Thừa nhận sự thật sát thủ tàu sân bay Nga thua Mỹ
Lại xin được giới thiệu tiếp một bài của TS Khoa học quân sự Nga Konstan tin Sivkov về một vấn đề nữa không mấy vui vẻ của Hải quân Nga.
Thời gian gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng đã “phong tặng” danh hiệu “sát thủ tàu sân bay Mỹ” cho một số tàu của Hải quân Nga.
Biệt danh này đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và cả trên các chương trình truyền hình.
Có cảm giác như là một chiếc tàu nổi hoặc một chiếc tàu ngầm đơn lẻ nào đó của Nga cũng có thể tiêu diệt được tàu sân bay, còn đối với Hải quân Nga, việc đánh bại một cụm tàu sân bay (tàu sân bay luôn được nhiều tàu bảo vệ đi kèm – một đội hình gồm tàu sân bay và các tàu bảo vệ được gọi là ” cụm tàu sân bay tấn công “) là một nhiệm vụ tương đối dễ dàng.
Tuy nhiên, mọi việc hoàn toàn không đơn giản như vậy.
Trước hết, hãy nói về chính bản thân các “sát thủ tàu sân bay”. Biệt danh như trên được gắn cho các tàu tuần dương mang tên lửa dự án 1164. Ngoài những tàu này ra, các “chuyên gia” còn đưa vào danh sách “sát thủ” tàu tuần dương mang tên lửa hạng nặng dự án 1144 (nổi tiếng nhất trong số đó là ” Petr Veliki” ( Piot Đại đế)- trên ảnh), cũng như tàu ngầm tên lửa dự án 949A (trở nên nói tiếng nhờ thảm kịch của tàu ngầm “Kursk”).
Tàu tuần dương nguyên tử mang tên lửa ” Petr Veliki” (Piot Đại đế). Ảnh: Lev Fedoseev)
Chúng ta hãy phân tích xem liệu một tàu tuần dương mang tên lửa trong đội hình một cụm 2-3 tàu (đây là đội hình thường thấy của Hải quân Nga hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nền ngoại giao Nga và để “thể hiện sức mạnh”) hoặc một chiếc tàu ngầm dự án 949A có thể tiêu diệt hoặc chí ít là loại khỏi vòng chiến đấu một chiếc tàu sân bay của Mỹ hay không?
Đội hình chuẩn của một cụm tàu sân bay tấn công (Mỹ) thường như sau:
Video đang HOT
Một chiếc tàu sân bay (phần lớn là tàu kiểu “Nimitz”), 6-8 tàu nổi bảo vệ, trong đó có 2-3 tàu tuần dương mang tên lửa lớp “Ticonderoga”, 2-3 tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển kiểu “Arleigh Burke” và 2-3 tàu ngầm nguyên tử, chủ yếu là kiểu “Los Angeles”.
Thành phần chuẩn theo biên chế của Lực lượng không quân trên tàu sân bay có -48 máy bay cường kích- tiêm kích F/A-18C và D, 10 máy bay chống ngầm “Viking”, 4-6 máy bay tiếp dầu, cũng khoảng 4-6 máy bay tác chiến điện tử, 4 máy bay trinh sát, 4 máy bay tuần tiễu radar và điều khiển kiểu E-2C ” Hawkeye”, 10-16 máy bay lên thẳng chống ngầm và tìm kiếm – cứu nạn.
Các tàu tuần dương và khu trục mang tên lửa có điều khiển là hệ thống phòng thủ chủ yếu của cụm tàu sân bay tấn công Mỹ, chúng có các phương tiện phòng không, chống ngầm và tác chiến điện tử rất mạnh.
Khi giải quyết nhiệm vụ tác chiến chống các tàu nổi của đối phương, cụm tàu sân bay tấn công (Mỹ) có thể sử dụng không quân trên tàu với khoảng gần 40 chiếc tấn công mục tiêu ở cự ly (cách cụm tàu sân bay) đến 600-800 km và tấn công bằng tên lửa có cánh “Tomahawk” ở cự ly 500-600 km từ trung tâm đội hình cụm tàu, mỗi lần phóng vài chục tên lửa như vậy.
Chiều sâu tuyến phòng thủ chống ngầm của cụm tàu sân bay nếu tính từ chính tàu sân bay sẽ là khoảng 600 km hoặc hơn, tuyến phòng không sẽ đến 700 km tính từ trung tâm đội hình .
