyết các thủ tục hành chính và công việc theo chức năng nhiệm vụ về đo lường được xử lý nhanh chóng, kịp thời góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo cho các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Về hoạt động khảo sát, kiểm tra đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa (SPHH), Tổng cục đã tiến hành kiểm tra và khảo sát hơn 500 cơ sở với gần 2.000 mẫu hàng/năm, trong đó 20% số mẫu được kiểm tra không đạt về ghi nhãn và thực hiện kiểm tra nhà nước tổng số 1.200 lô xăng dầu nhập khẩu mỗi năm, tổng khối lượng khoảng hơn 8 triệu tấn”, ông Nguyễn Hoàng Linh cho hay.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh nhận định, cùng với sở hữu trí tuệ, hoạt động TCĐLCL có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và trật tự trong sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước giai đoạn tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản có liên quan phù hợp với các cam kết tại Hiệp định CPTPP, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Cần thúc đẩy xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Ảnh: minh họa
Xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030: xây dựng mới các TCVN chiến lược, chủ chốt đáp ứng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, logistic, hàng hóa xuất khẩu chủ lực, y tế, an toàn thực phẩm, công nghệ thông tin, đô thị thông minh, sản xuất thông minh, năng lượng quốc gia…; xây dựng TCVN cho sản phẩm, hàng hóa chủ lực có tính đến tính cạnh tranh, lợi thế của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Duy trì hệ thống TCVN và đảm bảo sự tiếp cận nhanh nhất với sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn thế giới.
“Cần phải thúc đẩy xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, xây dựng TCVN phải gắn chặt với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kết nối TCVN với công nghệ mới, sản phẩm khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực, đảm bảo thông nhât cơ sở hạ tâng đo lường quôc gia, đảm bảo các hê thông chuân đo lường quôc gia hoạt đông ôn định, tin cây, chính xác, giải quyêt kịp thời yêu câu của các bô, ngành, doanh nghiêp sản xuât, kinh doanh trong tình hình mới”, ông Nguyễn Hoàng Linh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Linh, thời gian tới, việc thúc đây hoạt đông cung câp dịch vụ đo lường, hiêu chuân, kiêm định, đo thử nghiêm và hoạt đông nghiên cứu khoa học vê đo lường trong cả nước gắn với hoạt đông đôi mới, sáng tạo cần được chú trọng để góp phần nâng cao năng suât, chât lượng, đảm bảo sự đúng đắn, thông nhât, phục vụ kịp thời nhu cầu về đo lường của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp tại môi địa phương.
Ngoài ra, cần tạo dựng khung pháp lý quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 trên cơ sở mức độ rủi ro để xây dựng biện pháp quản lý phù hợp theo cơ chế “tiền kiểm”, “hậu kiểm”; chuyển mạnh từ cơ chế “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” đối với hàng hóa nhập khẩu; hoàn thiện cơ chế hậu kiểm.
Đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập
Cùng với các cấp, các ngành, Ban Tôn giáo thành phố đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. i đôi với chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo thành phố đã giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo phát sinh trên địa bàn, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, phù hợp với phong tục tập quán, quy định của pháp luật...
Ông Lê Hùng Yên, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo, tặng giấy khen các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực
Theo ông Nguyễn Thanh Kiệt, Phó Trưởng Ban Tôn giáo thành phố, Ban có 14 cán bộ, chuyên viên, tất cả đều có trình độ đại học, 7 người có trình độ trên đại học. Về trình độ lý luận chính trị, 3 người có trình độ cao cấp, 7 người có trình độ trung cấp. Các quận, huyện đều bố trí 1 phó phòng Nội vụ và 1 chuyên viên phụ trách công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Hằng năm, đội ngũ cán bộ, công chức đều được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2020, Ban Tôn giáo đã phối hợp tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; trong đó, 1 lớp dành cho đối tượng là cán bộ chủ chốt các cấp, 1 lớp là các sở ban ngành, quận huyện với tổng cộng hơn 200 đại biểu tham dự. Từ sự quan tâm của cấp ủy và nỗ lực của Ban Tôn giáo, chất lượng cán bộ, công chức trong hệ thống ngành từng bước được nâng lên. Nhìn chung, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đều có bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ chuyên môn, năng lực công tác, kinh nghiệm thực tiễn tốt.
Tuy nhiên, công tác cán bộ trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn một số hạn chế nhất định. Một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở quận huyện còn thiếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, chỉ mới có 3/9 quận, huyện có cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo có trình độ đại học tôn giáo, đa phần kiêm nhiệm, cán bộ thường xuyên thay đổi, chưa có thời gian nghiên cứu sâu về lĩnh vực tôn giáo để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp...
