Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cải cách kinh tế
Trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi gia nhập TPP, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi, thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức.
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
Tại diễn đàn khoa học về các vấn đề đặt ra trong đổi mới thể chế kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức, TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam đã đưa ra những phân tích cụ thể về những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, rào cản khi thực hiện cải cách thể chế kinh tế ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Theo TS Sang, Việt Nam là nước thu nhập trung bình thấp, với hầu hết chỉ số phát triển kinh tế – xã hội thấp so với mức trung bình, ngoại trừ một số thành tố về HDI, xuất phát điểm thấp về trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
“Chúng ta đang trong quá tình cải cách thị trường định hướng XHCN, đã và đang tích cực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, nhất là tham gia FTAs với các khối, cường quốc trên thế giới , nhất là tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cải cách thể chính kinh tế của Việt Nam được thúc đẩy mạnh hơn trước cam kết gia nhập song có vẻ yếu đi sau khi gia nhập các FTAs, chủ yếu đáp ứng các cam kết hội nhập, thay vì tăng lợi ích các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực có thể”, TS Sang nêu bối cảnh nền kinh tế Việt Nam.
TS Lê Xuân Sang phát biểu tại diễn đàn
Video đang HOT
Ngoài ra, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam còn chỉ ra rằng, việc tái cơ cấu nền kinh tế nước ta trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, với công cụ can thiệp để phát triển ngành ngày càng giảm.
“Các cải cách kinh tế thường đi trước và được thực hiện mạnh mẽ so với các cải cách về chính trị, quản trị nhà nước và xã hội. Đặc biệt, cải cách hội nhập của nền kinh tế kinh tế cũng có nhiều biến động trong bối cảnh nhân tố Trung Quốc ngày càng tăng ảnh hưởng, Mỹ chuyên rục sang châu Á, cùng với những biến động, xung đột địa chính trị, lãnh hải và tác động của biến đổi khí hậu”, TS Sang lưu ý.
Cũng tại diễn đàn, TS Sang còn chỉ ra hạn chế trong nền kinh tế của nước ta. Điển hình là các thể chế liên kết kinh doanh của chúng ta chưa đủ, thiếu hiệu quả cùng với trình độ yếu kém của doanh nghiệp trong nước. Điều nay dẫn đến nền kinh tế bị chia cắt giữa các địa phương và tồn tại nền kinh tế lưỡng nguyên (FDI, doanh nghiệp trong nước).
“Về các cư xử và trình độ phát triển của các khu vực sở hữu đang tồn tại 3 “đỏ”. Thứ nhất là doanh nghiệp nhà nước được ví như thái tử “đỏ” trong nền kinh tế nhà nước khi được nuông chiều song không mạnh, không hiệu quả trên thực tế. Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân là con “đỏ” với các đặc điểm: trẻ con, non yếu, nhiều khi bị bỏ rơi trên thực tế. Thứ ba là FDI được trải thảm đỏ được chào đón, được nuông chiều trên thực tế và đóng vai trò lớn trong nền kinh tế”, TS Sang nhận định.
TS Lê Xuân Sang đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đang thiếu vắng 3 loại vốn hữu hiệu làm giảm năng lực cạnh tranh.
“Loại vốn đầu tiên đó là vốn kinh doanh giá rẻ, dài hạn và ổn định từ các loại hình định chế tài chhnh như ngân hàng, thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh. Thứ hai là vốn con người (human capital) không được ươm dưỡng đúng cách, đúng mức và ổn định. Cuối cùng là vốn xã hội (social capital), chưa được nhận thức đầy đủ, bị bỏ bê, khiến thiếu vắng lòng tin, sự hợp tác, phối hợp giữa con người, người lao động và giữa các cơ quan nhà nước và chủ thể kinh tế. Những sự thiếu vắng này làm tăng chi phí giao dịch và giảm năng lực cạnh tranh”, TS Sang khẳng định.
Thời cơ, thuận lợi của nền kinh tế Việt Nam
Đánh giá toàn diện nền kinh tế Việt Nam, TS Lê Xuân Sang cho rằng chúng ta có nhiều cơ hội, thuận lợi trong cải cách thể chế kinh tế.
