Thừa vitamin gây nguy hiểm cho trẻ
Theo Ths. Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng quốc gia, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật… sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất.
Ảnh minh họa: Internet
Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc,làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu….
Nếu con bạn không may rơi vào nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất, thì bổ sung các chất này cho trẻ là việc làm cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất. Nhưng, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ phải hết sức thận trọng, vì chúng cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ thuốc chữa bệnh nào. Những nguy hiểm nào dẫn đến bổ sung vitamin và khoáng chất quá liều?
Dấu hiệu nguy hiểm trẻ thừa vitamin:
- Thừa Vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Vitamin A cũng có thể gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho mẹ ngay trước thời kỳ mang thai và đặc biệt không nên dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
- Thừa Vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
- Thừa vitamin C có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy. Dùng đường tiêm với liều cao có thể gây tan máu, đặc biệt ở những người thiếu men G6PD.
Video đang HOT
- Thừa Vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Có trường hợp bổ sung Vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh.
-Thừa Vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.
- Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp…xương cốt hoá sớm có thể bị thấp chiều cao
- Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm săt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim
- Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hoá…
Ngoài ra một số bậc phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ cũng có thể vô tình làm cho trẻ bị thiếu Vitamin và các vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc. Sulfamid, Methotrexat… làm giảm hấp thụ các Vitamin nhóm B; Vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ Vitamin A;Vitamin C liều cao làm phá hủy Vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt…
Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ: Thiếu vitamin và khoáng chất đã không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thừa thì nguy hiểm không kém. Trong trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa nhi. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.
Việc sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm
Theo Vn Media
Tự ý bổ sung vitamin: thận trọng kẻo hại sức khỏe
Chỉ nên bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể dẫn đến thiếu hoặc thừa vitamin, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Đừng để tiền mất tật mang
Chị Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) có cậu con trai đã gần 2 tuổi. Thấy ở khu phố các mẹ nói chuyện, khuyên nhau nên bổ sung vitamin A, B, D, C tăng sức đề kháng cho con trong đợt phòng chống dịch sởi và thủy đậu này, chị cũng vội vàng mua đủ các loại vitamin để bổ sung cho con.
Ngày nào cũng vậy, trước khi đi làm chị thường dặn bà giúp việc cho cháu uống các loại vitamin trên sau khi ăn. Sau một tháng chị Thu thấy lười ăn hơn, không có dấu hiệu tăng cân thậm chí suốt ngày nôn trớ, mệt mỏi. Sốt ruột, chị đưa con đến bệnh viện. Sau khi bác sĩ thăm khám, bác sĩ cho biết con chị bị như vậy là do uống vitamin quá liều.
Chị Hảo (Núi Trúc - Ba Đình) cũng có thói quen bổ sung vitamin cho cho chính mình mỗi khi thấy mệt mỏi. Thời gian vừa qua có nhiều dịch bệnh bùng phát, lo sợ bị mắc bệnh, chị Hảo rất lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa bệnh. Tin rằng bổ sung thêm vitamin sẽ giúp tăng sức đề kháng, chống lại bênh tật, chị liền mua 1 lọvitamin tổng hợp để uống đều đặn trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên mới hơn một tháng mà chị đã có biểu hiện mệt mỏi, không hoạt bát như mọi khi, ăn kém... Lo sợ bị bệnh, chị đi khám thì tá hỏa vì bị thừa vitamin do uống không theo chỉ định của bác sĩ.
Việc bổ sung vitamin khi trẻ bị thiếu là hết sức cần thiết, nhưng bổ sung một cách bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ, lạm dụng lại dẫn đến tình trạng mắc một số bệnh do thừa vitamin. Đã có trường hợp trẻ phải nhập viện trong tình trạng bị ngộ độc do thừa vitamin A với các triệu chứng như nôn ói liên tục do tăng áp lực nội sọ, rối loạn thần kinh, không làm chủ được mọi hành vi.
Chỉ nên bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể dẫn đến thiếu hoặc thừa vitamin, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con bạn. Ảnh minh họa
Không nên lạm dụng vitamin
Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, khi bổ sung vitamin quá liều sẽ gây nên những nguy hiểm cho sức khỏe. Ví dụ, thừa vitamin A có thể gây ngộ độc, làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Nếu uống quá nhiều vitamin C có thể phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ cơ xương... Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ thừa vitamin nhưng vẫn còi xương, chậm lớn.
Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiếp prolactin, thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng.
Ngược lại khi cơ thể trẻ bị thiếu vitamin, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa; thiếu vitamin B dẽ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamiD và canxi sẽ bị còi xương...
Nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất khi chế độ ăn không cung cấp đầy đủ. Khi bị thiếu vitamin, khoáng chất, ở trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật...
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn), đối với người lớn căn cứ trên bệnh lý sẽ cần bổ sung thêm các loại vitamin nhưng vẫn phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với người già có sức khỏe suy giảm, người bệnh nặng kéo dài... ngoài chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhất, có thể dùng thêm vitamin tổng hợp. Với phụ nữ có thai bổ sung cần bổ sung vitamin canxi và sắt...
Thông thường, những người ốm yếu, sức khỏe giảm sau khi được bổ sung vitamin và chất khoáng cần thiết, đúng và hợp lý thì có cải thiện rõ rệt về sức khỏe như: giảm được mệt mỏi, tập trung tư tưởng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, dễ ngủ và thời gian ngủ kéo dài hơn...
Đối với người có sức khỏe bình thường không nên bổ sung vitamin mà nên duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là tốt nhất.
Vì thế khi bổ sung vitamin và khoáng chất cần chú ý dùng đúng chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng xấu do quá liều. Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, trừ trường hợp đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể dùng liều cao hơn, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, vitamin không thay thế được thức ăn, vitamin luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá...). Vì thế, cho dù bổ sung vitamin, cả người lớn lẫn trẻ em vẫn phải duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
Theo Tri thức trẻ
8 loại thảo mộc đem tới cho bạn giấc ngủ ngon Cùng với yoga và thiền định, các loại thảo mộc có thể rất hiệu quả trong việc đem đến sự bình lặng trong tâm trí và thư giãn cơ thể, giúp bạn có giấc ngủ sâu tự nhiên. Công việc cơ quan bận rộn cộng với những lo toan thường nhật khiến bạn luôn cảm thấy thiếu ngủ. Lâu dần bạn sẽ bị...