Thừa Thiên Huế lập chốt kiểm soát người về từ Đà Nẵng
Tỉnh Thừa Thiên Huế dừng hoạt động vận tải đến Đà Nẵng và lập 3 chốt kiểm soát ở vị trí giáp ranh hai địa phương và ga tàu.
Chiều 27/7, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình dịch Covid-19 ở Đà Nẵng đang diễn biến phức tạp, trong khi đó Thừa Thiên Huế nằm cạnh Đà Nẵng nên có thể bị tác động trực tiếp, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng giữa hai địa phương rất cao.
“Những trường hợp từ Đà Nẵng trở về Huế sau ngày 10/7 phải được giám sát dịch tễ và khai báo y tế đầy đủ. Các địa phương tập trung lực lượng đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để kê khai y tế, muộn nhất đến tối 28/7 phải hoàn thành”, ông Thọ nói.
Để kiểm soát người từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên Huế, chính quyền lập 3 chốt kiểm soát với sự tham gia của cảnh sát giao thông, quân đội, nhân viên y tế. Trong đó một chốt tại chân đèo Hải Vân để kiểm soát người đi xe máy từ Đà Nẵng qua con đèo này; một chốt đặt tại thị trấn Phú Bài (thị xã Hương Thủy) kiểm soát xe khách, xe buýt có lịch trình đến Huế; một chốt đặt tại ga Huế kiểm soát người đi tàu từ Đà Nẵng và các địa phương đến Huế.
Người dân khai báo y tế ở trạm kiểm soát Phú Bài. Ảnh: Võ Thạnh
21h ngày 27/7, nhiều người từ Đà Nẵng ra Thừa Thiên Huế theo các tuyến xe khách đã dừng lại trạm kiểm soát ở thị trấn Phú Bài khai báo y tế; những người thân nhiệt cao sẽ được đưa đi cách ly tập trung ngay.
Thừa Thiên Huế chia các nhóm cần rà soát, gồm những người đã tiếp xúc trực tiếp với F0 ở Đà Nẵng và đã đến những nơi Bộ Y tế khuyến cáo phải được xét nghiệm y tế và cách ly tập trung; những người trở về từ Đà Nẵng có biểu hiện về sức khỏe. Những trường hợp trở về từ Đà Nẵng chưa có biểu hiện về sức khỏe thì cách ly tại nhà và được theo dõi thường xuyên.
Trong ba ngày qua, Việt Nam ghi nhận 15 ca nhiễm nCoV cộng đồng. Riêng Đà Nẵng là 14 ca, Quảng Ngãi một ca. Tổng số ca nhiễm lên 431, trong đó 365 người đã khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, 5 người âm tính lần một, ba người âm tính lần hai, còn 58 người dương tính.
Làng làm bánh tráng truyền thống Tân An
Những ngày nắng nóng 40 độ C, người dân làng Tân An tất bật đổ bột tráng bánh, phơi khô sản phẩm và đóng gói xuất đi các tỉnh thành.
Video đang HOT
Làng nghề bánh tráng Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, có truyền thống hơn trăm năm, hiện có 260 hộ sản xuất, mỗi năm tiêu thụ hơn 300 tấn gạo nguyên liệu. Những ngày này, Quảng Bình nóng 40 độ C, là thời điểm làng nghề tấp nập vào vụ sản xuất.
7h sáng, bà Mai Thị Báu, 57 tuổi, nhóm lửa, chuẩn bị nồi nước để tráng bánh. Gia đình bà Báu chỉ sản xuất bánh tráng mè đen. Nguyên liệu chủ yếu là bột gạo, kết hợp với ít bột lọc, muối, mè đen. Ngày nay, một số gia đình sáng tạo cho thêm bột nêm, hoặc ớt... để tạo vị khác biệt.
Mỗi ngày, bà Báu sản xuất 10 kg gạo nguyên liệu, cho ra khoảng 300 bánh thành phẩm. Bà Báu nói việc ngồi cạnh bếp lửa nhiều năm qua ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. "Việc này ngồi một chỗ nhưng nặng nhọc hơn nhiều làm việc bên ngoài", bà Báu nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Phương, 60 tuổi, phụ vợ xay gạo thành bột. Gạo trước khi xay được ngâm nước cho mềm. Trước khi có máy cơ khí, việc xay gạo thực hiện bằng cối đá và dùng sức người. Công việc này vốn chỉ dành cho phụ nữ, nhưng ông Phương nay đã lớn tuổi, không thể làm việc khác nên ở nhà phụ vợ.
Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân Tân An bắt đầu đưa máy móc vào làm nghề, hiện có khoảng 45 chiếc.
Bà Nguyễn Thị Hồng Chuyên, 55 tuổi, chủ một cơ sở sản xuất bằng máy cho hay dậy từ sáng sớm để xay gạo, hấp bánh nhằm tránh nắng. "Đến 11-12h trưa thì nghỉ chứ quá nắng", bà Chuyên nói.
Bánh đa nem tráng bằng máy, được hai nhân công lấy ra khỏi liếp phơi. Để bánh có màu vàng, các cơ sở trộn thêm ít bột ngô. Nghề này chỉ làm từ tháng 2 đến tháng 10. Vào mùa mưa, những ngày không có nắng, người dân nghỉ làm. Nghề làm vất vả nhưng thu nhập chỉ khoảng 150 đến 200 nghìn đồng mỗi ngày.
Bánh đa nem được xếp thành nhiều lớp rồi cắt thành hình vuông, mỗi chồng 20 cái. "Nhiệt độ ngoài trời rất nóng, trong lò còn nóng hơn, dù người khó chịu nhưng phải gắng sức", bà Chuyên nói khi miền Trung đang những ngày đỉnh điểm của nóng bức.
Hiện nay, Hợp tác xã làng nghề bánh mè xát Tân An được thành lập với 15 xã viên, tạo việc làm cho 80 lao động với mức thu nhập 100.000-200.000 đồng mỗi ngày công.
Bánh sau khi tráng được đưa ra phơi nắng, sáng đảo mặt xuống, chiều đảo mặt theo hướng mặt trời. Cơ sở này sản xuất nhiều loại bánh như bánh mè đen, bánh mè vàng, bánh đa nem...
Bánh tráng mè đen được phơi khoảng ba tiếng là khô. Nếu phơi quá giờ, bánh sẽ bị cong, hỏng. Quá trình phơi, nhân công phải liên tục kiểm tra, đảo bánh để được khô đều.
Một thợ phơi bánh tranh thủ nghỉ ngơi khi vừa đảo qua một lượt bánh.
Cuối buổi sáng, bánh khô được tập kết về cơ sở để đóng gói. Việc đầu tư máy móc giúp cơ sở này có năng suất cao hơn, mỗi năm sản xuất 35 tấn nguyên liệu.
Việc gỡ bánh phải cẩn thận, một tay trên, một tay dưới để tránh làm vỡ.
Công đoạn cuối cùng là đếm số bánh để đóng gói. Cơ sở này phân phối bánh đi Hà Nội, Huế, Đà Nẵng...
Thợ làng Tân An tất bật tráng, phơi bánh. Video: Hoàng Táo.
Người phụ nữ vượt chốt chặn, lao xe máy vun vút trong hầm Hải Vân Video ghi lại hình ảnh người phụ nữ ngang nhiên chạy xe máy trong hầm đường bộ Hải Vân hướng Đà Nẵng ra Thừa Thiên - Huế với tốc độ cao. Chiều nay (16/7), công ty CP quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (Đà Nẵng) cho biết đang xác minh BKS xe máy mà người phụ nữ điều khiển...