Thúc đẩy đổi mới sáng tạo khu vực công
TPHCM đang đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp khoa học – công nghệ (KH-CN) trong công tác quản trị, giám sát các hoạt động xã hội; thúc đẩy chuyển đổi số các lĩnh vực; tăng cường ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực quản trị công.
Kết nối với sở ngành, quận huyện
Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho biết, đổi mới sáng tạo trong khu vực công là cần thiết bởi đây là động lực thúc đẩy mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hơn nữa, thế giới ngày nay nhiều biến động nên cũng có nhiều thách thức. Đây là 2 yêu cầu đòi hỏi khu vực công phải nỗ lực không ngừng trong đổi mới sáng tạo.
Từ tháng 5-2022, Sở KH-CN và Sở Y tế công bố cùng triển khai Chương trình phối hợp hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế TPHCM giai đoạn 2022-2025. Qua đó, Sở KH-CN làm đầu mối kết nối Sở Y tế với khu vực nghiên cứu, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo để tìm ra kết quả nghiên cứu tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giải quyết vấn đề mà Sở Y tế đặt hàng; ngoài ra còn có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, ứng dụng KH-CN và đổi mới sáng tạo phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi và chăm sóc sức khỏe người dân.
Nhân viên y tế Bệnh viện Thống Nhất hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh bằng thẻ điện tử tại cổng ra vàoẢnh: HOÀNG HÙNG
Trước đó, Sở KH-CN tổ chức hội nghị “Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ quận, huyện trong quản lý, điều hành” nhằm thúc đẩy hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo trong khu vực công. Đồng thời khuyến khích các viện, trường, doanh nghiệp, startup phối hợp cùng quận, huyện triển khai thử nghiệm các giải pháp khả thi vừa đẩy nhanh hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công, vừa hỗ trợ kinh doanh, nghiên cứu…
Số liệu tại hội thảo tham vấn khung chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC – Bộ KH-ĐT) phối hợp với Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức tháng 8 vừa qua cho thấy, đổi mới sáng tạo mang đến những tác động tích cực, như đóng góp tới 95% đối với mức độ cạnh tranh của nền kinh tế; 91% đối với nền kinh tế xanh; 88% trong các công việc mới; 86% đối với quan hệ hợp tác; 87% với việc mang lại giá trị cho toàn xã hội và 66% giá trị đổi mới sáng tạo sẽ tác động đến cuộc sống người dân… Theo bà Phạm Thị Thu Trang, chuyên gia NIC, hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã có khung đo lường đổi mới sáng tạo cho khu vực công nên Việt Nam cũng cần có khung đo lường về lĩnh vực này nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về khái niệm và đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công.
Thực hiện phương thức 5 bước
Video đang HOT
Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo khu vực công, Sở KH-CN TPHCM đồng hành, hỗ trợ các đơn vị ngay giai đoạn đầu để làm quen, kết nối với các thành phần trong hệ sinh thái, đảm bảo nhận được thông tin từ chuyên gia, tương tác với vấn đề muốn giải quyết, tìm giải pháp hoàn thiện. Hiện sở đang cùng các sở ngành, TP Thủ Đức và UBND các quận, huyện triển khai thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công ở 3 nội dung gồm: Inno-Coffee, R&D và Sandbox.
Inno-Coffee được tổ chức dưới dạng sự kiện kết nối hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Đây là cơ hội để các đơn vị có chung nhu cầu trình bày vấn đề cần giải quyết, nhận tư vấn từ chuyên gia (viện – trường, doanh nghiệp) nhằm tìm hướng đổi mới sáng tạo phù hợp để triển khai. R&D là chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển giải pháp; áp dụng sau khi đơn vị tìm được hướng giải quyết vấn đề. Với Sandbox, tập trung chính sách hỗ trợ thử nghiệm để các bên hoàn thiện giải pháp giải quyết vấn đề. “Phát hiện vấn đề và xác định vấn đề ưu tiên là khâu quan trọng trong triển khai xây dựng các bài toán lớn về hoạt động đổi mới sáng tạo ở khu vực công (cho một số lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể). Phát hiện vấn đề và xác định vấn đề gồm 5 bước: xây dựng nội dung các bài toán lớn (khảo sát, đánh giá, phát hiện vấn đề, phân loại vấn đề, mô tả vấn đề để xây dựng nội dung bài toán); công bố rộng rãi cho cộng đồng nội dung bài toán lớn; tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện; tổ chức phối hợp thực hiện; triển khai ứng dụng các nội dung của bài toán lớn và đánh giá kết quả”, ông Lê Thanh Minh, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, dẫn giải.
