Thúc đẩy cơ hội làm ăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được Bộ Công Thương công bố toàn văn để người dân và doanh nghiệp nắm rõ. Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là thiếu vắng các doanh nghiệp cỡ vừa, cũng như cần thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển đúng hướng, để tận dụng triệt để các cơ hội mà Hiệp định TPP mang đến.
- PV: Vừa qua, tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh trăn trở, doanh nghiệp Việt Nam dù đông nhưng vẫn yếu, quy mô vẫn nhỏ, vẫn ăn xổi … Ông đánh giá thế nào về nỗi trăn trở này?
- Ông Vũ Tiến Lộc: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang có những bất ổn về quy mô. Có đến 96% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chưa đầy 2% doanh nghiệp lớn và 2% doanh nghiệp cỡ vừa. Mọi nền kinh tế có quá trình phát triển ngắn như chúng ta đều thiếu các doanh nghiệp lớn, vì chưa đủ quá trình tích lũy.
“Căn bệnh” của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là thiếu các doanh nghiệp cỡ vừa, chỉ có các doanh nghiệp cỡ vừa trở lên mới có khả năng kết nối với kinh tế thế giới. Chúng ta cần có những chính sách để thúc đẩy hình thành lực lượng đông đảo các doanh nghiệp cỡ vừa, chứ để quá nhiều doanh nghiệp nhỏ li ti như hiện nay không phải là hướng đi đúng. Đây là lỗ hổng lớn nhất mà định hướng chính sách phải nhằm vào.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp nhỏ khó kết nối chuỗi giá trị để hướng tới TPP
- Chúng ta cần làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn mạnh trong bối cảnh hội nhập đã cận kề?
- Cần tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng là giải pháp vô cùng quan trọng để “cởi trói” cho các doanh nghiệp này. Chúng ta cũng cần có các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân như: tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận công nghệ, thị trường… Tôi kiến nghị Chính phủ cần có Chương trình quốc gia về khởi nghiệp để định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp hình thành trên cơ sở khoa học công nghệ. Khởi đầu đúng hướng sẽ phát triển nhanh chóng, trở thành các doanh nghiệp cỡ vừa – cứu tinh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
- Trước ngưỡng cửa hội nhập TPP, ông có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp?
– Cơ hội rất lớn, thị trường vô tận nhưng tận dụng được điều này thì không đơn giản. Điều quan trọng sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phải tiếp cận ngay với các thông tin về các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, trên cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của lộ trình mở cửa, giảm thuế đối với ngành và lĩnh vực mình tham gia.
Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị chương trình hành động đặt trong chuỗi liên kết với các doanh nghiệp khác để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Doanh nghiệp còn cần định hướng lại thị trường, ứng dụng công nghệ để đạt các tiêu chuẩn vượt qua rào cản kỹ thuật như chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Đặc biệt, doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về xuất xứ.
Đã hết thời chúng ta cứ nhập nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc về để sản xuất và xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu hay liên kết với các doanh nghiệp thuộc các nước trong TPP để hưởng các ưu đãi. Ngay bây giờ, Chính phủ cần phối hợp với VCCI, các tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức phổ biến ngay các thông tin về TPP, tư vấn những điều cần biết cho các doanh nghiệp.
- Xin cảm ơn ông!
Theo_An ninh thủ đô
Dân giàu là mục tiêu của Đảng
Lời góp ý của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), về việc làm sao để các văn kiện Đại hội XII của Đảng tới đây tựa như một lời hiệu triệu, kêu gọi toàn dân làm giàu là vô cùng thấu đáo, bởi một chân lý rất đơn giản là dân có giàu thì nước mới mạnh.
Sinh thời Bác Hồ từng khái quát rằng "CNXH là làm sao cho dân giàu, nước mạnh". Người cũng nói "Muốn có CNXH thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất... Tất cả chúng ta, ở bất kỳ cấp nào, ngành nào đều phải góp sức làm cho sản xuất phát triển". Vì vậy, làm sao để cho dân giàu, đây vừa làm nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng ta, với vai trò là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Và đó cũng là động lực to lớn nhất để phát triển đất nước, tạo vị thế cho quốc gia trên trường quốc tế.
Để thực hiện được mục tiêu này, suốt trong thời gian qua, Đảng ta đã không ngừng đổi mới đường lối về kinh tế, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để hình thành các thể chế liên quan, nhất là hệ thống pháp luật khuyến khích người dân làm giàu một cách chính đáng. Và trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, toàn diện hiện nay, khi nền kinh tế sẽ đón nhận nhiều cơ hội đồng thời đối mặt với không ít thách thức thì nhiệm vụ "làm sao cho dân giàu" trong giai đoạn tới đây càng phải được đặt ra một cách khẩn thiết. Muốn thế là phải làm sao để kích thích dân làm giàu, tạo điều kiện cho dân làm giàu và bảo vệ thành quả làm giàu chính đáng của người dân.
Theo đó, cần tôn vinh thực sự những người làm giàu chính đáng, ghi nhận một cách công tâm những đóng góp của họ trong việc tạo ra của cải, vật chất cho xã hội; khuyến khích cái mới, sáng tạo, để cả xã hội năng nổ làm giàu. Đồng thời phải hình thành một cơ chế thông thoáng, gỡ bỏ những vướng trở trong môi trường đầu tư; những cản lực không phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất để người dân hăng hái làm ăn, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Và trên hết phải có những cam kết rõ ràng để bảo vệ những thành quả mà người dân làm được, tạo niềm tin cho cả xã hội cống hiến.
MẠNH LÊ
Theo PLO
TPP: Thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Với 96% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là DN nhỏ và siêu nhỏ, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Kỳ vọng vào xuất khẩu TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu với...