Xét tổng thể, cụm tàu sân bay tấn công Mỹ là một tổ hợp tác chiến đồng bộ, trong đó các lực lượng và phương tiện khác nhau hoạt động dưới sự điều khiển của một hệ thống tự động hóa thống nhất, giải quyết đồng thời tất cả các nhiệm vụ được giao, kể cả tấn công lẫn phòng thủ.
Một cuộc hải chiến với tàu sân bay có “quy trình” như thế nào?
Để có thể tiêu diệt (đánh chìm) tàu sân bay trong đội hình cụm tàu sân bay tấn công, cụm tàu nổi của chúng ta (Nga) trong đó có một tàu tuần dương mang tên lửa – hoặc chỉ một tàu ngầm phải: đảm bảo phát hiện kịp thời cụm tàu sân bay tấn công và phân loại cụm tàu này, tiếp cận chúng đến cự ly có thể phóng tên lửa, nhận chỉ thị mục tiêu xác định vị trí của tàu sân bay trong đội hình cụm tàu và phóng tên lửa, – các tên lửa được phóng nếu chọc thủng được hệ thống phòng không và tác chiến điện tử của cụm tàu (Mỹ) sẽ tiêu diệt tàu sân bay.
Theo Danviet
Mỹ bỏ cấm vận,Việt Nam sẽ có sát thủ săn ngầm P-3C?
Sau khi Mỹ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, máy bay tuần tra săn ngầm P3C đang trở thành tâm điểm.
Trong cuộc họp báo chung giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Brrack Obama ngày 23/5, Tổng thống Mỹ tuyên bố, Washington quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đã áp dụng với Việt Nam.
Quyết định này đã tạo cơ hội rất lớn cho việc Việt Nam mua máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Mỹ. Bởi theo những thông tin được truyền thông Mỹ và phương Tây từng, Hải quân Việt Nam đã bày tỏ quan tâm đặc biệt đến loại máy bay này và 2 bên đã tiến hành đàm phán sơ bộ.
Ngoài ra, hồi tháng 4/2016, đoàn sĩ quan cấp cao của Việt Nam cũng đã có chuyến lên thăm "sát thủ" săn ngầm P-3C của Hải quân Mỹ...
Những sự kiện này diễn ra sau khi Thượng úy phi công Trịnh Công Huy nhận được học bổng từ khóa đào tạo phi công hải quân của Mỹ - một dấu chỉ quan trọng đã hé lộ nhiều điều về tương lai của P-3C trong Hải quân Việt Nam.
Theo những thông tin được Hải quân Mỹ công khai, với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, vì vậy P-3C được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát hiện đại như sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường (MAD)...
Những tín hiệu thu thập từ những hệ thống này sẽ được chuyển đến máy tính trung tâm, từ đó sẽ phân tích, lưu trữ, gửi đến các cấp chỉ huy hay vận hành tự động các vũ khí trên máy bay.
Hệ thống xử lý tín hiệu trên P-3C có thể tiếp nhận tín hiệu trên 99 kênh với khả năng chuyển kênh bất kể lúc nào, đảm bảo tín hiệu truyền về được tiếp nhận và xử lý hoàn toàn trong thời gian thực.
Ngoài ra, P-3C còn được trang bị bộ xử lý tín hiệu đơn (SASP) cho phép nhanh chóng phân biệt tín hiệu thu về là tầu ngầm hay tạp âm đơn thuần của đại dương. Tín hiệu thu được từ nhiều phao thủy âm sẽ được phân tích và hiển thị cùng lúc, cho phép người vận hành đánh giá dễ dàng và chính xác tình hình.
Hệ thống nhận tín hiệu thủy âm của bản nâng cấp này gồm bốn antenna được bố trí dưới bụng máy bay theo hình tinh thể kim cương, được điều khiển bởi máy tính CP-901 cho phép tăng tín hiệu đường truyền VHF và giảm nhiễu.
P-3C được coi là sát thủ săn ngầm thực thụ bởi kho vũ khí nó mang theo. Cụ thể, P-3C có khả năng mang nhiều loại vũ khí dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau cả trên biển và trên bộ với tổng khối lượng 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa đối đất AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54...
Theo_Báo Đất Việt
Nhận diện "sát thủ bắn tỉa" Nga mới giao cho Syria Một lô súng bộ binh mới vừa được Nga chuyển giao cho Quân đội chính phủ Syria trong đó có cả súng trường bắn tỉa MTs-116M. Theo trang tin quân sự Army Recognition, Quân đội chính phủ Syria vừa tiếp nhận lô súng bộ binh mới từ Nga và trong đó có cả những khẩu súng trường bắn tỉa MTs-116M. Trước đó MTs-116M...