Thúc đẩy bình đẳng giới trong hệ thống bảo hiểm xã hội
Hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ góp phần giảm thiểu những bất bình đẳng giới mà phụ nữ phải trải qua ở cả nơi làm việc và gia đình.
Tìm hiểu chế độ BHXH tự nguyện.
Đó là thông điệp chính tại hội thảo “Nhận diện vấn đề giới trong một số chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/7 thảo luận vấn đề bình đẳng giới trong bảo hiểm xã hội (BHXH) và đảm bảo an sinh xã hội tại Việt Nam.
Hội thảo là cơ hội để hai bên báo cáo đánh giá về vấn đề giới trong hệ thống BHXH Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị về cách thúc đẩy bình đẳng giới trong khuôn khổ việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPNVN, nhấn mạnh: “Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.
Bà Trần Thị Hương cho biết, đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Hội LHPNVN và ILO hướng tới mục tiêu xây dựng và thực hiện bình đẳng giới trong các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam.
Tại hội thảo, ILO đã nhấn mạnh việc áp dụng phúc lợi nhiều tầng cho trẻ em là một trong những biện pháp chính sách có tiềm năng tác động lớn hơn. Quyền lợi này bao gồm hai tầng.
Tầng thứ nhất sẽ cung cấp chế độ cho con cái của các bậc cha mẹ không tham gia BHXH tại Việt Nam và sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo. Trong khi đó, tầng thứ hai sẽ hướng đến các trẻ em có cha mẹ tham gia BHXH, với chế độ hưởng cao hơn và chi trả thông qua sự đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động, như tất cả các quyền lợi BHXH khác.
Video đang HOT
“Chính sách như vậy có thể được thực hiện với chi phí tương đối hợp lý, đồng thời giúp hệ thống BHXH ở Việt Nam đạt được nhiều mục tiêu chính sách”, ông André Gama, quản lý chương trình An sinh xã hội của ILO Việt Nam cho biết.
Chính sách này có thể vừa giúp mở rộng diện bao phủ của BHXH tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ tài chính cho mọi trẻ em trên cả nước.
Bà Trần Thị Hương ghi nhận các ý kiến có tính chất gợi mở để Hội LHPNVN tiếp tục nghiên cứu, có ý kiến trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án; góp ý và phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, luật pháp về an sinh xã hội, BHXH. Quá trình này nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước và tinh thần Đại hội XIII của Đảng đã đề ra là thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.
Đề xuất người tham gia BHXH tự nguyện đóng 15 năm được hưởng lương hưu
Đó là một trong những giải pháp Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam kiến nghị nhằm góp phần hiện thực hóa lộ trình BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28 mà BHXH Việt Nam sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Làn sóng COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động, việc làm cũng như mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT. Trước những khó khăn đó, ngành BHXH Việt Nam đã có nhiều giải pháp gia tăng số người tham gia vào hệ thống BHXH, đồng thời tích cực vào cuộc cùng Chính phủ, các bộ tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách cho người tham gia. Đây cũng là nội dung được Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu.
Trước những ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện những biện pháp gì nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, thưa ông?
Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 có diễn biến đặc biệt phức tạp, đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, trong đó có việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT của ngành BHXH Việt Nam.
Đến ngày 31/5/2021, số người tham gia BHXH, BH thất nghiệp tuy chưa "bù" lại đủ số đã giảm trong những tháng đầu năm do tác động của dịch COVOD-19, nhưng đều có số tăng so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, tổng số người tham gia BHXH trên toàn quốc là trên 16,17 triệu người, đạt 32,49% lực lượng lao động (LLLĐ), đạt 91,3% kế hoạch ngành BHXH Việt Nam đặt ra, tăng trên 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm 2020, nhưng vẫn giảm 38.941 người so với hết năm 2020. Riêng số tham gia BHXH bắt buộc là trên 15 triệu người, giảm 25.811 người so với cuối năm 2020, BHXH tự nguyện là trên 1,12 triệu người, giảm 13.060 người; số tham gia BH thất nghiệp là trên 13,3 triệu người (đạt 26,73% LLLĐ) đạt 93,51% kế hoạch, giảm 20.737 người. Riêng BHYT có sự tăng trưởng hơn so với cùng kỳ và cuối năm 2020, với trên 87,77 triệu người tham gia, đạt tỷ lệ bao phủ 89,9% dân số, đạt 97,6% kế hoạch, tăng thêm 246.185 người.
Dịch COVID-19 với những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, đã lây lan nhanh tại các khu công nghiệp lớn tại một số tỉnh, thành phố, ảnh hưởng đến lớn đến hoạt động của doanh nghiệp (DN); một phần là do vướng mắc về cơ chế, chính sách (việc xử lý đối với đơn vị, DN phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền). Bên cạnh đó, nhiều nhóm người tham gia cũng có sự biến động về tỷ lệ tham gia BHYT khi một số chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho đối tượng chính sách (người dân tộc thiểu số, người sinh sống vùng bãi ngang...) được rà soát lại, có khoảng "chờ" chính sách mới được ban hành... Chính vì vậy, những kết quả ở trên cho thấy nỗ lực rất lớn của toàn Ngành BHXH Việt Nam.
