Thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể nhằm thực thi hiệu quả Luật Phòng chống tác hại thuốc lá
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5), sáng ngày 31/5/2019, Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng .
Tổ chức điều phối Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) phối hợp với Viện Nghiên cứu Lập pháp – Quốc hội tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể nhằm thực thi hiệu quả Luật Phòng chống tác hại thuốc lá”.
Thông tin tại hội thảo, TS. Trần Tuấn – Trưởng ban điều phối Liên minh NCDs-VN cho hay, Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của nạn dịch thuốc lá: 15 triệu người thường xuyên sử dụng thuốc lá; thuốc lá cướp đi mạng sống của khoảng 40.000 người mỗi năm.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và truyền thông
Năm 2011, chi phí trực tiếp cho khám chữa bệnh và chi phí gián tiếp do thuốc lá của 5 loại trong tổng số 25 loại bệnh có liên quan đến thuốc lá chiếm hơn 24 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó thuế và giá thuốc lá ở Việt Nam vẫn rất rẻ, khiến hành vi hút thuốc được xã hội chấp nhận rộng rãi.
Việt Nam đã thông qua Công ước về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (FCTC) từ năm 2004 và có trách nhiệm phải xây dựng, thực thi những quy định nhằm bảo vệ các chính sách kiểm soát thuốc lá khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá, phù hợp với hướng dẫn điều 5.3 FCTC của WHO. Hướng dẫn điều 5.3 yêu cầu các nước thành viên phải có các biện pháp nâng cao nhận thức về các chiến lược của ngành công nghiệp; hạn chế tương tác và tăng cường tính minh bạch với các tương tác cần thiết; thiết lập các quy tắc ứng xử cho cán bộ, nhân viên, bao gồm các biện pháp để ngăn cản xung đột lợi ích; các doanh nghiệp thuốc lá phải công khai báo cáo hoạt động thực tế; ngành công nghiệp thuốc lá phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ…
Tuy nhiên, ở Việt Nam, Hướng dẫn điều 5.3 cho đến nay vẫn chưa được thực thi dẫn đến sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách y tế công cộng. Trong khi nhiều quốc gia trong khu vực đã áp dụng và thực thi những hướng dẫn điều 5.3, như: Bộ Y tế Philippines đã ban hành Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế và Ủy ban Dịch vụ Công (tương đương với chức năng của Bộ Nội vụ ở Việt Nam). Bộ Y tế Thái Lan cũng ban hành quy định cấm sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào quá trình xây dựng các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá…
Chính vì vậy, hội thảo lần này được tổ chức nhằm mục đích đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ như: Không bố trí cán bộ nhà nước tham gia quản lý tại các doanh nghiệp thuốc lá và ngược lại; Xây dựng quy định cho các cơ quan chức năng,cá nhân trong hoạt động của mình khi làm việc với ngành công nghiệp thuốc lá trên cơ sở thượng tôn pháp luật Việt Nam và phù hợp với Công ước quốc tế; Các doanh nghiệp thuốc lá phải công khai báo cáo hoạt động thực tế; Ngành công nghiệp thuốc lá phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ…
Video đang HOT
Thanh Tâm
Theo Congthuong
Cái chết tức tưởi vì khói thuốc của em bé 1 tháng tuổi rúng động Indonesia, bố mẹ đứa trẻ yêu cầu chính phủ đóng cửa ngành công nghiệp thuốc lá
Sự ra đi đột ngột của em bé 1 tháng tuổi đã khiến cha mẹ của em đã yêu cầu Chính phủ đóng cửa ngành công nghiệp thuốc lá đang giết dần giết mòn hàng triệu người.
Vào năm 2017, đất nước Indonesia đã rúng động bởi cái chết của bé Muhammad Hafizh, 1 tháng tuổi. Đứa trẻ qua đời vì bị viêm phổi sau hít phải khói thuốc lá. Cha mẹ của cậu bé không thể ngờ rằng, việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong một thời gian ngắn như vậy lại có thể cướp đi sinh mạng của đứa trẻ.
" Tôi hy vọng Chính phủ sẽ đóng cửa các nhà máy sản xuất thuốc lá. Nó còn tệ hơn cả ma túy. Ma túy chỉ giết chết người sử dụng nó nhưng những người nghiện hút thuốc lá lại giết chết những người xung quanh họ", cô Fitria Lestari, mẹ của đứa trẻ lên tiếng.
