Thua lỗ lớn, đường sắt Hà Nội và Sài Gòn tính chuyện “về một nhà”
Dự kiến, năm 2020, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội lỗ khoảng 300 tỷ đồng.
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 diễn ra hôm qua, 15/6, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dự kiến trong năm nay, công ty có thể lỗ tới hơn 300 tỷ đồng.
Cụ thể, dự kiến tổng doanh thu năm 2020 chỉ đạt hơn 1.630 tỷ đồng, bằng 63% so với năm 2019, trong khi tổng chi phí phải chi hơn 1.900 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều âm hơn 300 tỷ đồng.
Đường sắt Hà Nội sẽ sáp nhập với đường sắt Sài Gòn?
Trong khi đó, năm 2019, tổng doanh thu của Công ty đạt gần 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận gần 14 tỷ. Trong đó, riêng hoạt động kinh doanh vận tải đạt 2.254 tỷ, bằng 100,12% so với năm 2018.
Để tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất năm 2020, Đại hội đã thông qua nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, đầu tư. Trong đó, tiếp tục phát triển vận tải hàng hóa nhanh bằng container, vận chuyển hàng lẻ từ nhà đến nhà; mở rộng, nâng cao tỷ trọng các dịch vụ vận chuyến hành khách trọn gói. Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị phục vụ vận tải, thúc đẩy việc xã hội hóa trong công tác đầu tư phương tiện vận tải…
Tại Đại hội cổ đông sáng qua, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Công ty mẹ) đề nghị công ty tiếp tục mở rộng nghiên cứu thị trường, cân nhắc việc đầu tư phương tiện, thiết bị trong điều kiện khó khăn về sản xuất, vốn hiện nay…
Video đang HOT
Đáng nói, tại Đại hội, các cổ đông đã thống nhất chủ trương hợp nhất Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn theo Tờ trình của Hội đồng quản trị.
Theo đó, mô hình tổ chức hiện tại Đường sắt Việt Nam có 3 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt gồm: Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Công ty CP Vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco).
Hai công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn kinh doanh cả vận tải hàng hóa và hành khách đường sắt, riêng Công ty Ratraco chỉ kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt.
Theo Tờ trình sáp nhập mà HĐQT công ty trình Đại hội cổ đông chủ trương hợp nhất 2 công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn và xây dựng phương án hợp nhất 2 công ty khi Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Được biết, hiện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã trình Đề án tái cơ cấu lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chờ phê duyệt.
Đường sắt Hà Nội lên kế hoạch hợp nhất với Đường sắt Sài Gòn
Ngày 15/6 tới, CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội (HRT, sàn UPCoM) sẽ tổ chức đại hội cổ đông 2020. Câu chuyện hợp nhất với CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn dự báo là tâm điểm thảo luận của Đại hội.
Nội dung tờ trình của Hội đồng quản trị HRT về kế hoạch hợp nhất được công bố trước ại hội rất sơ sài.
Theo đó, "nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách đường sắt, Hội đồng quản trị Công ty trình ại hội đồng cổ đông chủ trương hợp nhất 2 Công ty cổ phần ường sắt Hà Nội và Sài Gòn; xây dựng phương án hợp nhất 2 công ty khi ề án tái cơ cấu Tổng công ty ường sắt Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt".
Như vậy, Hội đồng quản trị mới chỉ đề nghị thông qua về mặt chủ trương, chưa có phương án hợp nhất cụ thể.
Vì vậy, các thông tin về ề án tái cơ cấu của Tổng công ty ường sắt Việt Nam, phương án sáp nhập ra sao, công ty sau hợp nhất như thế nào... là những câu hỏi mà cổ đông chờ đợi được giải đáp tại ại hội.
Hiện Tổng công ty ường sắt Việt Nam có 3 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt, gồm CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội, CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn; CTCP Vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco).
Trong đó, CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội cùng kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách. Ratraco chỉ kinh doanh vận tải hàng hóa.