ể nâng cao trình độ chính trị và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, theo ông Nguyễn Thanh Kiệt, cần tiếp tục tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Qua đó, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự mình trau dồi, rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; tích cực thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. ồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về mọi mặt, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ... Qua đó, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo có năng lực, trình độ chuyên môn, chính trị, kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nỗ lực làm tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
TP Cần Thơ có 13 tôn giáo và tín ngưỡng, với 27 tổ chức tôn giáo được công nhận và cấp phép hoạt động, với 387 cơ sở thờ tự và tín ngưỡng; 504 chức sắc, 1.452 chức việc và 512.680 tín đồ, chiếm 40% dân số thành phố. Một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là giải quyết tốt hồ sơ thủ tục liên quan đến hoạt động của các tôn giáo. Ban Tôn giáo đã có nhiều nỗ lực trong công tác này. Năm 2020, Ban Tôn giáo tiếp nhận 102 hồ sơ trên lĩnh vực và giải quyết đạt 100% hồ sơ đúng hạn. Không để phát sinh khiếu nại trong quá trình thực hiện công tác. ể thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ, thủ tục liên quan, Giám đốc Sở Nội vụ ủy quyền Trưởng Ban Tôn giáo trực tiếp tham mưu, giải quyết các vấn đề, yêu cầu trong 35 thủ tục hành chính cấp thành phố do UBND thành phố ban hành. Theo đó, những thủ tục nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, Trưởng Ban Tôn giáo trực tiếp giải quyết; thủ tục thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, Trưởng Ban Tôn giáo trực tiếp tham mưu, trình UBND thành phố, không cần phải tham mưu qua trung gian. iều này rút ngắn thời gian tham mưu, giải quyết thủ tục hành chính cho các tôn giáo.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQVN thành phố, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ chúc mừng Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo thành phố tại lễ kỷ niệm 81 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo.
Từ khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/N-CP ngày 30-12-2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, cho phép các tôn giáo thành lập các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Ông Nguyễn Thanh Kiệt nói: "ây là điểm mới hoàn toàn, trước kia chưa từng có quy định. Thực tế, một số tôn giáo có số lượng tín đồ đông, một số tín đồ tuổi cao, sức khỏe yếu, trong khi cơ sở thờ tự lại ở khá xa, không thuận tiện để các tín đồ đến chiêm bái, sinh hoạt tôn giáo. Do đó, khi giải quyết cho thành lập các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, tạo điều kiện sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, các tín đồ rất phấn khởi". Thượng tọa Thích Bình Tâm, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ, thông tin: "Việc thành lập các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung được sự quan tâm giúp đỡ rất kịp thời của Ban Tôn giáo. Tháng 10-2020, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ đã tổ chức ra mắt 2 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung tại quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh. Ban Tôn giáo thành phố cũng giải quyết kịp thời gian yêu cầu công nhận pháp nhân cho cơ sở thờ tự của Phật giáo Việt Nam, tạo sự phấn khởi trong chức sắc, nhà tu hành, bà con tín đồ".
Song song đó, Ban Tôn giáo cũng đã tham mưu giải quyết dứt điểm việc yêu cầu công nhận một số cơ sở thờ tự. Cụ thể năm 2020, Ban Tôn giáo cùng các sở, ngành thành phố làm trung gian giải quyết tranh chấp cơ sở thờ tự giữa 2 giáo hội và tham mưu UBND thành phố công nhận chùa Kim Sơn (phường Thới Long, quận Ô Môn) giao về Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ và chùa Vạn Phước (quận Thốt Nốt) giao về cho Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo... Qua đó, tạo được sự phấn khởi và tin tưởng trong đồng bào có đạo. Ông Lê Văn Thưởng, Phó Trưởng Ban Trị sự Trung ương, Trưởng Ban ại diện Giáo hội Phật giáo TP Cần Thơ, nói: "Chúng tôi rất phấn khởi trước sự quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt và việc giải quyết đến nơi đến chốn, công nhận cơ sở thờ tự cho các tôn giáo của Ban Tôn giáo. Qua đó, vừa đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của các tín đồ tôn giáo, vừa tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giữa các tôn giáo với nhau".
Bên cạnh đó, để thắt chặt mối quan hệ, phối hợp giữa đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về công tác tôn giáo với các chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự, hằng năm, Ban Tôn giáo thành phố tham mưu Thành ủy, phối hợp với HND, UBND thành phố tổ chức các cuộc thăm viếng, chúc mừng nhân những ngày lễ trọng của các tôn giáo. Ban Tôn giáo cũng cử cán bộ thăm, chúc mừng và kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành liên quan đến thủ tục hành chính về tôn giáo để kịp thời tham mưu, phối hợp các cấp, các ngành giải quyết thấu đáo...
Ông Nguyễn Thanh Kiệt, Phó Trưởng Ban Tôn giáo, khẳng định: Thời gian qua, Ban Tôn giáo tham mưu thực hiện tốt các yêu cầu chính đáng của tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên quan đến việc công nhận pháp nhân, thực hiện các nghi thức tôn giáo, phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm chức sắc, chức việc... Thời gian tới, tập thể công chức, nhân viên làm công tác tôn giáo TP Cần Thơ nỗ lực vượt khó, không ngừng học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, xây dựng và phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn minh, hiện đại.
Hoạt động giám sát của Quốc hội tập trung vào những vấn đề bức xúc Trong nhiệm kỳ khóa XIV, hoạt động giám sát của Quốc hội không ngừng được cải tiến, đổi mới cách thức thực hiện và tập trung giám sát những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, hoạt động giám sát của Quốc hội luôn được chú trọng,...