Thức dậy giữa đám cháy, bé 5 tuổi ôm em gái thoát qua cửa sổ
Cậu bé Noah Woods, 5 tuổi, thức dậy trong phòng ngủ khi ngọn lửa đã bùng lên. Thay vì hoảng loạn, em nhanh chóng hành động và nhờ đó cứu được cả gia đình 9 người.
Ngày 14-2, Phòng Cứu hỏa quận Bartow thuộc TP Cartersville, bang Georgia – Mỹ, công nhận bé Noah là lính cứu hỏa danh dự và trao cho bé giải thưởng cứu sinh thường dành cho những người cứu hộ chuyên nghiệp.
Ông Brian Kemp, thống đốc bang Georgia, gửi thư khen tặng bé Noah tại buổi lễ trao giải thưởng.
Vào ngày 9-2, Noah cùng 8 thành viên gia đình đang ngủ trong nhà của họ ở quận Bartow. Bất chợt, bé thức dậy giữa khói lửa mịt mù trong phòng ngủ của mình và cô em gái 2 tuổi.
Bé nhảy ra khỏi giường, túm lấy em gái và cả hai thoát khỏi nhà qua cửa sổ đang mở.
Anh hùng “nhí” Noah Woods. Ảnh: Upworthy
Noah không dừng lại ở đó, bé quay lại để đưa con chó của gia đình đến nơi an toàn. Sau đó, bé chạy đến nhà của chú mình ở bên cạnh để nhờ giúp đỡ. Họ cùng nhau giải cứu những người còn lại trong gia đình.
“Chúng tôi chứng kiến nhiều tình huống trẻ em cảnh báo gia đình trước đây. Tuy nhiên, đây là lần đầu tôi thấy một cậu bé 5 tuổi đủ tỉnh táo để làm điều này… Thật phi thường” – ông Dwayne Jamison, trưởng phòng cứu hỏa quận Bartow, nói với đài CNN.
Ông Jamison cho biết vụ cháy bắt đầu từ một ổ cắm điện quá tải trong phòng ngủ của Noah. Khi lính cứu hỏa đến, họ điều trị cho Noah và 4 thành viên khác trong gia đình bị bỏng nhẹ và hít phải khói.
“Nhờ ơn trên, tất cả 9 người thân yêu của chúng tôi được cứu thoát. Nếu không phải là Noah, chúng tôi có thể không ở đây hôm nay” – ông David Woods, ông nội của bé Noah nói.
Việc làm của Noah cho thấy một đứa trẻ 5 tuổi cũng có thể là một anh hùng.
Gia Minh (Theo CNN)
Video đang HOT
heo Nguoilaodong
Tình yêu thời dịch vì virus corona
Nhiều cặp đôi khác quốc tịch ở Trung Quốc đang đối mặt với thử thách cam go, vì họ không thể gặp nhau trong bối cảnh nhiều khu vực bị phong tỏa, và cũng không thể ra nước ngoài.
Đối với nhiều cặp đôi quốc tế ở Trung Quốc, không có gì thử thách một mối tình hơn là lệnh cách ly vừa được chính phủ ban hành.
Gabrielle Autry, một công dân Mỹ 26 tuổi đến từ bang Georgia, đang sống cùng bạn trai người Trung Quốc của mình ở thành phố Hàng Châu, là một trong những người đầu tiên trải nghiệm thử thách này.
Người dân đi xe máy qua một trung tâm thương mại hiện đã đóng cửa ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang sau khi chính quyền thành phố áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Ảnh: Reuters.
"Sẽ không rời đi, mặc dù có thể"
Hàng Châu là thủ phủ của Chiết Giang - cùng với Quảng Đông là một trong hai tỉnh có nhiều ca nhiễm virus corona nhất nếu không tính tâm dịch Hồ Bắc. Đợt bùng phát tới nay đã khiến hơn 900 người thiệt mạng và hơn 40.000 người bị lây nhiễm. Cả thành phố nơi Autry ở đã bị phong tỏa.
Nhưng mặc dù Autry có thể trở về Mỹ, cô quyết định ở lại với bạn trai vì hiện tại, rất nhiều nước từ chối tiếp nhận người Trung Quốc, và cô không muốn anh bị bỏ lại một mình trong căn hộ của hai người.
"Tôi sẽ không rời đi, mặc dù tôi có thể. Sẽ không phải là điều nên với cho mối quan hệ của chúng tôi nếu tôi cứ thế bỏ mặc anh ấy", cô gái chia sẻ với Washington Post.
Sự gắn kết của hai người khiến họ đồng lòng cùng nhau vượt qua cơn bão này. Nhưng thực tế thì mọi chuyện không hề lãng mạn như thế.
Khi chính phủ Trung Quốc đang ngày càng siết chặt việc đi lại, các cặp đôi quốc tế và gia đình muốn rời khỏi đất nước đang bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: những người nước ngoài có thể rời đi, nhưng người thân bản địa của họ sẽ không thể đi cùng. Sự thất vọng và lo lắng càng tăng lên khi mọi người cố gắng để tuân thủ các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus - thứ mà các nhà phê bình cho rằng đã vô tình gây ra tâm lý bài Hoa và hoảng loạn.
Ông Monte Gisborne, một công dân Canada cho biết vợ ông và con riêng đang thăm gia đình nhà ngoại ở Vũ Hán khi thành phố bị phong tỏa. Ông từng hy vọng vợ con sẽ được lên máy bay của chính phủ Canada để được đưa về nước, nhưng chính phủ Canada từ chối tiếp nhận hai người, vì họ chỉ là "thường trú nhân" chứ không phải công dân Canada.
"Không phải chúng tôi là một gia đình người Canada hay sao?", ông Gisborne nói.
Gabrielle Autry và bạn trai người Trung Quốc. Ảnh: Instagram nhân vật.
Đi ra khỏi Trung Quốc, dù có quốc tịch nào, là một việc đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nhiều hãng hàng không trên khắp thế giới đã hủy các chuyến bay tới Trung Quốc. Nhiều nước cũng áp đặt lệnh cấm nhập cảnh với người đến từ Trung Quốc. Ngay cả ở đại lục, việc di chuyển nội địa giữa các thành phố cũng bị hạn chế vì chính phủ yêu cầu siết chặt các hoạt động giao thông liên tỉnh.
Hôm 31/1, chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh với bất cứ người nào, không phải là công dân Mỹ, từng đến Trung Quốc và cách ly bắt buộc 14 ngày với công dân Mỹ từng đến Trung Quốc gần đây. Lệnh cấm được miễn đối với các công dân Trung Quốc là vợ, chồng hoặc thành viên ruột thịt trong gia đình.
"Không thể tưởng tượng nếu phải ở một mình"
Autry và bạn trai đã lên kế hoạch đến Hong Kong đính hôn. Họ quen nhau khi cô gái đến Trung Quốc học tập, và 2 năm sau thì Autry coi Li - người xin được giấu tên, chỉ để họ - như "một thành viên trong gia đình".
Rồi virus corona xuất hiện. Autry lần đầu nghe đến dịch bệnh bí ẩn từ truyền thông Mỹ và Reddit - mạng xã hội hiếm hoi của Mỹ có thể truy cập từ Trung Quốc, mặc dù bị hạn chế. Cặp đôi quyết định chủ động bảo vệ bản thân và hạn chế đi ra ngoài. Vài tuần sau, chính quyền chính thức cấm các hoạt động đi lại không cần thiết.
Giờ đây, Autry được bảo vệ khu chung cư nơi cô ở đo thân nhiệt mỗi khi ra ngoài lấy thực phẩm. Trong khi đó cuộc sống trong 4 căn phòng thì tương đối bí bách, Li làm việc từ xa, còn Autry chơi điện tử và học tiếng Trung.
Nhưng ít nhất thì họ ở cạnh nhau.
"Tôi không thể tưởng tượng việc phải ở một mình trong tình trạng này. Rời đi là việc mà tôi sẽ không nghĩ tới", Autry nói.
Những người khác thì buộc phải rời xa gia đình, mặc dù đó không phải là lựa chọn của họ.
Daniela Lou, vợ của ông Gisborne, và con gái 9 tuổi Dominica đang đến thăm gia đình của bà ở Vũ Hán khi lệnh phong tỏa có hiệu lực. Ông Gisborne không tham gia chuyến đi.
Là thường trú nhân Canada, bà Lou và con gái có gần hết quyền của một công dân Canada, tuy nhiên chính phủ nước này chỉ cho phép các thường trú nhân có mặt trên chuyến bay ra ngoài Trung Quốc nếu họ đi cùng một trẻ vị thành niên là công dân Canada.
Bà Lou và con gái không đáp ứng tiêu chuẩn này, vì vậy không có cách nào khác, họ đành ở lại Vũ Hán.
"Nếu có lý do cho tiêu chí đó, thì cũng chưa có ai giải thích với chúng tôi. Tôi thật sự cần thông tin rõ ràng từ chính phủ của mình", ông Gisborne chia sẻ.
Người đàn ông này không thể thoát khỏi nỗi sợ hãi và lo lắng về những gì con gái và vợ phải chịu đựng.
Ông Gisborne đang trò chuyện cùng vợ qua ứng dụng WeChat. Ảnh: CBC.
"Ai sẽ không lo lắng cho gia đình và làm bất cứ điều gì có thể chứ?", ông Gisborne nói.
Ông Kai Huang, một công dân Canada, quyết định ở lại với người mẹ 78 tuổi của mình ở Vũ Hán, vì bà cũng chỉ là thường trú nhân và không được phép lên máy bay.
Autry cho biết gia đình bạn trai cũng không tin vào các số liệu của chính phủ Trung Quốc. Nhưng họ càng không tin vào Mỹ, trong bối cảnh truyền thông và các quan chức đại lục cáo buộc Washington nhân cơ hội này để làm suy yếu Trung Quốc.
Không thoải mái lắm, nhưng Autry cho biết điều đó không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ.
"Họ nói rằng họ có vấn đề với chính phủ Mỹ, chứ không phải với tôi", Autry nói.
Theo news.zing.vn/Washington Post
sắp một mình bay vòng quanh thế giới Nguyễn Anh Thư đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu trở thành nữ phi công người Mỹ gốc Việt đầu tiên một mình bay vòng quanh thế giới. Anh Thư đã vượt qua mọi thử thách để trở thành phi công Ảnh: NVCC Nguyễn Anh Thư là người sáng lập kiêm chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận "Phụ nữ trong...