BHXH Việt Nam đã có những chỉ đạo, đề xuất gì nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, NLĐ trước những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thưa ông?
Nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và người lao động (NLĐ), ngành BHXH Việt Nam đã thống nhất với Bộ Lao dộng - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trình Chính phủ phương án tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và lao động. Ảnh: XM
Theo đó, DN được tạm dừng đóng khi giảm từ 10% số NLĐ tham gia BHXH trở lên (tại thời điểm nộp hồ sơ so với thời điểm tháng 4/2021), đã đóng đủ BHXH đến hết tháng 4/2021 và hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực: Vận tải (hàng không, đường bộ, đường thủy); khách sạn, nhà hàng; du lịch; giáo dục, văn hóa, thể thao hoặc các DN hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp, hoặc khu làm việc tập trung bị cách ly, phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Các trường hợp còn lại tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, đó là giảm từ 20% số NLĐ tham gia BHXH trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ so với thời điểm tháng 4/2021, đã đóng đủ BHXH đến hết tháng 4/2021.
Cùng với việc cho tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất, ngành BHXH Việt Nam cũng đề xuất chính sách hỗ trợ NLĐ thực hiện cách ly y tế từ quỹ BH thất nghiệp. Cụ thể, hỗ trợ NLĐ thuộc diện F1, F2 phải cách ly theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, với mức hỗ trợ 80.000 đồng/người/ngày (bằng mức tiền ăn trong thời gian cách ly theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16 của Chính phủ); thời gian áp dụng từ 1/6 đến hết 31/12/2021. Đặc biệt, ngành BHXH Việt Nam đã đề xuất trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan BHXH thực hiện chi trả cho NLĐ theo phương thức do NLĐ lựa chọn (chi trả bằng tiền mặt hoặc chi trả qua tài khoản cá nhân). Trường hợp trong thời gian cách ly, NLĐ chưa cung cấp đủ thông tin để xác nhận hưởng hỗ trợ thì có thể hoàn thiện cung cấp thông tin sau khi cách ly để hưởng chính sách hỗ trợ.
Để BHXH thực sự trở thành một trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt trước những những tác động tiêu cực của đại dịch, BHXH Việt Nam đã có những giải pháp gì trong triển khai thực hiện chính sách BHXH, thưa ông? Play
Mặc dù đã đạt được những đột phá bước đầu, nhưng thời gian qua, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH vẫn còn có những hạn chế nhất định. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH trong quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc chưa được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Chính sách BHXH hiện hành còn bỏ sót một số nhóm có nhu cầu và có khả năng nhưng chưa được luật hóa để tham gia (như chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp không hưởng lương, NLĐ làm việc theo chế độ linh hoạt...). Chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn được người tham gia; số người nhận BHXH một lần tiếp tục gia tăng; tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHYT vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương....
Đặc biệt, số người tham gia BHXH mới đạt trên 16 triệu người (chiếm gần 33% lực lượng lao động trong độ tuổi). Như vậy, còn hơn 30 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 67% lực lượng lao động chưa tham gia BHXH. Do đó, BHXH các địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai kế hoạch, chỉ tiêu thu, phát triển người tham gia, giảm nợ đọng. Nếu không có sự chuyển đổi, trong thời gian tới, số lượng người già, người lao động hết tuổi lao động không được hưởng BHXH là rất lớn; sẽ tạo áp lực, gánh nặng cho gia đình, xã hội; tác động tiêu cực đến chính sách ASXH nói riêng và nền kinh tế- xã hội nói chung của đất nước.
Những thách thức nêu trên đặt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thu nhập của người dân, NLĐ giảm... chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho việc mở rộng diện bao phủ BHXH. Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách để BHXH thật sự trở thành lưới an sinh bao phủ toàn dân. Muốn vậy, ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm góp phần hiện thực hóa lộ trình BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28, trong đó có 3 nhóm giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiếp tục đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện: Giảm điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, tiến tới xuống còn 10 năm; tăng mức hỗ trợ từ Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện; bổ sung chế độ, chính sách ngắn hạn, linh hoạt (như chế độ ốm đau, thai sản...) nhằm tăng tính hấp dẫn cho chính sách BHXH tự nguyện.
Thứ hai, tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành; các cơ quan thông tấn, báo chí; cấp ủy, chính quyền các cấp... đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách (chú trọng đa dạng hóa các hình thức truyền thông) nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tham gia BHXH của doanh nghiệp và người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cải cách thủ tục hành hính...; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho công chức viên chức cơ quan BHXH/đại lý thu; thường xuyên thanh kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chấn chỉnh, xử lý kịp thời sai phạm. Cùng với đó là tinh thần thái độ phục vụ người tham gia và người thụ hưởng ngày càng tốt hơn, góp phần xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và DN.
Xin cám ơn ông!
Gỡ vướng pháp lý hôn nhân cho phụ nữ di cư hồi hương Kết quả nghiên cứu phân tích tình hình về phụ nữ di cư hồi hương năm 2020 cho thấy, nhiều khó khăn của phụ nữ di cư hồi hương liên quan đến pháp lý - thiếu giấy tờ pháp lý xác định tình trạng hôn nhân. Cụ thể: 30% chưa ly hôn, 44% đã ly hôn nhưng không mang theo giấy tờ xác...