Thức ăn biến đổi thế nào khi nấu nướng?
Hầu hết thực phẩm như thịt, cá, gạo, ngô, khoai, rau, củ… mua về đều phải nấu nướng thành thức ăn.
Vì vậy các câu hỏi đặt ra là: Khi nấu nướng ở nhiệt độ cao trên 100oC, thức ăn biến đổi thế nào? Có bị mất chất bổ không? Có tạo ra chất độc hại không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bà nội trợ vững tâm khi lựa chọn cách chế biến món ăn ngày thường cũng như ngày Tết có lợi cho sức khỏe.
Việc chế biến món ăn của người Việt chủ yếu là dùng nhiệt độ để làm chín thức ăn theo hai phương thức: gián tiếp là dùng nồi, chảo… đựng thực phẩm nấu chín trên bếp lửa và trực tiếp là để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với than, lửa như các món nướng. Tùy theo nhiệt độ, thời gian và cách nấu nướng mà thực phẩm bị biến đổi các tính chất lý hóa, có lợi hoặc có hại đối với sức khỏe chúng ta.
Nướng thịt trên bếp lửa, mỡ cháy tạo ra carbuahydro thơm vòng là tác nhân gây ung thư.
Đối với chất đạm (protein)
Chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, khi đun nóng ở nhiệt độ 70oC thì protein đông vón lại rồi bị thoái hóa. Nếu nấu trong môi trường axit (canh chua) quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Sự đông vón vừa phải làm cho protein dễ tiêu. Nhưng khi nấu nướng ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu.
Quá trình tạo thành chất khó tiêu này xảy ra khi nướng hoặc hâm nóng thức ăn trong lò nhiệt độ cao, rán thịt cá trong dầu mỡ quá lâu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 70oC, tốt nhất là 100oC để nấu chín và diệt khuẩn. Khi bạn luộc thịt lợn, gà (ngan, vịt), cá, chân giò, gan… cần luộc chín kỹ, đặc biệt chú ý phần thịt sát với xương không nên để còn màu hồng. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thức ăn nướng, quay, rán trong lò nhiệt độ cao hoặc trong dầu mỡ lâu.
Đối với chất béo (lipit)
Chất béo gồm dầu và mỡ, ở nhiệt độ không quá 102oC, lipit (dầu, mỡ) không có biến đổi đáng kể ngoài sự hóa lỏng. Nhưng khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt rất có hại đối với cơ thể. Khi nướng thức ăn trên bếp lửa, mỡ chảy ra rơi xuống tạo mùi thơm nhưng thực chất đó là carbuahydro thơm vòng, không tốt cho sức khỏe, trái lại nó chính là một trong các tác nhân gây ung thư. Vì vậy, các bà nội trợ không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao.
Video đang HOT
Thịt cá nấu chua, chất protein đông vón vừa phải là món ăn dễ tiêu.
Đối với chất bột đường (gluxit)
Chất bột đường gồm các loại đường đơn, đường kép, tinh bột (gạo, ngô, khoai, sắn, đậu). Ở nhiệt độ nước sôi, các loại đường đơn không có biến đổi đáng kể. Quá trình nhiệt phân làm cho tinh bột dễ tiêu hơn, nhiệt phân cũng làm cho celluloza không bị nứt ra và trở nên mềm hơn. Nếu chế biến ở nhiệt độ cao, nhất là trong môi trường khô không có nước, như các món rang, nướng, các thành phần của tinh bột cũng bị biến đổi cháy đen, khó tiêu hóa hoặc độc hại với cơ thể.
Các chất khoáng và vitamin
Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê…) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.
