Thuật ướp xác của thiền sư Nhật Bản khắc nghiệt như thế nào?
Khác với Ai Cập, nhiều thiền sư Nhật Bản thời xưa tự ướp xác thông qua chế độ ăn uống kham khổ và thiền định trong ít nhất 1.000 ngày. Thế nhưng, không phải thiền sư nào cũng tự ướp xác thành công để có thi thể bất hoại, tồn tại suốt ngàn năm.
Trong khi người Ai Cập cổ đại có quy trình ướp xác phức tạp sử dụng nhiều thảo dược thì các thiền sư Nhật Bản thời xưa thực hiện tự ướp xác vô cùng gian khổ. Để tự ướp xác, các nhà sư thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt và thiền định trong khoảng 1.000 ngày trước khi chết.
Thuật ướp xác này được cho là bắt đầu vào thế kỷ 9. Khi ấy, nhà sư có tên Kkai (774-835) tự ướp xác mình trong một ngôi chùa trên núi Koya, thuộc tỉnh Wakayama.
Nhà sư Kkai sáng lập ra giáo phái bí truyền Shingon (hay còn gọi là Chân ngôn tông của Phật giáo Nhật Bản). Năm 835, nhà sư Kkai bắt đầu ngừng ăn uống và dành phần lớn thời gian để thiền định sâu suốt hai tháng cuối đời.
Sau khi viên tịch, nhà sư Kkai được chôn trong ngôi mộ trên núi Koya ở tỉnh Wakayama. Nhiều năm sau, khi mở mộ thì các đệ tử không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy thi hài nhà sư Kkai còn nguyên vẹn đến khó tin.
Ảnh minh họa: Internet.
Từ đó, nhiều nhà sư thực hiện thuật tự ướp xác theo nhà sư Kkai. Quá trình này kéo dài ít nhất 1.000 ngày. Trong thời gian tự ướp xác, các nhà sư sẽ tuân theo chế độ ăn uống gọi là mokujikigy (nghĩa là ăn cây). Thức ăn của họ chủ yếu là rễ cây, quả hạch, quả mọng, vỏ cây và lá thông.
Các nhà sư chỉ uống một chút nước muối. Hàng ngày, họ có thể uống loại trà được ủ bằng urushi – nhựa của cây sơn. Chất độc từ nhựa cây có thể giúp cơ thể người chết không bị côn trùng “ăn thịt”.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm. Nguồn: VTC1.
Nhà sư ngồi thiền định trong một hòm gỗ thông nhỏ chôn sâu khoảng 3m dưới đất. Hàng ngày, nhà sư sẽ rung chuông nhỏ một lần để thông báo với mọi người là mình vẫn còn sống.
Đến khi không còn nghe thấy tiếng chuông nữa có nghĩa nhà sư đã chết. Khi ấy, các nhà sư trên mặt đất sẽ niêm phong ngôi mộ trong 1.000 ngày.
Sau đó, người ta sẽ tiến hành mở mộ để kiểm tra thi hài nhà sư có nguyên vẹn hay không. Nếu xác ướp của nhà sư còn vẹn nguyên thì ông sẽ được tôn thành Phật và đưa vào một ngôi đền để thờ cúng.
Trong số các các xác ướp thiền sư, nổi tiếng nhất là xác ướp của nhà sư Shinnyokai Shonin tại đền Dainichibou trên núi Yudono, tỉnh Yamagata.
Tâm Anh (TH)
Chi tiết chấn động về xác ướp cổ nhất lịch sử TG
Chile được biết đến là nơi tồn tại những xác ướp cổ nhất thế giới. Những xác ướp này cổ hơn xác ướp Ai Cập khoảng 2.000 năm. Kỹ thuật ướp xác của người Chinchorro ở Chile vô cùng đặc biệt.
Khi nhắc đến xác ướp, nhiều người nghĩ ngay đến Ai Cập. Thế nhưng, xác ướp cổ nhất thế giới không ở Ai Cập mà tìm thấy tại Chile. Những xác ướp này thuộc về người Chinchorro sống cách đây vào khoảng 7.000 năm trước Công nguyên.
Theo các chuyên gia, người Chinchorro thực hiện và phát triển kỹ thuật ướp xác vào khoảng 5.000 năm trước Công nguyên.
Điều này có nghĩa người Chinchorro thực hiện ướp xác người chết sớm hơn người Ai Cập cổ đại khoảng 2.000 năm.
Các chuyên gia tìm thấy hàng trăm xác ướp của người Chinchorro tại khu vực sa mạc Atacama ở Chile. Số xác ướp cổ xưa này hiện được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng khảo cổ San Miguel de Azapa.
Kỹ thuật ướp xác giúp bảo tồn thi hài người quá cố của người Chinchorro có nhiều điểm khác biệt so với người Ai Cập.
Cụ thể, người Chinchorro được biết đến có 5 phương pháp ướp xác. Trong đó, phổ biến nhất là 2 loại: xác ướp đen và đỏ.
Xác ướp đen dùng để chỉ việc ướp xác những thi thể không toàn vẹn. Thi hài bị tách rời thành nhiều phần nên được thợ ướp xác xử lý khử trùng rồi ghép lại thành cơ thể hoàn chỉnh.
Trong khi đó, xác ướp đỏ dùng để chỉ việc ướp xác thi thể nguyên vẹn. Thợ ướp xác chỉ rạch một đường nhỏ để lấy các cơ quan nội tạng ra khỏi tử thi rồi thực hiện khử trùng và làm khô thi thể.
Kế đến, thợ ướp xác sẽ nhồi cành khô và lau sậy, đội tóc giả và đeo mặt nạ bằng đất sét. Điều này được thực hiện cho cả xác ướp đen và đỏ.
Tuy nhiên có một sự khác biệt ở mặt nạ giữa hai loại xác ướp trên để mọi người dễ nhận biết. Trong khi mặt nạ của xác ướp đen được sơn màu bằng mangan thì xác ướp đỏ dùng thổ hoàng sơn mặt nạ.
video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm tuổi (nguồn: VTC1)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/Ancient-origins
Đi săn hà mã, pharaoh Tutankhamun bị "thủy quái" giết chết thảm thương? Nguyên nhân tử vong của pharaoh Tutankhamun đến nay vẫn là chủ đề gây tranh luận gay gắt. Trong số những giả thuyết về cái chết của Vua Tut nổi tiếng Ai Cập, một số người tin rằng ông hoàng này tử vong do bị 'thủy quái' tấn công khi đi săn hà mã. Pharaoh Tutankhamun hay còn gọi Vua Tut nổi tiếng...