Được biết, cậu bé Hafizh trước khi qua đời đã tiếp xúc với khói thuốc lá trong một bữa tiệc để chúc mừng em bé mới sinh. " Thuốc lá chính là thủ phạm. Chúng tôi tin rằng, hút thuốc là yếu tố chủ chốt. Mọi thứ đều ổn trước đó", Hegidi Ichwanur, cha của đứa trẻ cho hay.
Cậu bé 1 tháng tuổi đã nhập viện sau khi hít phải khói thuốc lá.
Fitria và chồng cô cho biết những người hút thuốc đều là người thân trong gia đình và họ đều từ chối việc bỏ hoàn toàn thuốc lá. Người mẹ nói rằng cậu bé có dấu hiệu bị khó thở và vợ chồng cô đã đưa con đến bệnh viện nhanh chóng.
" Thằng bé ở trong phòng cấp cứu 10 tiếng đồng hồ liền. Bác sĩ nói tình trạng của Hafizh đã được cải thiện. Tuy nhiên sau đó, tình hình chuyển biến xấu đi. Hafizh bị ho, mạch đập ngày càng yếu và bác sĩ động viên chúng tôi hãy cầu nguyện.
Cuối cùng, tôi cũng chịu thua trước thần chết. Tôi đã nói với con rằng, chúng tôi đã rất hạnh phúc khi có Hafizh trên đời và rồi thằng bé rời xa chúng tôi mãi mãi", Fitria nói.
Cha mẹ Hafizh rất đau lòng về sự ra đi đột ngột của cậu con trai.
Indonesia là quốc gia có tỷ lệ đàn ông hút thuốc ở trong top cao nhất thế giới. Khoảng 60% nam giới trên 15 tuổi hút thuốc hàng ngày và 2% phụ nữ là người hút thuốc. Trung bình mỗi ngày, một người hút thuốc tiêu thụ khoảng 3 bao thuốc lá.
Tỷ lệ người trẻ hút thuốc tăng cao ở Indonesia, một phần bắt nguồn từ việc giá những gói thuốc rất rẻ và dễ dàng có thể mua chúng ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, trước những tác hại do khói thuốc lá gây ra cho cộng đồng, một chiến dịch cấm hút thuốc lá trong gia đình đã diễn ra, bắt đầu từ khi vực phía đông Jakarrta.
Người dân đã ký cam kết chống hút thuốc trong nhà của họ, và đã sơn tất cả các ngôi nhà trong khu vực bằng màu sáng để làm nổi bật những nỗ lực của họ. Điều này đã tác động không hề nhỏ đến tinh thần cộng đồng.
Những ngôi nhà sáng màu trong chiến dịch chống hút thuốc lá ở Indonesia.
" Tôi cảm thấy xấu hổ vì hút thuốc lá trong khi hàng xóm của tôi thì không", một người đàn ông địa phương tên Adi cho hay.
Adi chia sẻ rằng ông đã từng hút 3 bao thuốc lá mỗi ngày và hiện tại ông đã giảm xuống còn nửa bao và sẽ cố gắng từ bỏ hoàn toàn. " Hình phạt xã hội khiến chúng tôi thay đổi tự nguyện", ông Adi cho hay.
Ở Indonesia, hiếm có cá nhân hay tổ chức nào chống lại các công ty thuốc lá. Quảng cáo thuốc lá ở Indonesia có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ ở trong rạp chiếu phim, trên truyền hình mà còn ở các áp phích dán ở trên xe tải hoặc nhà ở.
Quảng cáo thuốc lá có mặt ở khắp mọi nơi tại Indonesia.
Mẹ của bé Hafizh đã kêu gọi Chính phủ phải chống lại ngành công nghiệp thuốc lá. " Khó khăn ở đây là có rất nhiều thứ được tài trợ bởi các công ty thuốc lá, như các sự kiện thể thao. Nếu Chính phủ không thể đóng cửa được họ thì cần áp dụng biện pháp tăng thuế thuốc lên lên cao gấp nhiều lần", mẹ của bé Hafizh lên tiếng.
Nguồn: ABC News
Theo Helino
Ăn ít rau là nguyên nhân của 19% số ca ung thư dạ dày và ruột Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ bệnh không lây nhiễm đó là do đô thị hóa, kinh tế phát triển, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống và chế độ ăn uống của người dân. Mua rau xanh trong siêu thị. (Nguồn: TTXVN/Vietnam ) Thực phẩm, chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng, bao...