ược biết, Tổng công ty ường sắt Việt Nam đã xây dựng ề án Cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2017 - 2020, để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Theo đó, Tổng công ty sẽ cơ cấu lại các công ty cổ phần vận tải đường sắt theo phương án hợp nhất CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn và CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội thành CTCP Vận tải đường sắt; thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản từ công ty hợp nhất này để thành lập công ty chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt là công ty cổ phần có vốn góp không chi phối của doanh nghiệp hợp nhất. Sau khi tổ chức sản xuất - kinh doanh ổn định, có hiệu quả, Tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện thoái hết toàn bộ vốn tại công ty kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt này.
ể thực hiện được nhiệm vụ về an sinh xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty ường sắt Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ cổ phần chi phối và duy trì ở mức 51%.
HRT tổ chức chạy tàu trên các tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - ồng ăng, Hà Nội - Lào Cai... và tuyến ường sắt Thống Nhất. Công ty được cổ phần hóa vào năm 2015 với vốn điều lệ hơn 800 tỷ đồng, cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 91% là Tổng công ty ường sắt Việt Nam. Công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM từ năm 2016.
Từ sau cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh của HRT rất khiêm tốn, doanh thu hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận rất thấp, có năm không có lợi nhuận. Năm 2019, HRT đạt doanh thu 2.594 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 13,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế 71 tỷ đồng.
Năm 2020, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 1.636 tỷ đồng, dự kiến lỗ 335 triệu đồng. HRT dự kiến triển khai 18 danh mục dự án đề nghị đầu tư mới với tổng mức đầu tư hơn 345 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ nguồn khấu hao tài sản cố định được sử dụng trong năm 2020 là gần 200 tỷ đồng.
Dự án lớn nhất là đầu tư đóng mới 200 toa xe hàng, dự kiến đầu tư 300 tỷ đồng. Trước mắt, năm 2020, bố trí 23,5 tỷ đồng, phần còn lại sẽ được bổ sung vào năm 2021 và vay vốn ngân hàng.
Năm 2017, HRT khiến dư luận chú ý khi tổ chức ại hội cổ đông bất thường xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển: mua toa xe nội thay vì nhập khẩu đồng bộ.
Trước đó, Công ty thông qua 2 dự án đầu tư mới 2 ram tàu khách và đầu tư mới 60 toa xe tàu khách.
Dự án đầu tư mới 2 ram tàu khách sẽ nhập khẩu đồng bộ toàn bộ ram 2 tàu, tương đương với 30 toa xe với tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng. Còn dự án đầu tư 60 toa xe tàu khách sẽ sản xuất, lắp ráp trong nước.
Do chi phí sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ bằng 57% so với nhập khẩu đồng bộ, Công ty đã xin ý kiến cổ đông để điều chỉnh dự án. ây cũng là năm HRT lỗ 87,7 tỷ đồng và đến nay chưa hết lỗ lũy kế.
Hồi tháng 5, CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn (DSS, sàn UPCoM) đã tổ chức ại hội cổ đông nhưng không đề cập đến câu chuyện sáp nhập. Năm 2019, DSS đạt doanh thu 146 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2,8 tỷ đồng, trả cổ tức 11,2%.
Hiện Tổng công ty ường sắt Việt Nam nắm giữ 51% cổ phần DSS. Năm 2020, DSS đặt kế hoạch doanh thu 163 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3 tỷ đồng, trả cổ tức 10,5%.
Không phải lời nói đùa, Be và FastGo sắp sáp nhập để đấu với Grab? Hai ứng dụng gọi xe nội địa Be và FastGo có thể đàm phán đi đến một thương vụ sáp nhập để phá vỡ sự thống trị của Grab tại Việt Nam, trang tiếng Anh Vietnam Investment Review đưa tin. Liên hệ với sếp Be và FastGo để chứng thực thông tin trên, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời. Cuối...