Thua lỗ 3 năm, Agifish tự tin có lãi 22 tỷ năm 2020 và xoá được nợ khó đòi
Tại cuộc họp mới đây, Agifish đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 đạt 22 tỷ đồng, xoá nợ khó đòi gần 80 tỷ đồng, thay đổi niên độ,…
Ngày 10/12, Hội đồng quản trị CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish, HoSE: AGF) đã họp thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Năm 2020, Agifish đặt mục tiêu xuất khẩu 5.200 tấn, doanh thu ước khoảng 880 tỷ đồng. Sản lượng nguyên liệu nuôi khoảng 5.000 tấn.
Lợi nhuận dự kiến đạt 22 tỷ đồng. Ước tính kim ngạch xuất khẩu khoảng 16 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu khoảng 80.000 USD.
Agifish cũng đặt mục tiêu đưa đến mức thu nhập cho người lao động 7,2 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị Công ty cũng thống nhất xóa các khoản nợ khó đòi với tổng số tiền gần 80 tỷ đồng và giao Tổng Giám đốc cùng các phòng ban thực hiện.
Agifish tự tin có lãi 22 tỷ năm 2020 và xoá khoản nợ khó đòi gần 80 tỷ.
Video đang HOT
Việc thống nhất xoá nợ khó đòi và đặt kế hoạch kinh doanh của Agifish diễn ra trong lúc Công ty đang gặp khó khăn và có kết quả khá tệ trong niên độ 01/10/2018 – 30/09/2019.
Theo đó, Agrifish đã phát sinh khoản lỗ cho cả niên độ gần 112 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tại ngày 30/09/2019 đạt hơn 382 tỷ đồng, lớn hơn so với vốn điều lệ thực góp của Công ty (281 tỷ đồng).
Bên cạnh đó Agrifish đã phát sinh lỗ 2 năm liên tiếp trước đó, cổ phiếu AGF đang thuộc diện bị kiểm soát theo quy định.
Công ty cũng đã chậm công bố Báo cáo tài chính kiểm toán trong 2 năm liên tiếp, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt.
Do vậy, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã cảnh báo rằng cổ phiếu AGF của Agrifish có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc.
Cũng theo Nghị quyết, Hội đồng quản trị Công ty đã thông qua đơn từ nhiệm của 2 Thành viên Ban kiểm soát và thống nhất đề cử 2 người mới bổ sung vào ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2023.
Ngoài ra Hội đồng quản trị cũng bầu bổ sung 1 người mới vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018-2023 để trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 thông qua.
Hội đồng quản trị Công ty cũng thống nhất sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 vào ngày 20/2/2020, giao Tổng Giám đốc và các ban liên quan cùng thực hiện các thủ tục theo quy định.
Agifish cũng đã thống nhất thay đổi niên độ tài chính bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm thay cho niên độ tài chính bắt đầu từ 1/10 và kết thúc 30/9 hàng năm như hiện nay.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
VETC muốn trả dự án thu phí cho Bộ GTVT
VETC đề nghị Bộ GTVT chia sẻ rủi ro, bù doanh thu thiếu hụt so với phương án tài chính của hợp đồng nếu bắt buộc phải tiểp tục thực hiện dự án.
Công ty TNHH thu phí tự động VETC (doanh nghiệp triển khai đầu tư dự án thu phí tự động không dừng) trên toàn quốc giai đoạn 1 (BOO1) vừa có văn bản đề xuất Bộ GTVT cho dừng thực hiện hợp đồng thu phí không dừng.
Theo ông Phạm Văn Lượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VETC, dự án bắt đầu triển khai từ cuối tháng 11-2014, đến nay đã năm năm thực hiện, tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng.
Phạm vi dự án gồm 44 trạm, trong đó đã đầu tư và vận hành thu phí không dừng 23/27 trạm.
Dù gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thu phí không dừng nhưng Bộ GTVT vẫn khẳng định dự án sẽ đúng tiến độ. Ảnh: Internet
Đến nay, mới có 11/44 trạm ký được phụ lục hợp đồng/hợp đồng dịch vụ triển khai thu phí không dừng. Số còn lại chưa ký được vì nhà đầu tư BOT chưa đồng ý mức trích hoặc chờ sự đồng thuận của ngân hàng. Thậm chí có nhà đầu tư chưa đồng ý tổ chức đàm phán hợp đồng...
"Như vậy, kết quả triển khai không đạt được tiến độ theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Bộ GTVT (hoàn thành lắp đặt làn thu phí tự động trước ngày 31-12)", ông Lượng nói.
Về doanh thu dự án, VETC cho rằng lỗ lũy kế đến 30-9 của công ty là 300 tỉ đồng. Nguyên nhân do tỉ lệ thu phí tự động không dừng thấp, thực tế chỉ đạt khoảng 10% so với kế hoạch. Đến nay, nhà đầu tư (Công ty cổ phần Tasco) phải cung ứng vốn tương ứng với số lỗ lũy kế để bù đắp dòng tiền duy trì công tác vận hành. Nếu hết năm 2020 chỉ triển khai được 36 trạm, doanh nghiệp lỗ lũy kế cho công tác vận hành khoảng 580 tỉ đồng.
Theo đó, lãnh đạo VETC cho rằng các cổ đông không đồng thuận việc tiếp tục đầu tư, cung cấp vốn cho dự án. Đồng thời có rất nhiều ý kiến về việc dự án đã trải qua năm năm không nhận được cổ tức mà liên tục đầu tư thêm vốn để bù đắp dòng tiền do lỗ vận hành mà chưa biết đến bao giờ mới giải quyết xong các vướng mắc, tồn tại. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản.
Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị Bộ GTVT lựa chọn nhà đầu tư khác nhận chuyển giao dự án hoặc Nhà nước nhận lại dự án tiếp tục triển khai thực hiện. Một hướng giải quyết nữa là Bộ GTVT cùng với VETC có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo hoặc cho dừng hợp đồng và thực hiện các thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật trong tháng 12-2019 (trong trường hợp những tồn tại và khó khăn đã báo cáo ở trên không được giải quyết).
"Nếu bắt buộc phải tiểp tục thực hiện dự án, VETC đề nghị Bộ GTVT chia sẻ rủi ro, bù doanh thu thiếu hụt so với phương án tài chính của hợp đồng dự án...", lãnh đạo VETC nhấn mạnh.
Liên quan đến dự án này, gần đây Bộ GTVT vẫn cam kết đảm bảo hoàn thành trong năm 2019 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
VIẾT LONG
Theo Plo.vn
DongA Bank "ráo riết" tìm lối đi Chủ đề chính được mang ra bàn bạc trong cuộc họp cổ đông bất thường tới của DongA Bank là chuyện tăng vốn điều lệ bù đắp vào phần vốn ngân hàng đang lỗ lũy kế. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) vừa công bố tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2019. Ngày chốt danh sách cổ đông là 26/9/2019....