Theo vị chuyên gia, yếu tố đầu tiên đó là mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế của Đảng và chính phủ ta. Những nội dung này đã được đặt ra trong các lĩnh vực chính và các cam kết FTAs, nhất là TPP, tạo ra sức ép chính chị trị và sức ép công đồng quốc tế để đẩy nhanh thực hiện các cam kết và lộ trình rất lớn.
Yếu tố thứ hai là tác động dự kiến và thực tế, nhất là trong thực hiện CCL và FTAs tạo điều kiện tiến hành cải cách thành công, có tính thực tiễn hơn nhằm tăng lợi ích và giảm thiểu thiệt hại từ CCL và FTAs/TPP.
Ngoài ra, theo TS Sang, chúng ta dù là nước có trình độ phát triển thấp nhưng với lợi thế của nước đi sau và khả năng tiến kịp, chuyển từ tăng yếu tố đầu vào chuyển sang tăng hiệu quả sử dụng, một vài lĩnh vực chuyển sang đổi mới, sang tạo công nghệ sẽ thu hẹp khoảng cách, tiến kịp các nước đi trước.
Theo_Báo Đất Việt
Đề xuất chi nghìn tỉ đuổi chim ở sân bay
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề nghị thực hiện dự án cảnh báo, xử lý kịp thời chính xác toàn bộ chim, vật thể lạ trên đường băng sân bay với tổng giá trị hơn 1.162 tỉ đồng.
Cụ thể, ACV đề nghị lắp đặt hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài. Hệ thống này sẽ phát hiện tự động, cảnh báo và xử lý kịp thời toàn bộ chim, vật thể lạ có nguy cơ uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay. Phương pháp hiện tại đang được áp dụng là quan sát trực quan bằng mắt.
Tổng số vốn của dự án kể trên được ACV tính toán là 1.162 tỉ đồng. Nguồn vốn này sẽ do Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) cùng các đơn vị liên danh hợp pháp đầu tư.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề nghị thực hiện dự án cảnh báo, xử lý kịp thời chính xác toàn bộ chim, vật thể lạ
Để hoàn trả vốn cho nhà đầu tư, ACV đề nghị mức thu 35 USD đối với mỗi chuyến bay quốc tế và 17 USD đối với các chuyến bay nội địa trên toàn bộ các cảng hàng không ACV đang khai thác. Thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2023.
Tuy nhiên, đề xuất trên đã vấp phải sự phản đối của Cục Hàng không Việt Nam. Trong văn bản gửi Bộ GTVT, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng việc xã hội hóa thực hiện dự án là cần thiết nhưng đề xuất của ACV là quá sơ sài.
Cụ thể, đề xuất còn thiếu hàng loạt nội dung quan trọng như loại hợp đồng dự án, phương án tổ chức quản lý, chủ thể khai thác và nhất là hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. ACV cũng không cung cấp các báo giá tham khảo cho thiết bị làm cơ sở xác định sơ bộ tổng mức đầu tư dự án.
Việc thu thêm phí dịch vụ "đuổi chim" đối với các hãng hàng không cũng cần xem xét lại và xây dựng mức thu phù hợp với điều kiện, khả năng chi trả của các hãng hàng không khai thác đến Việt Nam. Do đó, phải tham khảo ý kiến của người sử dụng (các hãng hàng không) về việc nâng giá dịch vụ hạ cất cánh. Đặc biệt là các hãng hàng không trong nước, bảo đảm tính công khai, minh bạch theo quy định.
Cục Hàng không Việt Nam cũng cho rằng tổng mức đầu tư 1.162 tỉ đồng với quy mô chỉ ở 2 sân bay là quá lớn. "Hệ thống chỉ đầu tư ở 2 sân bay nhưng ACV lại muốn thu tiền ở các chuyến bay quốc tế và nội địa trên tất cả các cảng hàng không là không hợp lý" - Cục Hàng không Việt Nam nhận định.
Theo_Phụ Nữ News
Vì sao cánh đồng lớn... chưa lớn? Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện xây dựng cánh đồng lớn (CĐL), thực tế cho thấy CĐL trong sản xuất lúa bước đầu đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá, các mô hình CĐL này vẫn chưa đủ lớn... Vẫn còn nhiều vướng mắc Tính đến nay, mô hình CĐL tăng lên rõ rệt...