Theo ông Lê Thanh Minh, 5 bước nói trên cần có sự cam kết của lãnh đạo để cung cấp nguồn lực, đưa vào ứng dụng. Sự tương tác giữa đơn vị cung cấp giải pháp với đơn vị nhận chuyển giao cần liên tục để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong tháng 10-2022, Sở KH-CN TPHCM sẽ tổ chức khóa tập huấn cho các thành viên tổ công tác thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo khu vực công của các đơn vị để tiếp tục thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo khu vực công… “Sở KH-CN sẽ phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch chung về đổi mới sáng tạo trong khu vực công; các sở ngành, địa phương phối hợp với sở để xây dựng các bài toán lớn từng lĩnh vực được phân công. Kết quả đo lường và đánh giá dựa trên sự hài lòng và mức độ cải thiện chất lượng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố”, ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ.
Nhật Bản đại chiến... đĩa mềm
Nổi tiếng là một nền kinh tế công nghệ cao, nhưng Nhật Bản lại đang đau đầu với tư tưởng ngại đổi mới trong mảng hành chính công.
Đĩa mềm là một loại phương tiện lưu trữ có khả năng lưu trữ dữ liệu điện tử, giống như một file máy tính. Các đĩa mềm lần đầu tiên được tạo ra trong năm 1967 bởi IBM như một thay thế cho việc mua ổ cứng, vốn cực kỳ đắt tiền vào thời điểm đó. Tuy nhiên đến thập niên 2000, công nghệ đĩa CD đã dần thay thế những ổ đĩa mềm. Đến thời điểm hiện tại, thiết bị USB và ổ cứng ngoài đang được sử dụng làm nơi lưu trữ hay truyền tải dữ liệu.
Theo tờ The Guardian, chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn về công nghệ hành chính công, đó là đĩa mềm. Mặc dù loại công nghệ lưu trữ, truyền tải dữ liệu này đã quá cổ và hiếm được sử dụng trên thế giới ngày nay nhưng chúng vẫn đeo bám mảng hành chính công của Nhật Bản.
Tình hình nghiêm trọng đến mức Bộ trưởng kỹ thuật số Nhật Bản, ông Taro Kono đã phải tuyên chiến với công nghệ này khi chúng gây ảnh hưởng đến hiệu suất hành chính công. Xin được nhắc là Nhật Bản nằm trong số những nước hiếm hoi có nền hành chính công vẫn sử dụng đĩa mềm đến thời điểm hiện tại.
Theo Bộ trưởng Kono, người đang tuyên chiến với cả máy fax và việc dùng những con dấu cá nhân cho hành chính, nhiều cơ quan hiện nay vẫn yêu cầu cá nhân hay tổ chức giao nộp văn bản bằng đĩa mềm cho khoảng 1.900 loại giấy tờ, một điều không thể chấp nhận được cho cường quốc công nghệ như Nhật Bản.
"Bộ công nghệ Nhật Bản đang tuyên chiến với đĩa mềm", Bộ trưởng Kono nêu rõ sau khi cho biết sẽ giải thích cụ thể với các cơ quan ban ngành về việc loại bỏ những công nghệ cổ lỗ và thúc đẩy hành chính công thực hiện các giấy tờ trực tuyến đến gia tăng hiệu quả.
Lời tuyên chiến này của ông Kono được Thủ tướng Fumio Koshida ủng hộ trong chiến lược thúc đẩy hiện đại hóa hành chính công Nhật Bản.
Trên thực tế, Nhật Bản không phải là nước duy nhất vẫn sử dụng đĩa mềm cho hành chính công. Lực lượng không quân Mỹ mới chỉ loại bỏ đĩa mềm khỏi hệ thống điều khiển vũ khí hạt nhân vào năm 2019, tức là tới gần 10 năm sau khi hãng Sony ngừng sản xuất công nghệ này.