Vitamin các loại chịu nhiều biến đổi nhất vì đó là những thành phần kém bền vững. Các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K tương đối bền vững với nhiệt độ, trong quá trình nấu nướng bị hao hụt từ 15 – 20%. Các vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin nhóm B bị mất nhiều hơn do dễ hòa tan và dễ bị thủy phân, nhất là trong môi trường kiềm. Trong vitamin nhóm B thì vitamin B1 kém bền vững nhất, vitamin B2, vitamin PP hầu như không bị phân hủy. Riêng vitamin C rất kém bền vững với nhiệt độ, nó dễ hòa tan trong nước và bị ôxy hóa nhanh, nhất là ở nhiệt độ cao. Để hạn chế mất vitamin, khi luộc, nấu bạn chỉ nên cho rau vào nước đun sôi để rút ngắn thời gian đun nấu. Canh rau nấu chín rồi, nên ăn ngay cũng giúp hạn chế hao hụt vitamin C. Nghiên cứu cho thấy lượng vitamin mất do quá trình nấu nướng là: vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%.
Như vậy việc nấu nướng hợp lý có thể đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị biến chất, hao hụt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng ngăn ngừa việc sản sinh ra các chất độc hại đối với sức khỏe.
Theo ThS. Phạm Thanh Xuân (Sức khỏe & Đời sống)
Bác sĩ 'vạch mặt' thủ phạm gây ung thư
Thực phẩm bẩn bủa vây người dân, lối sống không lành mạnh, môi trường ô nhiễm, ... làm gia tăng bệnh nhân ung thư là một minh chứng cụ thể.
Dự phòng được, nhưng khó!
Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, bên cạnh các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn ít rau quả, thừa đạm, thịt, mỡ động vật thì thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm là một trong những nguyên nhân quan trọng để gây nên căn bệnh này (cũng như một số bệnh mãn tính nguy hiểm khác).
Gần 1 tấn lòng thối được ướp bằng một chất bột màu trắng dạng như muối hạt và bốc mùi thối rất khó chịu bị đội Quản lý thị trường số 11 (Hà Nội) và Đội 6 - Phòng Cảnh sát kinh tế (PC 49 - Công an TP. Hà Nội) bắt giữ vào tháng 10/2012. Nếu "trót lọt", số lòng thối này sẽ được sử dụng làm vỏ lạp sườn! (Ảnh: T.Nhung)
Tuy nhiên, "đụng đâu bẩn đó", "tràn lan thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc chất cấm" có lẽ là những cụm từ phản ánh khá chính xác tình trạng thực phẩm hiện nay. Mặt hàng nào bị "sờ gáy" là đều phát hiện ra "vấn đề".
Những yếu tố nguy cơ không nói lên tất cả. Có một hay nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa rằng người đó chắc chắn sẽ mắc bệnh nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ tác động thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh sẽ nhiều hơn.
Ung thư là bệnh nguy hiểm nhưng với khoa học ngày nay, 1/3 có thể dự phòng được, 1/3 có thể chữa khỏi (ở giai đoạn sớm) và 1/3 có thể kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn)".
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội Phòng chống Ung thư Việt Nam.
Một loạt các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn liên tục được đưa trên mặt báo.
Có thể liệt kê: Mỡ thối, lòng thối được tẩy trắng; nho, lựu, táo Trung Quốc chứa chất diệt nấm vượt mức cho phép có thể gây vô sinh; bánh xốp Trung Quốc chứa kim loại nặng vượt quá mức cho phép; măng tươi được bảo quản bằng lưu huỳnh cả năm không hỏng; các loại thịt gia súc gia cầm chứa chất tăng trọng hoặc được nuôi bằng những loại thức ăn chứa chất cấm;...
Việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên, nhưng dường như không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Từ thực tế đáng báo động này, nhiều người tiêu dùng hoang mang vì không biết đường nào để chọn được thực phẩm an toàn, bởi ngay cả thực phẩm trong siêu thị cũng không rõ nguồn gốc, còn thực phẩm được quảng cáo là "nhập khẩu" thì không biết có bị "đổi nhãn mác", hô biến từ hàng kém chất lượng hay không.
Trước tình hình này, việc dự phòng bệnh ung thư bằng cách sử dụng thức ăn sạch sẽ, đảm bảo chất lượng trở nên không khả thi.
