Thừa thiện chí, thiếu tiến triển
Bên lề hội nghị Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu ( OSCE) tại thủ đô Vienna của Áo diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Armenia Serzk Sarksjan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Alyev về cuộc tranh chấp khu vực lãnh thổ Nagorno- Karabakh.
Ảnh minh họa=
Nhìn biểu hiện bề ngoài, kết quả cuộc gặp rất tích cực. Hai tổng thống khẳng định quyết tâm thúc đẩy trao đổi song phương để giải quyết tranh chấp, tìm kiếm giải pháp chính trị chứ không leo thang đối đầu quân sự, giao cho ngoại trưởng 2 nước xúc tiến đàm phán với sự tham gia Nhóm Minsk – bao gồm Pháp, Mỹ và Nga – làm trung gian hòa giải…
Video đang HOT
Từ năm 2008 đến nay, ông Sarksjan và ông Alyev thường xuyên gặp nhau và đều trao đổi về vấn đề này. Có thể thấy ở cả hai phía đều không thiếu thiện chí tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc tranh chấp để bình thường hóa và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ quan hệ song phương.
Nhưng trong thực chất thì vẫn thiếu tiến triển rõ nét có ý nghĩa cơ bản. Gặp gỡ và trao đổi nhiều nhưng kết quả cụ thể đạt được vẫn chỉ có thỏa thuận ngừng bắn năm 1994 là còn được thực hiện nghiêm chỉnh. Mức độ bất đồng trong quan hệ song phương gần như chưa được khắc phục đáng kể trong thực chất. Cho tới nay, chưa bên nào đưa ra được đề nghị hay ý tưởng nào có thể giúp khắc phục được tình thế khó xử của mình trong vấn đề này.
Cả những chỗ dựa về chính trị, quân sự và kinh tế của Azerbaijan (là Thổ Nhĩ Kỳ) và của Armenia (Nga và Iran) cũng chưa đóng vai trò xây dựng tích cực trong quá trình tìm kiếm giải pháp. Thiếu tiến triển nên giải pháp chính trị vẫn rất xa vời.=
Theo TNO
Tổng thống Bolivia được mở đường về nước
Tây Ban Nha vừa cho phép phi cơ chở ông Evo Morales được bay qua không phận và hạ cánh tại nước này để trở về quê nhà, sau khi chiếc máy bay buộc phải hạ cánh khẩn xuống Vienna do tin đồn về việc chứa chấp Edward Snowden.
Tổng thống Bolivia, Evo Morales vẫy tay chào trước khi rời thủ đô Vienna, Áo, hôm nay. Ảnh:AFP
"Bolivia một lần nữa đề nghị bay qua, tạm dừng và chúng tôi đã cho phép vào 9h30 sáng nay", AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cho biết. Máy bay chở ông Morales đã cất cánh từ thủ đô Vienna, Áo.
Bolivia trước đó cáo buộc Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy đóng cửa không phận đối với chiếc máy bay chở tổng thống nước này từ Nga về nhà. Do thiếu nhiên liệu, phi cơ buộc phải hạ cánh xuống Vienna, Áo, trong sự giận dữ của Bolivia và nhiều nước đồng minh Mỹ Latinh. Tại cuộc họp báo lúc nửa đêm qua tại La Paz, phó Tổng thống Bolivia Alvaro Garcia cho rằng Morales đã "bị chủ nghĩa thực dân bắt cóc" ở châu Âu.
Chính quyền Bolivia cho rằng Mỹ đứng đằng sau hành động này của các nước châu Âu, do tin đồn cho rằng máy bay chứa chấp Edward Snowden, người đang bị truy nã vì cáo buộc gián điệp. Sự cố diễn ra chỉ vào giờ sau khi ông Morales nói Bolivia sẽ "thảo luận và cân nhắc" cho Snowden tị nạn "nếu nhận được lời đề nghị". BBC dẫn lời các quan chức Áo cho biết máy bay đã bị lục soát và nhưng không thấy tăm hơi Snowden.
Trong khi đó, AP dẫn lời hai quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Pháp hôm nay bác bỏ cáo buộc của Bolivia, cho rằng Paris không hề đóng cửa không phận với máy bay của tổng thống nước này. Tuy nhiên họ không bình luận về lý do tổng thống Bolivia lại nói điều ngược lại.
Đại sứ của Bolivia tại Liên Hợp Quốc hôm nay cho biết nước này sẽ gửi lời phàn nàn lên Tổng thư ký Ban Ki-moon về động thái của một số nước châu Âu. "Quyết định của các quốc gia này đã vi phạm luật quốc tế... Chúng tôi đang thực hiện quy trình để chỉ trích điều này lên tổng thư ký Liên Hợp Quốc", đại sứ Bolivia tại Liên Hợp Quốc, Sacha Llorenti nói.
Theo VNE
Nga, Mỹ tìm kiếm tiếng nói chung về phòng thủ tên lửa Ngày 7-3, Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, ông hy vọng hai nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề phòng thủ tên lửa trong năm nay. Ngày 7-3, Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, ông hy vọng hai nước sẽ tổ...