Truyền thống?
Theo Bộ trưởng Kono, nền kinh tế và xã hội Nhật Bản cần bắt kịp thời đại và không nên bám víu vào những công nghệ quá cổ để rồi tự kéo hiệu suất xuống.
Dẫu vậy theo tờ The Guardian, cố gắng của Bộ trưởng Kono, người được đánh giá là có khả năng ứng cử vào chức Thủ tướng Nhật Bản tương lai, sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân rất đơn giản, người Nhật yêu những thứ họ coi là truyền thống, kể cả khi chúng kém hiệu quả.
Năm 2021, Bộ công nghệ Nhật Bản đã phát động phong trào ngừng sử dụng các con dấu cá nhân (Hanko) cũng như máy fax, vốn được cho là gây nặng nề cho hành chính công với lượng lớn giấy tờ phải xử lý thay vì áp dụng công nghệ trực tuyến.
Các cơ quan chính quyền đã được yêu cầu ngừng dùng Hanko và máy fax cho hàng trăm loại giấy tờ, bao gồm cả những thủ tục quan trọng nhưng hoàn thuế hay điều chỉnh thuế cuối năm. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, những thứ này vẫn được nhiều cơ quan nhà nước tại Nhật sử dụng.
Tờ The Guardian cho biết rất nhiều quan chức phản đối bước đi của Bộ trưởng Kono. Họ cho rằng những công nghệ cổ tạo nên sự chính danh cho nhiều tài liệu, thứ mà những bức thư điện tử hay hồ sơ online không làm được.
Trong khi đó, những chính trị gia địa phương thì cho rằng các thứ như Hanko đã trở thành một phần biểu tượng của Nhật Bản và việc loại bỏ chúng là gây chiến với văn hóa truyền thống.
Giới truyền thông địa phương thì cho biết việc cấm máy fax là điều không thể khi nhiều giấy tờ, thông tin mang tính nhạy cảm khiến các quan chức lẫn người dân không muốn chuyển sang thư điện tử vì sợ lộ. Trên thực tế, dù là nước có nền công nghệ phát triển nhưng tư tưởng đổi mới tại nhiều nơi còn thấp, bởi vậy người dân ngại thay đổi các công nghệ mới.
Tương tự, đĩa mềm cũng là một trở ngại như vậy. Một số quan chức tại thủ đô Tokyo nói với tờ Nikkei Asian Review rằng dù đĩa mềm là công nghệ cũ nhưng chúng khó bị vỡ hoặc bị mất dữ liệu. Những quan chức này trước đây thường lưu trữ dữ liệu về lương cho nhân viên trên đĩa mềm và chuyển chúng đến ngân hàng để thực hiện giao dịch.
Một yếu tố nữa là những rào cản pháp lý khiến mảng hành chính công của Nhật Bản khó áp dụng các công nghệ hiện đại như điện toán đám mây. Sự tôn trọng quyền riêng tư và tính cá nhân tuyệt đối khiến các chương trình thúc đẩy hiệu suất hành chính công ở đây gặp nhiều cản trở về luật pháp.
Kể từ năm 2016, Nhật Bản đã triển khai sử dụng thẻ căn cước công dân thông minh cho các dịch vụ như nộp thuế trực tuyến, đăng nhập tài khoản ngân hàng...Thế nhưng Bộ trưởng Kono vẫn chỉ trích nhiều thủ tục hành chính công tại đây còn rườm rà, yêu cầu giấy tờ hay những công nghệ cổ.
Những công nghệ nổi trội của Ngân hàng số MyVIB 2.0 Vận hành hoàn toàn trên hạ tầng điện toán đám mây (cloud), ứng dụng thực tế tăng cường (AR), công nghệ giọng nói trí tuệ nhân tạo (AI Voice) là những khác biệt nổi trội về công nghệ trên ứng dụng Ngân hàng số MyVIB 2.0 của Ngân hàng Quốc Tế VIB. Với việc ứng dụng nhiều công nghệ mới và những cải...