Khó "vạch mặt chỉ tên" tác nhân gây ung thư
Tuy là tác nhân quan trọng nhưng thực tế, để kết luận được thực phẩm bẩn đóng vai trò đến đâu trong quá trình gây bệnh ung thư thì không phải dễ, bởi ngoài những ca ngộ độc thấy rõ ngay được thì tác hại của thực phẩm bẩn là tích tụ chất độc lâu ngày trong cơ thể.
Đến khi phát hiện ra bệnh thì khó có thể nhận định được "thủ phạm" chính gây bệnh.
Do đó, nguyên nhân thực sự gây bệnh ung thư thường được người dân "rỉ tai" nhau phần lớn là do thức ăn độc hại, nhưng bác sỹ thì rất khó kết luận điều này.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Phòng chống Ung thư Việt Nam, có nhiều người mắc bệnh ung thư nhưng có thể không thấy yếu tố nguy cơ nào được biết đến.
Ngay cả một người bị mắc bệnh do nhiều yếu tố nguy cơ thì thông thường cũng rất khó biết yếu tố nguy cơ nào là chủ yếu gây ra bệnh ung thư.
Lối sống thiếu lành mạnh, kiến thức hạn chế
Do 80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài nên PGS.TS Trần Văn Thuấn, cách phòng tránh ung thư hiệu quả nhất là tạo dựng lối sống lành mạnh.
Lối sống lành mạnh là không hút thuốc lá, uống rượu, hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn (có chất bảo quản thực vật), hạn chế ăn thịt và ăn nhiều rau của quả để tăng chất xơ, ...
Ngoài ra, cần tạo dựng những thói quen tốt như khám sức khỏe định kỳ, quan hệ tình dục an toàn, tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng (gây ung thư da), bảo vệ bản thân khỏi môi trường ô nhiễm, ...
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Nhưng ở VN, có trên 56% nam giới sử dụng thuốc lá (Ảnh: N.A)
Tuy nhiên, hiện nay, lối sống lành mạnh này không phải ai cũng thực hiện được. Chỉ riêng với thuốc lá, theo thống kê, đã có tới trên 56% nam giới Việt Nam sử dụng.
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi - căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu. Thuốc lá còn gây ra một loạt các bệnh ung thư nguy hiểm khác nhưng dẫu biết như vậy song nhiều người vẫn không từ bỏ thói quen độc hại này.
Ngoài ra, tỷ lệ người Việt Nam sử dụng rượu bia cũng rất lớn (theo một tính toán mới công bố, mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ 2,6 tỉ lít bia, đứng thứ 25 trên toàn thế giới).
Trong đó có nhiều trường hợp bị nghiện rượu, khiến nguy cơ xơ gan, ung thư gan tăng cao.
Thiếu kiến thức về sức khỏe và bệnh ung thư
Đó là chưa kể đến việc người dân có kiến thức rất hạn chế về sức khỏe nói chung và bệnh ung thư nói riêng.
Nhiều bác sỹ trực tiếp khám và điều trị bệnh ung thư tại bệnh viện K cho biết nhiều người dân khi đến khám bệnh, phát hiện bị ung thư, thì đều cho rằng bệnh này là bệnh lây, bệnh di truyền, vô phương cứu chữa, không được ăn uống (vì nghĩ ăn uống càng tốt thì tế bào ung thư càng có nguồn dinh dưỡng để phát triển, vv ...)
"Đó là những kiến thức sai lầm. Nếu không ăn uống được, người bệnh không có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật. Nhiều người bị ung thư thực quản còn phải mổ dạ dày để đặt ống xông bơm thức ăn", bác sỹ Thuấn cho biết.
Theo N.Anh (Vietnamnet)
5 "thủ phạm" gây ung thư họng Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp gây ung thư họng. 1. Hút thuốc lá Ung thư họng có mối liên quan mật thiết với hút thuốc lá. Hút thuốc lá không có đầu lọc được cho là làm tăng nguy cơ ung thư họng. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư họng mà còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều...