Thua lỗ, chủ bán đại lý xe máy trốn nợ
Từ sau Tết, thị trường xe máy vẫn tiếp tục ảm đạm khi xe bán chậm, tồn kho cao và nhiều đại lý đang trong tình trạng thua lỗ, rao bán cửa hàng.
Càng bán càng lỗ
Tại các đại lý bán xe máy khu vực Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy… (Hà Nội) dù cuối tuần nhưng khách đến xem xe rất thưa thớt, lượng xe bán ra chậm hơn so với trước Tết nguyên đán. Giá tất cả các mẫu xe đều giảm thấp hơn so với giá đề xuất. Ví dụ, mẫu xe Air Blade 125cc trước Tết giá bán cao hơn đề xuất của từ 3-5 triệu đồng thì nay đã giảm xuống thấp hơn giá đề xuất 500.000 đồng. Các mẫu xe khác giá còn thấp hơn nữa, như mẫu xe Lead, giá thấp hơn từ 800.000 – 1 triệu đồng, xe PCX giá bán thấp hơn 3 triệu đồng…
Giá hạ nhưng tiêu thụ rất chậm, một số đại lý cho biết hiện họ đang bị tồn kho trên 300 xe. Thậm chí có đại lý tại Thanh Xuân cho biết tồn kho tới 700 xe các loại.
Lý do tồn kho một phần vì xe bán chậm và một phần vì dự trữ xe để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Một nhân viên bán hàng cho biết, mỗi hãng có hiện có hơn 5-10 mẫu, mỗi mẫu lại có từ 3-5 màu khác nhau và nhu cầu của khách hàng cũng rất da dạng. Khách hàng muốn gì cũng đáp ứng được thì số xe dự trữ phải lớn. Ít nhất mỗi màu luôn phải có từ 3-5 xe sẵn sàng và như vậy thì lượng xe tồn luôn luôn lớn.
Chỉ cần tính bình quân một chiếc xe mua vào với giá 1.000 USD, tồn kho 300 chiếc cũng mất cỡ 300.000 USD, tương đương với 6 tỷ đồng. Số tiền này phải trả lãi một tháng khoảng 70 triệu đồng, đó là chưa kể cũng phải chi khoảng 30 triệu đồng thuê kho chứa, Như vậy, mỗi tháng mất đứt 100 triệu đồng.
Ngoài ra còn chi phí thuê mặt bằng bán hàng lên tới hàng trăm triệu mỗi tháng, tiền điện nước, lương nhân công, thuế… Trong khi đó giá xe bán ra thấp hơn giá đề xuất nên ăn vào lợi nhuận của các đại lý.
Một số đại lý cho biết, trong tình hình hiện nay, đại lý lớn bán trên 500 xe/tháng, cộng với làm các dịch vụ bảo hành bảo dưỡng, sửa chữa tốt thì vẫn tồn tại được, còn những đại lý chỉ bán cỡ 100 xe/tháng, dịch vụ sửa chữa bảo hành không mạnh thì cầm chắc thua lỗ.
Đại lý Honda tại Thanh Xuân – Hà Nội cho biết hiện họ bán được trên 200 xe/tháng và thua lỗ khoảng 200 triệu đồng/tháng. Đại lý Honda mà như vậy thì đại lý của các thương hiệu khác như Yamaha, Suzuki, SYM, Sachs… còn khó khăn hơn. Một số đại lý Yamaha tại Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết từ Tết ra tới nay họ mới bán được 30 xe; mặc dù mở cửa từ 7h30 sáng và đóng cửa vào 8 giờ tối mà chẳng có khách.
Video đang HOT
Bán đại lý trốn nợ
Có đại lý tiết lộ, hiện họ tồn tại được là nhờ bán buôn xe về các tỉnh, nơi những đại lý chính thức chưa vươn tới. Tuy nhiên bán buôn, giá thấp nên lợi nhuận cũng chẳng ăn thua. Tất cả các mẫu xe hiện cũng đang bán ra thấp hơn từ 500.000 – 2 triệu đồng /xe. Thê thảm hơn, mẫu xe Cuxi, có giá niêm yết tới 32,9 triệu đồng, trước Tết còn bán được với giá trên 20 triệu đồng, nay giảm chỉ còn 18 triệu đồng.
