Thua sân nhà mà đòi thắng sân khách
Lượt đi tại Kuala Lumpur, Malaysia thua 1-2, nhưng lần này ông Tan có đội hình rất mạnh và muốn đòi nợ UAE…
Lịch sử những cuộc chạm trán giữa tuyển Malaysia và UAE luôn là bi kịch cho đội bóng Đông Nam Á. Năm 2015, cũng là vòng loại World Cup 2018, tuyển Malaysia sang Abu Dhabi làm khách trước UAE và thua 0-10, lần đó cả đất nước Malaysia nghi ngờ đội tuyển bán độ. Đội trở về nhà HLV Dollah Salleh phải từ chức vì cái thua nhục.
Tuyển thủ nhập tịch tuyển Malaysia Liridon Krasniqi tại Dubai cùng Ronaldinho. Ảnh: NST
….Lần này tại vòng loại World Cup 2022 bảng G, lượt đi tại Kuala Lumpur, ngay phút thứ nhất Syafiq Ahmad mở bàn ngay cho Malaysia bằng cú đánh đầu cận thành, nhưng sau đó Malaysia thua ngược 1-2 bởi cú đúp của Ali Mabkhout.
Nhưng bây giờ sang UAE, chuẩn bị đá các trận vòng loại còn lại, ngay trận đầu Malaysia đã gặp ngay UAE (ngày 3-6), HLV Tan Cheng Hoe nêu mục tiêu đánh bại.
HLV Tan Cheng Hoe mô tả như kiểu “lên dây cót” tinh thần binh sĩ rằng chưa bao giờ đội tuyển Malaysia mạnh như lần này; một đội tuyển tốt nhất, mạnh nhất và ăn ý nhất”.
Thực tế là tuyển Malaysia có một nửa đội tình trụ cột là tây nhập tịch, nhưng tính kết dính, sự ăn ý như thế nào thì phải chờ. Lời tuyên bố của ông Tan có lẽ như một liều thuốc tinh thần cho học trò. Mục tiêu của Malaysia là thắng UAE, thắng Việt Nam và Thái Lan.
Lịch sử Malaysia gặp UAE 12 lần thì thua 9 lần, hòa một và thắng hai lần.
Những 'kỳ quan' nhân tạo nổi tiếng trên thế giới
Trước thực trạng dân số thế giới ngày càng đông và mật độ dân cư tại các đô thị tăng nhanh, việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ven biển có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu đất trong tương lai.
Những hòn đảo nhân tạo không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo mà còn được xem là những kiệt tác tuyệt vời.
Đảo Pearl Qatar, Qatar
Video đang HOT
Đảo nhân tạo Pearl Qatar vốn nổi tiếng với sự sang trọng và vẻ đẹp vô cùng quyến rũ của con đường ven biển dài nhất thế giới. Hòn đảo có diện tích 4 km2. Hòn đảo này được bao quanh bằng những căn biệt thự với hàng chục khu chung cư cao tầng cùng hàng trăm ngôi nhà, các khách sạn sang trọng và một số cửa hàng, nhà hàng xa xỉ khác.
Đảo Willingdon, Ấn Độ
Tại cảng Kochi, Kerala, bạn sẽ tìm thấy một hòn đảo nhân tạo rộng 3,9 km2 (1,5 dặm vuông) được xây dựng vào năm 1936 để làm căn cứ hải quân. Giờ đây, nó còn có một số khách sạn, tòa nhà thương mại và công nghiệp vô cùng tốt ở Willingdon.
Hòn đảo được xây dựng bằng cách mở rộng một hòn đảo nhỏ tự nhiên ở hồ Kochi bằng cát thu được khi nước của hồ được nạo vét để xây dựng cảng ở Kochi. Nó là một phần của cơ sở thương mại hàng hải vô cùng quan trọng.
Quần đảo Amwaj, Bahrain
Khu phát triển ven biển rộng 4,3 km2 (1,7 dặm vuông) này ở Vịnh Ba Tư được xây dựng để tăng nguồn cung bất động sản ven sông và hiện có các tòa nhà thương mại, dân cư và bán lẻ, cũng như các công viên giải trí.
Được khai hoang từ vùng biển tương đối nông, một trong những điểm nổi bật của thiên đường dân cư này là Thành phố nổi, nơi những ngôi nhà được bao quanh bởi các kênh nước.
Sân bay quốc tế Chubu Centrair, Nhật Bản
Sân bay hạng nhất này được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo rộng 6,8 km2 (2,6 dặm vuông) ở thành phố Tokoname. Tuy nhiên, nó chỉ là một trong năm sân bay ngoài khơi của Nhật Bản.
Để không làm ảnh hưởng đến môi trường, thì một số biện pháp đã được thực hiện ví dụ như các bờ biển của đảo được làm dốc và xây dựng một phần bằng đá tự nhiên để giúp các sinh vật biển lập đàn.
The Palm Jumeirah, Dubai, UAE
Một trong những hòn đảo cọ nổi tiếng ở Dubai, quần đảo rộng 6,5 km vuông này giống như một cây cọ được bao bọc bởi một vòng tròn. Palm Jumeirah được xây dựng vào đầu thế kỷ 21, chỉ có cát và đá và không có vật liệu xây dựng nhân tạo như thép hay bê tông.
Palm Jumeirah phần lớn được tài trợ bởi thu nhập đáng kể từ dầu mỏ của Dubai, mặc dù hiện nay nó là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng thế giới, nhưng ban đầu nó được tạo ra để phục vụ ngành bất động sản sang trọng cho các tỷ phú.
Sân bay Quốc tế Kansai, Nhật Bản
Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Renzo Piano và khai trương vào năm 1994, Sân bay Quốc tế Kansai của Nhật Bản nằm trên một hòn đảo nhân tạo rộng 10,7 km vuông (4,1 dặm vuông) ở Vịnh Osaka.
Được xây dựng nhằm mục đích giải tỏa sân bay Osaka vì quá đông đúc, Kansai hiện đã trở thành một trung tâm quốc tế và đây cũng là sân bay đầu tiên được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo.
Yas Island, Abu Dhabi, UAE
Đây là hòn đảo lớn thứ hai trên thế giới. Xây dựng bắt đầu vào năm 2006 bởi Aldar Properties. Hòn đảo này nhằm mục đích trở thành trung tâm giải trí, mua sắm và giải trí đa năng với tổng chi phí ước tính hơn 40 tỷ đô la.
Nằm ở Abu Dhabi, hòn đảo nhân tạo rộng 25 km vuông (9,7 dặm vuông) này có thể dễ dàng di chuyển bằng thuyền, máy bay hoặc thậm chí là ô tô, điều này đã giúp nó trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Dubai.
Đảo Flevoland, Hà Lan
Flevoland vốn là một tỉnh nhỏ nhất thuộc Hà Lan nhưng lại được xem là vùng lấn biển lớn nhất đất nước này. Flevoland đã được thành lập vào năm 1986, hiện tại là nơi sinh sống của khoảng 400.000 người. Đảo nhân tạo này có rất nhiều điểm tham quan thú vị, trong đó bao gồm 1 bản sao của tàu buôn Batavia, 2 khu bảo tồn thiên nhiên, hồ nước đẹp, nhà hàng độc đáo, khu vui chơi và với nhiều dịch vụ giải trí khác.
Chú chó biết làm toán, nhận biết hình ảnh Akira, chú chó shiba ở Abu Dhabi, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, nổi tiếng với khả năng nhận biết chữ số trong tiếng Anh, tiếng Nhật và có thể làm phép cộng đơn giản.