Thúc đẩy Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris
Dự án Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris được thực hiện nhằm tăng cường khung pháp lý và năng lực quốc gia để hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Ngày 14/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) tổ chức cuộc họp lần thứ hai với sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành, địa phương là các thành viên Ban Chỉ đạo.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết Dự án VN-SIPA không những hỗ trợ một số nội dung quan trọng cho việc thực hiện báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam mà còn được các đối tác phát triển quốc tế rất quan tâm do Dự án đóng vai trò là đầu mối thông tin về biến đổi khí hậu tại Việt Nam .
Thành công của Dự án góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
[Triển khai Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris]
Nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đề nghị các đại biểu đề xuất các biện pháp, thảo luận, thông qua Kế hoạch năm 2021 của Dự án.
Video đang HOT
Đặc biệt là các hoạt động liên quan tới mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Việt Nam là một bên tham gia Thỏa thuận Paris và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( UNFCCC ).
Ông Weert Brner, Phó Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam, cho biết Việt Nam đã thông qua Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và là một trong số các quốc gia đầu tiên xây dựng kế hoạch hành động cụ thể thực hiện Thỏa thuận Paris.
Hiện, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên nộp và cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định của quốc gia của mình.
Theo ông Weert Brner, Dự án VN-SIPA hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng những điều kiện cần thiết phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận Paris.
Dự án nhằm đạt được các kết quả thích ứng và giảm nhẹ đem lại các đồng lợi ích về môi trường cũng như về xã hội và kinh tế, đặc biệt đối với giảm phát thải khí CO2 trong các hoạt động kinh tế của Việt Nam.
Triển khai kế hoạch thực hiện Dự án trong năm 2021, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), Trưởng nhóm công tác thực hiện Dự án đề nghị, do dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, các bộ, địa phương cần chuẩn bị phương án thay thế; đẩy nhanh tiến độ các công việc đã được phê duyệt…
Báo cáo tình hình thực hiện Dự án VN-SIPA , ông Kia Fariborz, Cố vấn trưởng Dự án VN-SIPA, cho biết năm 2020, Việt Nam hoàn thành báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật và nộp trong tháng 9/2020.
Kết quả này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao vì Việt Nam là một trong 20 quốc gia đầu tiên nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật, đây là một dấu ấn đóng góp quan trọng của Dự án.
Dự án đã hỗ trợ xây dựng Chương ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, đây là cơ sở để tiếp tục xây dựng các hành lang pháp lý về ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
Dự án hỗ trợ xây dựng các văn bản quản lý biến đổi khí hậu, các kế hoạch ngành về ứng phó với biến đổi khí hậu như xây dựng Thông tư quy định quản lý nhiên liệu và phát thải khí nhà kính trong ngành hàng không; kế hoạch hành động Ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cập nhật kế hoạch thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định cho ngành xây dựng, xây dựng đề xuất hành động giảm nhẹ phù hợp điều kiện quốc gia.
Dự án xác định giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Tại cuộc họp, thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện các nội dung hoạt động chính của Dự án và các nội dung đề xuất trong năm 2021, các vấn đề quản lý vận hành của dự án…
Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thực hiện tại Quyết định số 363 ngày 3/4/2019.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 2241 phê duyệt Văn kiện Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris.
Dự án thực hiện trong 4 năm (2019-2023) trên phạm vi cả nước, với tổng nguồn vốn 10,3 triệu euro. Cơ quan chủ quản là Bộ Tài nguyên và Môi trường; chủ dự án là Cục Biến đổi khí hậu. Nhà tài trợ dự án là Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức; Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) triển khai thực hiện.
Cơ quan phối hợp tham gia thực hiện dự án gồm các Bộ: Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban Nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Dự án Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) được thực hiện nhằm tăng cường khung pháp lý và năng lực quốc gia để hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trọng tâm là thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam.
Dự án gồm 5 hợp phần: tăng cường năng lực xây dựng, rà soát, cập nhật, triển khai Đóng góp do quốc gia tự quyết định và Thỏa thuận Paris; tăng cường khung pháp lý thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và lồng ghép Đóng góp do quốc gia tự quyết định vào chiến lược ngành của các bộ; thực hiện thí điểm thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Hà Tĩnh và Quảng Bình; xây dựng một số hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia; tăng cường điều phối các dự án trong khuôn khổ Quỹ Sáng kiến khí hậu toàn cầu (IKI).
Xúc tiến thương mại và đầu tư với Bremen (Đức)
Ngày 31-3, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức "Hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư với Bremen - Trung tâm logistics cung ứng hàng hóa ở châu Âu".
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm gần 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, đồng thời là cửa ngõ trung chuyển quan trọng hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Kim ngạch thương mại hai nước kể từ năm 2010 đến nay đã tăng gấp đôi, tăng trưởng bình quân trên 10%/năm, đạt trên 10 tỷ USD. Riêng với TP Hồ Chí Minh, Đức hiện là bạn hàng lớn, đồng thời cũng là quốc gia có nhiều dự án đầu tư trọng điểm tại thành phố như Tuyến tàu điện ngầm (Metro) số 2, Trường Đại học Việt - Đức, Trường Quốc tế Đức...
Các đại biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng: Bremen có rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh, học tập, nghiên cứu. Kết nối thương mại và đầu tư vào Bremen là cửa ngõ quan trọng giúp doanh nghiệp tiến sâu vào thị trường nước Đức nói riêng và EU nói chung. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý doanh nghiệp khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư kinh doanh cần chú ý tới hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm, dịch vụ cũng như quan tâm đến yếu tố môi trường, sức khỏe người tiêu dùng...
Trái Đất nóng lên, nông dân Mỹ tốn thêm tiền mua tủ lạnh trữ nông sản Nhiều thế hệ gia đình Brian Sackett tại Mecosta, Michigan (Mỹ) đã làm nghề trồng khoai tây, nhưng chưa bao giờ họ phải mua tủ lạnh để trữ sản phẩm trong kho. Nông dân Brian Sackett theo dõi quá trình vận chuyển khoai tây khỏi kho lưu trữ tại nông trại ở bang Michigan. Ảnh: AP Tuy nhiên, năm 2020, Sackett đã phải...