Một cửa hàng trên phố Bà Triệu (Hà Nội) trước đây bán xe máy Sachs nhập khẩu từ ngoài Tết đã chuyển sang bán xe đạp điện kèm thêm để đỡ cho xe máy đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, thời kỳ bán xe máy cao hơn giá đề xuất đã qua, từ nay giá xe luôn luôn thấp hơn bởi công suất xe máy cung vượt cầu, nhiều nhà máy mới ra đời chuẩn bị đi vào hoạt động và không ít đại lý sẽ khó khăn phải rao bán, thậm chí là đóng cửa.
Trên thực tế, thời gian qua, nhiều đại lý Honda tại Hà Nội đã phải rao bán cửa hàng. Một đại lý dưới dốc cầu Vĩnh Tuy (Long Biên) đã bán cho chủ mới, tại Quốc Oai, Hà Đông, Cầu Giấy… một số đại lý cũng đã được bán và đang rao bán với giá phổ biến từ 3-3,5 tỷ đồng. Nguyên nhân là thua lỗ kéo dài, ông chủ không chịu nổi.
Phần lớn những cửa hàng này có số xe bán ra thấp, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ít khách hàng. Chẳng hạn như đại lý xe Honda trên đường Trần Duy Hưng mỗi tháng riêng chi phí thuê mặt bằng khoảng 100 triệu đồng, trong khi chỉ bán được 100 xe, giá xe lại giảm thấp nên thua lỗ.
Trước kia, để có được một đại lý xe máy, nhất là của hãng lớn tại Hà Nội thì vô cùng khó khăn và chi phí lên tới cả chục tỷ đồng, nhưng nay lại đang rao bán nhan nhản.
Mặc dù vậy, không ít ý kiến cho rằng, đầu tư vào các đại lý xe máy hiện nay không khác gì đánh bạc, rủi ro cao. Một ông chủ vừa mua đại lý xe máy lớn cho biết, thực ra khoản tiền trên bỏ ra cũng chỉ để mua lại giấy phép chứ phần lớn phải đầu tư mới. Có đại lý có 4 bàn nâng thì cả 4 đều “chết”, không hoạt động được, các thiết bị khác đều cũ kỹ lạc hậu, mặt bằng cũng đi thuê… giờ đầu tư mới mất thêm 5-7 tỷ đồng nữa, kể cả tên cũng phải đổi, coi như làm lại từ đầu.
Tuy nhiên, nếu biết kinh doanh thì cũng không đến nỗi, một ông chủ mua lại đại lý xe máy từ tháng 7/2012 cho biết, quan trọng nhất là phải chuyển đổi được giấy phép sang tên mình. Nếu không chuyển được thì phải kinh doanh dựa vào ông chủ cũ, mọi thứ lại phải đến xin ký, nếu người ta đi vắng không ký được thì biết làm thế nào, nhất là vào thời điểm phải nộp tiền cho công ty để lấy xe?
Ngoài ra là phải mở rộng quy mô. Tình hình hiện nay đại lý nhỏ bán xe ít, dịch vụ sau bán hàng không phát triển mạnh khó tồn tại vì vậy phải nâng cấp. Xe phải nhiều và đầy đủ chủng loại, khách cần gì là có ngay, không để họ bỏ đi, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng, sửa chữa cũng vậy, phải đầu tư mạnh để thu hút khách và giá hợp lý… địa điểm cũng phải chọn vì gặp phải đại lý có địa điểm không tốt khó kinh doanh. Nếu bán được nhiều xe và dịch vụ sau bán hàng có nhiều khách thì chắc chắn không thua lỗ.
Theo Trần Thủy
Vef
Dân dựng lều ven quốc lộ chờ nhà tái định cư
Nhà tái định cư chưa xây xong trong khi nhà cũ đã bị đập, 69 hộ dân ở xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cực chẳng đã phải nhọc nhằn đi thuê nhà trọ, thậm chí dựng lều ven quốc lộ 1A để ở tạm.
Những ngày qua, 67 hộ dân với gần 220 nhân khẩu ở thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh tỏ ra hết sức bất bình trước việc cuộc sống của họ đang yên bình, ổn định bỗng dưng phải chịu cảnh nhọc nhằn, đảo lộn khi phải đi thuê phòng trọ hoặc đi ở nhờ, thậm chí nhiều hộ phải dựng lều ven quốc lộ 1A để sinh sống trong điều kiện thiếu thốn đủ bề, mất vệ sinh, mất an ninh trật tự.
Người dân chấp nhận đập nhà để giao mặt bằng cho dự án nhưng không có nhà TĐC để ở
Trước đó, tháng 8/2012, 67 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu của xóm Minh Huệ đã nhận tiền đền bù để di dời đến nơi ở mới trong thôn, nhường đất làm Khu TĐC cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Fomoras. Theo cam kết, những hộ này sẽ dọn đến nơi ở mới khi đơn vị thi công là Tập đoàn Hoành Sơn hoàn thành việc san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông... Tuy nhiên, khi khu TĐC còn ngổn ngang, người dân đã phải di dời vào ở khiến cuộc sống của dân khốn cùng.
Nhà TĐC vẫn chưa xong khiến người dân phải đi thuê phòng trọ, xin ở nhờ và có hơn 10 hộ gia đình phải dựng lều ven quốc lộ để ở
Trời nắng, con đường đi vào Khu TĐC đã như này, nếu mưa sẽ thế nào?
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại thời điểm này, cả khu TĐC có 67 hộ dân thì chỉ mới có gần chục ngôi nhà đang dừng lại ở công đoạn đổ bằng còn lại đều đang ở giai đoạn làm móng. Ngôi nhà của hộ ông Nguyễn Văn Út được xem là xây nhanh nhất nhưng cũng phải mất vài tháng nữa mới có thể dọn vào ở. "Đường sụt lún khiến xe chở nguyên liệu không thể vào được, nước dùng để trộn xi măng cũng không có. Thử hỏi lúc nào xây xong nhà", một người dân bức xúc.
Cuộc sống tạm bợ khiến người dân phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm
Chưa có nhà, 67 hộ dân phải dựng chòi tạm để ở. Huyện đội Kỳ Anh đã dựng 12 nhà bạt dã chiến ven quốc lộ 1A để người dân vào ở. Tuy nhiên, những nhà bạt này diện tích chật hẹp, nóng bức nên chỉ có một vài hộ dọn vào ở.
Để có nước phục vụ xây dựng, các hộ dân đã phải thuê máy xúc khoét hố sâu, chờ nước lắng lại. Nước sinh hoạt cũng không có. Hàng ngày, người dân phải về lại xóm cũ lấy nước. "Giếng cũ họ phá cũng gần hết rồi, mai mốt không biết lấy đâu ra nước mà dùng" - bà Nguyễn Thị Lợi lo lắng. Người dân cho biết, để khoan một cái giếng mất 16 - 18 triệu đồng, nhưng rất khó khăn. Số hộ khoan được giếng cũng rất hiếm hoi bởi đâu đâu cũng đầy rễ cây và đá tảng. Nguy hiểm hơn, sau một đêm mưa, hộ anh Bùi Văn Dương phát hiện một quả đạn ở cạnh lô đất nhà anh. Hộ bà Bùi Thị Lĩnh trong lúc đào móng làm công trình vệ sinh hốt hoảng khi phát hiện đạn rocket. 2 quả đạn này sau đó đã được bàn giao cho cơ quan chức năng.
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Đình Vin - Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam- cho biết, khu TĐC Minh Huệ xây chưa xong là do gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi. Dù khu TĐC chưa hoàn thiện nhưng vẫn phải đưa người dân vào ở vì phải bàn giao mặt bằng cũ lại cho đơn vị khác. "Giờ dân sống hết sức khổ sở. Dân nhận mặt bằng để làm nhà nhưng đến nay nước vẫn chưa có. Chúng tôi làm việc với bên nhà thầu, họ nói vấn đề nước không có cách nào khác. Giờ chúng tôi chỉ biết đề xuất lên Ban quản lý dự án, lên huyện để đẩy nhanh dự án TĐC, dân bớt khổ" - ông Vin cho biết.
Theo Dantri
Chính sách nào hỗ trợ bất động sản? Việc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản được coi là tâm điểm của năm 2013... Năm 2012, chỉ tính riêng ngành xây dựng, bất động sản đã có 17.000 doanh nghiệp thua lỗ (năm 2011 là 14.998 doanh nghiệp). Ngoài ra, tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh...